M ỤC LỤC trang
3.1.4 Tài nguyên du lịch nhân văn
3.1.5.1 Các di tích lịch sửvăn hóa, kiến thúc
Thành phố Long Xuyên: khu lưu niệm thời niên thiếu của chủ tịch Tôn
Đức Thắng là di tích quốc gia đặc biệt tại xã Mỹ Hòa Hưng; đình MỹPhước là di tích kiến trúc nghệ thuật thuộc phường Mỹ Long.
Thành phố Châu Đốc: di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh thu hút
đông đảo khách hành hương hàng năm gồm Di tích Lăng Thoại Ngọc Hầu, Miếu bà Chúa Xứ, Chùa Tây An, di tích chùa Hang; Đình An Phú là di tích nghệ kiến trúc nghệ thuật thuộc phường Châu Phú A.
Huyện Tri Tôn: Nhà mồ, Chùa Tam Bửu, Miếu An Định là cụm di tích cách mạng thuộc xã Ba Chúc; Đồi Tức Dụp di tích thuộc núi Cô Tô; Chùa Xà Tón di tích kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của người Khmer thuộc thị trấn Tri Tôn.
Huyện Phú Tân: Chùa Giồng Thành là di tích lịch sử; Chùa Chăm di
19
Huyện Châu Phú: Đền thờ Quản Cơ Trần Văn Thành là di tích lịch sử, xã Thạnh Mỹ Tây.
Huyện Chợ Mới: Chùa Đạo Nằm xã Tấn Mỹ, Chùa Bà Lê là di tích lịch sử xã Hội An; Cột Dây Thép di tích lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Pháp thuộc xã Long Điền A.
Huyện Thoại Sơn: Tượng phật 4 tay di tích kiến trúc nghệ thuật thuộc xã Vọng Thê, bia Thoại Sơn là di tích lịch sử của thị trấn Núi Sập.
Huyện Tịnh Biên: Hòa Thành Cổ Tự là di tích lịch sử, kiến trúc nghệ
thuật ở xã Nhơn Hưng.
Huyện An Phú: Đình An Phú là di tích kiến trúc nghệ thuật.
Ngoài các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc thì ở An Giang mới thành lập một bảo tàng (năm 2006) – nơi lưu trữ và trình bày các cổ vật thể hiện nền văn hóa Óc Eo, lưu giữ những di vật của chủ tịch Tôn Đức Thắng…..
3.1.5.2 Các lễ hội
An Giang là tỉnh phong phú về lễ hội, bởi nơi đây có bốn dân tộc cùng sinh sống: Kinh, Chăm, Hoa, Khmer. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa, ẩm
thực, phong tục tập quán, kiến trúc riêng, điều đó tạo nên sự giao thoa giữa các
nền văn hóa khác nhau, kết hợp với điều kiện tự nhiên vốn có đã tạo nên điều
kiện tuyệt vời giúp cho tỉnh An Giang có thể phát triển du lịch toàn diện.
Một số lễ hội tiêu biểu có thể kể đến như: Lễ hội của người Khmer
- Lễ Dolta và Hội đua bò: lễ Dolta là lễ cúng ông bà của người Khmer để
cầu siêu cho người đã chết, lễ diễn ra vào ngày 29 tháng 8 âm lịch đến ngày 01 tháng 9 âm lịch. Vào dịp này, thì hội đua bò được tổ chức đã hu hút mọi người
từ khắp nơi đến để xem. Đua bò được xem là một môn thể thao đậm đà màu sắc dân gian của đồng bào vùng Bảy Núi tỉnh An Giang. Ngày xưa, ngày lễ
Dolta trùng với dịp xuống giống nên bà con nào có bò thì đem đến bừa cho
ruộng của các ngôi chùa trong phum, sóc. Tục đua bò tự phát ở nhiều nơi
trong hai huyện là huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên.Đến năm 1992 thì được
thống nhất tập hợp và tổ chức “Lễ hội đua bò”.
