Phương tiện biết đến thông tin du lịch

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 42)

M ỤC LỤC trang

4.1.8 Phương tiện biết đến thông tin du lịch

Trong các công cụ marketing có đề cập thì thông tin truyền miệng rất quan trọng và nhanh chóng, vừa tiết kiệm chi phí và thời gian của nhà làm quảng cáo, thật vậy qua 83 mẫu phỏng vấn trực tiếp khách du lịch cho ta thấy

đa số du khách biết đến du lịch nông nghiệp của tỉnh An Giang chủ yếu qua bạn bè, người thân (59%), kế đó phải kể đến là quảng cáo, báo đài, internet

(32,5%), khách biết đến hoạt động du lịch tại An Giang thông qua cẩm nang du lịch và công ty du lịch cùng chiếm 2,4%, còn lại là các hình thức khác chiếm 3,6 %. Qua đây ta thấy rằng thông tin truyền miệng và quảng cáo rất quan trọng, ảnh hưởng đến việc tiếp cận thông tin của du khách vì thế cần chú trọng hai công cụmarketing này để có thể quảng bá cho du lịch tỉnh An Giang một cách có hiệu quả nhất. (Hình 4.5)

Qua bạn bè, người thân

Quảng cáo, báo đài, internet Cẩm nang du lịch Công ty du lịch Khác 59% 32.5% 2.4% 2.4% 3.6%

33

4.1.9 Kinh nghiệm du lịch của du khách

Trong tổng 83 khách được phỏng vấn có tới 56 khách (chiếm 67,5%) chỉ

mới đến với DLNN An Giang lần đầu, có 14 khách đến lần thứ 2 (chiếm

16,9%), đến lần thứ 3 là 4 khách( chiếm 4,8%), còn lại là 9 khách đến hơn 3

lần (chiếm 10,8%). Và trong 83 khách đó có 22,9% chắc chắn quay lại, có khả năng quay lại chiếm 55,4%, chưa có dựđịnh chiếm 21,7% và 0% không quay lại. Khách đến đây chỉ là lần đầu tiên trong khi đa số lại là khách địa phương

từđiều ta có thể thấy rằng đây là loại hình du lịch khá mới, chưa được nhiều người biết đến, mới không chỉ với du lịch của tỉnh mà là mới ngay cả với du lịch của Việt Nam. Một dấu hiệu đáng mừng là dù du khách chủ yếu chỉ mới

đến với DLNN An Giang lần đầu tiên nhưng khả năng quay lại của du khách khá cao (55,4%) cho thấy du lịch nông nghiệp của tỉnh đã tạo được ấn tượng khá tốt trong lòng du khách đến và đáp ứng phần nào du lịch nhu cầu du lịch của du khách đây sẽ là thuận lợi cho du lịch An Giang phát triển.Qua đây lại thêm một lần nữa các bên có liên quan đến dự án DLNN như: các công ty du lịch lữ hành, trung tâm du lịch cộng đồng, Hội Nông Dân tỉnh An Giang…cần phải chú trọng đẩy mạnh hơn nữa việc quảng bá DLNN đến với du khách gần xa. 67.5% 16.9% 4.8% 10.8% Hình 4.8: Số lần đi của du khách Lần đầu Lần 2 Lần 3 Hơn 3 lần 22.9% 55.4% 21.7% 0% Hình 4.7: Khả năngquay lại của du khách Chắc chắn quay lại Có khả năng Chưa có dự định

34

4.1.10 Thời điểm đi du lịch

Thời gian là một yếu tố quan trọng tác động đến việc đi du lịch của du khách. Biết được thời gian du khách thích đi du lịch nhất là một lợi thế cho các công ty du lịch thiết kế các tour cho phù hợp, ngoài ra các điểm du lịch có thể

chuẩn bị nhân lực ,vật lực cho để phục vụ du khách một cách tốt nhất, khắc phụ

vấn đề về thời vụ trong du lịch. Qua thống kê ta có du khách chủ yếu thích đi du

lịch nhất vào các dịp lễ, tết chiếm 42,2%, tiếp theo là vào thứ bảy,chủ nhật chiếm 26,5%, vào nghỉ hè chiếm 22,9% , còn lại là ngày khác chiếm 8,4 %. Với đa phần du khách là giới trẻ, đi du lịch vào mục đích tham quan, giải trí thì vào các dịp lễ, tết được chọn nhiều nhất là điều phù hợp. Dịp lễ, tết mọi người có nhiều thời gian nhàn rỗi hơn, áp lực công việc được giảm bớt từđó làm kích thích nhu cầu đi du lịch. Sau dịp lễ, tết thì ngày thứ bảy, chủ nhật được chọn là ngày mà mọi người thích đi du lịch, có thể do du khách là cán bộ công nhân viên chức và học sinh,

sinh viên nên đó là thời gian thích hợp để mọi người thư giãn sau một tuần làm việc, học tập căng thẳng và chuẩn bị cho một tuần làm việc mới sôi động và thú vịhơn. (Hình 4.8) 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% 35.0% 40.0% 45.0% Thứ bảy,chủ nhật Dịp lễ, tết Nghỉ hè Khác

35

4.1.11 Thời gian lưu trú

Từ biểu đồbên dưới (hình 4.9)cho ta thấy khách đến với An Giang chủ yếu chỉđi về trong ngày chiếm 42,2%, ở lại 2 ngày 1đêm chiếm 36,1%, 3 ngày 2 đêm

chiếm 18,1%, còn lại là ở trên 3 ngày thì chiếm ít nhất 3,6%. Có thể lý giải điều này khá dễ bởi vì du khách của chúng ta đa phần là người địa phương nên chủ

yếu du khách chọn quay trở về nhà thay vì ở lại điểm du lịch. Nhưng nó cũng

phản ánh một phần rằng sản phẩm du lịch tại các điểm du lịch chưa thật sự hấp dẫn đến mức khách địa phương chấp nhận ở lại thay vì quay về nhà trong khi thắm mệt sau một ngày khám phá và vui chơi tại điểm du lịch. Do đó tỉnh cần có những chính sách thu hút du khách ở lại qua đêm nhiều hơn từ việc cải thiện sản phẩm du lịch của mình thu hút khách ở lại thêm để tìm hiểu khám phá, điều này

giúp tăng thêm doanh thu cho hoạt động du lịch của tỉnh.

4.1.12 Loại hình lưu trú

Du khách chủ yếu là khách địa phương nên mọi người đi du lịch trong ngày nhưng nghịch lý loại hình lưu trú được khách chọn nhiều nhất lại là nhà dân (chiếm 53%), không nghỉ lại chỉ chiếm một phần nhỏ là 13,3%. Giải thích cho

đều này là vì du khách khách địa phương chiếm đến 54,2 % và đa phần là đến từ

Tp. Long Xuyên nên mọi người phải quay về nhà sau thời gian đi du lịch, nhưng khi được hỏi thì du khách thật sự lại thích loại hình lưu trú tại nhà dân nhiều hơn để trải nghiệm sự gần gũi giản dị của thiên nhiên và con người nơi đây. Phỏng vấn trực tiếp khách du lịch ta thấy rằng hầu như trong lòng du khách homestay

Đi trong ngày 2 ngày 1 đêm 3 ngày 2 đêm Trên 3 ngày 42.2%

36.1%

18.1%

3.6%

36

được xem là một phần của DLNN, cũng là một yếu tố hấp dẫn, cần khám phá của DLNN. Từ đây ta có thể thấy homestay là một trong những loại hình có thể kết hợp tốt với du lịch nông nghiệp.Vì thế sản phẩm du lịch tại đây phải thực sự hấp dẫn mới có thể giữ chân du khách kể cả khách địa phương từ đó tạo ra thu nhập

cho người nông dân làm homestay đây cũng là một trong những mục tiêu hướng

tới của DLNN.

4.1.13 Loại hình ăn uống

Không quá khó hiểu khi đa phần du khách thích được ăn uống tại nhà dân

làm homestay khi đi du lịch nông nghiệp (chiếm 44,6%) - theo phỏng vấn của tác giả thì đa phần du khách thích chọn ăn uống tại nhà người nông dân làm homestay vì khi thưởng thức những món ăn dân dã do chính người dân nông dân

địa phương chế biến trong không gian tự nhiên, không khí trong lành, yên bình thì thú vị và hấp dẫn hơn khi đến ăn tại các quán ăn dù đó là quán ăn bình dân. Lựa chọn tiếp theo là quán ăn bình dân chiếm cũng khá cao 41% và nhà hàng chỉ

chiếm 9,6%, còn lại là các nơi khác với 4,8%.