- Tết Chol Chnam Thmây: đây là ngày Tết vào năm mới của người Khmer. Lễ diễnra vào đầu tháng chét theo lịch của người Khmer. Vào ngày lễ người dân tổ chức nhiều trò vui như đốt đèn trời, đốt ông lói, đánh quay lửa... Các cụ già kể cổ tích, thần thoại, chuyện cũ cho con cháu nghe.Gia đình nào
20
cũng tập trung ăn mặc đẹp, các trẻ em được may sắm những bộ quần áo mới. Mọi nhà đều sửa sang, quét dọn, trang trí lại, chuẩn bịđồăn thức uống đầy đủ
cho những ngày tết. Trước đây người ta giã gạo, chà gạo sẵn, làm bánh. Ngày nay họ chuẩn bị gạo đầy đủ, cùng các đồ ăn như bánh trái, hoa quả, cá, thịt, rau... tất cảđều sẵn sàng. Mọi công việc thường ngày đều dừng lại, mọi người nghỉngơi, trâu bò thả tự do.
Lễ hội củangườiChăm
- Lễ Ramadan (tháng nhịn ăn): Đối với người theo đạo Hồi lễ Ramada là một trong những ngày lễ lớn nhất, quan trọng nhất đối với họ. Theo qui
định, những người Chăm theo đạo Hồi phải nhịn ăn uống từ khi mặt trời mọc
đến mặt trời lặn trong ngày. Dó đó lễ này còn gọi là tháng nhịn ăn. Ramadan là tên gọi tháng thứ chín trong lịch Hồi giáo. Theo quan điểm Hồi giáo nhịn ăn
trong ngày lễ là thể hiện sự chia sẻ, sự cảm thông với những người trong giới
và nhường người nghèo khó còn thiếu ăn, thiếu mặc. Đây cũng là dịp rèn luyện ý chí con người chống lại cám dỗ của vật chất, sống thanh tao hơn.
- Lễ Roya: lễ Roya là tết truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm, diễn ra trong 10 ngày (ngay sau khi kết thúc tháng ăn chay Ramadam). Trong các ngày này, đồng bào mổ bò để chia sẻ với đồng bào quanh xóm ấp; đến thăm
ông bà, họ tộc và vui chơi. Khách đến nhà được tiếp đãi nồng hậu. Đặc biệt,
các gia đình có con lớn cũng tranh thủ gảcưới. Theo họ, đây là thời điểm tốt nhất trong năm, con cháu sau khi có gia đình sẽ gặp được nhiều may mắn, an lành nhất cho cuộc sống sau này.
- Lễ cưới: lễ cưới là một nét đặc sắc của văn hóa người Chăm. Người
Chăm theo chếđộ mẫu hệnên người con trai phải đi ở rể. Người Chăm có ba
tôn giáo chính: Bà-la-môn, Bàni và Islam. Hôn nhân giữa các tôn giáo này bị
cấm. Lễ cưới tiến hành 3 bước: Lễ ở nhà trai, Lễ ở nhà gái, Lễ Talơh (mang
quần áo nhà trai qua nhà gái). Lễ cưới kéo dài từ thứtư đến thứ bảy. Lễ cưới của người Chăm đến nay còn giữ được nét truyền thống nên thu hút được sự
thích thú của khách du lịch. Ngày nay trong các chương trình văn nghệ thì lễ
cũng được diễn lại để khách du lịch biết đến.
- Lễ hội Hát Gi (Haji hay Roja Haji): lễ hội được tổ chức tại các thánh
đường Hồi giáo vào ngày 7 đến ngày 10 tháng 12 của Hồi lịch người Chăm.
Vào ngày lễ tất cả tính đồ đều phải nghe ông Khojip kể lại sự tích ngày thành Ibrohim. Buổi tối, là phần thi đọc kinh Coran của các tính đồ, giải nhất cho
người đọc hay và thong suốt nhất. Sau phần hành lễ là các hoạt động vui chơi, giao lưu văn nghệnhư ca hát, đua ghe…Lễ hội này cũng như là ngày tết của
21
người Việt đây là dịp mọi người đến thăm viếng, vui chơi và chúc đến nhau lời chúc tốt lành.
Lễ hội là một nét đặc sắc của đồng bào dân tộc tiểu số thu hút được sự
ham thích của khách du lịch cảtrong và ngoài nước. Chúng ta có thể tạo ra thu nhập cho đồng bào tiểu số bằng việc thu hút khách du lịch vào các ngày lễ lớn
ởđây.
3.2 THỰC TRẠNG DU LỊCH NÔNG NGHIỆP TỈNH AN GIANG
3.2.1. Khách du lịch
Ông Nguyễn Thanh Tùng, phụ trách Trung tâm Du lịch Nông dân An
Giang cho biết từ sau khi triển khai dự án Phát triển Du lịch nông nghiệp, diện
mạo du lịch nông nghiệp An Giang đã có nhiều khởi sắc.