Khách sạn sang trọng Nhà nghỉ,nhà trọ Nhà dân Không nghỉ lại

4.8%

28.9%

53%

13.3%

37

4.1.14 Cảm nhận sau chuyến đi

Đối với khách địa phương mức đánh giá nằm rãi đều ở mức rất hài lòng (22,7%), hài lòng (38,6%), khá hài lòng (31,8%) và khi so sánh kết quả này với phần đánh giá của khách ngoại ta thấy rằng có sự khác nhau rõ rệt trong việc đánh

giá về DLNN giữa khách địa phương và khách ngoại tỉnh. Nếu khách địa phương

có sự cảm nhận trải đều thì khách ngoại tỉnh chủ yếu tập trung vào mức độ hài long (51,3 %). Nhưng nhìn chung DLNN của An Giang vẫn ở mức hài lòng đối với du khách. Dù là một loại hình du lịch mới hình thành cũng như mới được sự đầu tư phát triển trong thời gian gần đây nhưng cũng phần nào tạo được sự hài lòng đối với du khách thì đây là một lợi thế của DLNN nếu biết tận dụng và phát huy hợp lý (bảng 4.4) .

Nhà hàng Quán ăn bình dân Nhà dân Khác

9.6%

41% 44.6%

4.8%

Hình 4.12: Loại hình ăn uống

Bảng 4.4 Cảm nhận sau chuyến đi

Mức độđánh giá

Thành phần Rất hài lòng Hài lòng Khá hài lòng Chưa hài lòng

Số khách Tỷ lệ % Số khách Tỷ lệ % Số khách Tỷ lệ % Số khách Tỷ lệ % Khách địa phương Khách ngoại tỉnh 10 22,7 17 38,6 14 31,8 3 6,8 6 15,4 20 51,3 11 28,2 2 5,1

38

4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HẤP DẪN CỦA DU LỊCH NÔNG NGHIỆP

4.2.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định vềthang đo Hệ số Cronbach's Alpha Tổng số biến 0,909 20 Stt Biến số Hệ số tương quan biến tổng Cronbach' s Alpha khi loại bỏ biến

1 Cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của vùng nông thôn 0,570 0,905

2 Thưởng thức các sản phẩm nông nghiệp tươi ngon và không độc hại

0,410 0,908

3 Tham quan các làng nghề thuyền thống của địa phương 0,647 0,902

4 Trải nghiệm nét đặc sắc trong đời sống đời thường làng quê

0,502 0,906

5 Các món ăn đặc sản của vùng đồng quê 0,571 0,904

6 Trải nghiệm cảm giác khi làm một người nông dân thật sự

0,547 0,905

7 Biết về phong tục tập quán của vùng nông thôn 0,620 0,903

8 Học hỏi được kinh nghiệm canh tác, sản xuất của người dân

0,146 0,914

9 Sự thân thiện của người dân địa phương 0,650 0,902

10 Sự nhiệt tình của hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ 0,573 0,904

11 Việc tiếp xúc với người nông dân chân chất, đôn hậu 0,610 0,903

39

Qua kiểm định thang đo với số liệu do tác giả thu thập ta thấy hệ số

Cronbach’s alpha = 0,909 > 0,6 chứng tỏ rằng thang đo có thể sử dụng được. Tuy

nhiên trong đó có một biến bị loại khỏi mô hình do có hệ sốtương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 là: biến học hỏi kinh nghiệm canh tác, sản xuất của người dân, hơn

nữa hệ số Cronbach's Alpha khi loại bỏ biến lớn hơn 0,909 nên biến này càng phải loại khỏi mô hình. Ngoài ra đối với biến các dịch vụ bổ sung trong chuyến đi (chăm sóc da…) cũng cần phải loại khỏi mô hình do Cronbach's Alpha khi loại bỏ biến là 9,11> 9,09, dù hệ sồtương quan biến tổng lớn hơn 0,3.

Mục đích chính đi du lịch chủ yếu của du khách là để tham quan, vui chơi, giải trí, vì thế việc “học hỏi được kinh nghiệm canh tác, sản xuất của người dân” không phải là yếu tố hấp dẫn đối với du khách. Hơn nữa đa phần nghề nghiệp của du khách là cán bộ, công nhân viên chức nên không có sự quan tâm lắm đến kinh nghiệm canh tác, sản xuất của người nông dân.

Riêng với yếu tố “các dịch vụ bổ sung trong chuyến đi” thì hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 theo lý thuyết thì phải giữ lại, nhưng nếu bỏ biến này thì hệ

số Cronbach’s Alpha sẽ tăng lên 9,11. Điều này làm cho sự tin cậy của công cụ

nghiên cứu tăng cao hơn nên tác giả quyết định chọn bỏ biến này ra khỏi mô hình. Hơn nữa các sản phẩm dịch vụ chính của DLNN chưa thực sự tốt vì thế cần tập trung để hoàn thiện thay vì thêm vào các dịch vụ bổ sung.

13 Các khu chợ, nơi bán hàng với hình thức truyền thống 0,600 0,903

14 Cơ sơ phục vụlưu trú với kiến trúc đặc trưng 0,661 0,902

15 Hoạt động vui chơi giải trí 0,455 0,907

16 Khí hậu mát mẻ, trong lành, yên tĩnh của vùng nông thôn

0,619 0,903

17 Địa hình riêng biệt của điểm đến (đồng bằng, đồi núi…) 0,711 0,901

18 Không gian rộng lớn, thoải mái 0,628 0,903

19 Các sản phẩm lưu niệm đặc trưng của vùng nông nghiệp 0,494 0,906

20 Các dịch vụ bổ sung trong chuyến đi (chăm sóc da,….) 0,310 0,911

40

4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng kiểm định Cronbach’s Alpha trong phần này ta thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA)

đểxác định các nhóm nhân tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp dẫn của DLNN của tỉnh An Giang. Đểxác định mô hình có thích hợp để tiến hành phân tích EFA hay không ta cần xem xét kiểm định KMO and Bartlett's Test. Ta kiểm định với giả thuyết là :

H0: Các biến không có tương quan.

H1: Các biến có tương quan.

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Kmo và Bartlett’s test

Hệ số KMO và Bartlett's Test 0,879

Sig 0,000

Ta có giá trị KMO = 0,879 (0,5  KMO  1) nên phân tích nhân tố khám

phá EFA là thích hợp và bộ biến có thể sử dụng được. Kiểm định có mức ý nghĩa

Sig = 0,000 < 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0 :các biến không có tương quan với

nhau, nghĩa là các biến có tương quan với nhau trong tổng thể. Sau khi phân tích nhân tố ta thấy các biến: địa hình riêng biệt của điểm đến (đồng bằng, đồi núi…), các sản phẩm lưu niệm đặc trưng, trải nghiệm cảm giác khi làm một người nông dân thật sự có trọng số Factor loading nhỏ hơn 0,5 nên tiếp tục bị loại khỏi mô

hình.

Khác với những du khách từ những miền xa khác tìm đến để khám phá cái mới thì họ cần một nơi có địa hình đặc trưng để trải nghiệm sự mới lạ từđịa hình

đó. Nhưng do du khách trong bài nghiên cứu chủ yếu là người dân địa phương, đi du lịch ngày lễ tết, cuối tuần để tham quan, giải trí thì yếu tố địa hình riêng biệt không tạo sự hấp dẫn đối với họ, không là điểm nhấn để họ tìm đến với DLNN ở đây. Đơn thuần du khách chỉ là đến với một nơi có không gian rộng lớn, thoải mái để thư giãn không quan tâm đến yếu tố địa hình, nên việc loại yếu tố này là

điều hợp lý.

Đối với sản phẩm lưu niệm du lịch thì có thể nói là một phần không thể

thiếu khi chúng ta đi du lịch xa - một món quà nhỏ như vật kỷ niệm chúng tỏ ta từng đến địa điểm du lịch đó hay làm món quà biếu bạn bè, người thân là một

41

phần thói quen của du khách. Nhưng thực tế trong tỉnh lại chưa có các sản phẩm lưu niệm đặc trưng riêng cho DLNN. Hơn nữa du khách là người dân

địa phươngđi trong ngày nên không cần quà lưu niệm để kỷ niệm hay là làm quà cho bạn bè. Vì thế sản phẩm lưu niệm không hấp dẫn với du khách và đó cũng là lý do yếu tố này bị loại khỏi nhóm.

An Giang là một tỉnh thuộc ĐBSCL với truyền thống nghề nông lâu đời vì thế dù nghề nghiệp của du khách là cán bộ, công nhân viên chức hay học sinh viên thì cũng là xuất thân từgia đình nông dân hay việc nhìn thấy các nông dân sản xuất đã khá nhiều nên việc trải nghiệm là một người nông dân không còn là một yếu tố hấp dẫn đối với du khách của DLNN, đó là lý do biến trải nghiệm cảm giác là một người nông dân thật sự bị loại khỏi nhóm.

Sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha chúng ta loại 2 yếu tố, dựa vào hệ số

factor loading chúng ta lại loại tiếp 3 yếu tố nữa, hiện tại còn lại 15 yếu tố sẽ được tiến hành gom nhóm thành các nhóm nhân tố.

42

Bảng 4.7: Ma trận nhân tố sau khi xoay

Stt Biến số Nhóm nhân tố

1 2 3

1 Tham quan các làng nghề thuyền thống của địa phương 0,761

2 Các món ăn đặc sản của vùng đồng quê 0,561

3 Biết về phong tục tập quán của vùng nông thôn 0,513

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)