Nếu như năm 2008, du lịch nông nghiệp An Giang đón hơn 1.000 lượt
khách tham quan thì năm 2009, con số này tăng lên 2.000 lượt khách, năm 2010 là 4.000 lượt khách, năm 2011 là 7.000 lượt khách và những tháng đầu năm 2012 đã đón hơn 3.000 lượt khách. Du lịch nông nghiệp không chỉ là kênh tiếp thị hiệu quả quảng bá hình ảnh lịch sử, văn hóa, sông nước, con người An Giang đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước mà còn góp phần tích cực giúp nông dân tăng thêm thu nhập, thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng bền vững. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013 thì số lượt khách đã đạt 6,950 lượt tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2012. Với khách quốc tế đạt 450 lượt và khách nội địa vẫn chiếm khá cao 6500 lượt ( chiếm 93%) đạt mức
doanh thu là khoảng 90 triệu đồng.
Qua số liệu trên cho ta thấy lượng khách đến với du lịch nông nghiệp
ngày một tăng lên tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội vùng nông thôn. Tuy nhiên cũng từ đây nhận thấy rằng lượt khách đến với An
Giang chủ yếu vẫn chỉ là khách du lịch trong nước, chưa thu hút được sự chú ý
của du khách nước ngoài. Vì thếcác cơ quan chức năng có liên quan như : hội
Nông dân tỉnh, trung tâm thông tin du lịch …. Cùng phối hợp với các công ty
du lịch, lữ hành, các kênh thông tin để có thể quản bá rộng rãi hơn về loại hình du lịch nông nghiệp của tỉnh cũng như về hình ảnh của An Giang.
3.2.2. Doanh thu từ du lịch
Theo số liệu của Sở Công thương An Giang (bảng 3.1) thì chỉ với 2 năm đầu trong thời gian thực hiện dự án phát triển du lịch nông giai đoạn II (
22
2011- 2014) mà tổng mức bán lẻ của hàng hóa và dịch vụ của tỉnh đã có những thay đổi đáng kể. Về doanh thu của khách sạn, nhà hàng năm 2011 đã
tăng lên hơn 400 tỷ đồng so với 2012 ( tăng 25,2 %). Đối với các doanh nghiệp du lịch, lữ hành thì doanh thu 2012 có sự sụt giảm so với năm 2011
khoảng 0,3%. Doanh thu năm 2011 về dịch vụ tăng hơn 340 tỷ đồng ( tăng 9,8%). Điều này cho ta thấy mô hình “Du lịch nông nghiệp”, do Hội Nông Dân Hà Lan (Agriterra) tài trợ, triển khai tại một số xã của tình An Giang đã bắt đầu phát huy hiệu quả và trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách.
Một ví dụ điển hình về sự thay đổi của xã Mỹ Hòa Hưng một trong những điểm được chọn để tập trung phát triển dự án phát triển du lịch nông nghiệp giai đoạn II. Trong giai đoạn thực hiện thì doanh thu trung bình từ 3 - 6 triệu đồng/tháng/hộ, góp phần cải thiện kinh tế gia đình, tạo công ăn việc
làm trên 15 lao động tại chỗ, trung bình thu nhập từ 2-3 triệu
đồng/người/tháng. Đây là điều kiện thuận lợi đểđịa phương phát triển kinh tế
về mọi mặt, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Bảng 3.1: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tỉnh An Giang (2011- 2012)
Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch 2012/2011 Số tuyệt đối Số tương đối (%)
Thương nghiệp Triệu đồng 40,189,394 50,319,651 10,130,257 25,2 Khách sạn, nhà
hàng
Triệu đồng 6,247,612 6,650,479 402,867 6,5
Du lịch lữ hành Triệu đồng 89,603 89,313 -290 -0,3 Dịch vụ Triệu đồng 3,498,477 3,840,444 341,967 9,8
Nguồn: SởCông Thương An Giang
3.2.3. Đầu tư phát triển du lịch
Nối tiếp thành công của giai đoạn 1, Hội Nông Dân Hà Lan (Agriterra )
tiếp tục đầu tư dự án “Phát triển Du lịch nông nghiệp” giai đoạn 2. Thời gian 3
năm, từ ngày 1/7/2011 đến 30/6/2014 với tổng ngân sách 676.400 Euro (khoảng hơn 18,4 tỷ đồng), trong đó đóng góp của Agriterra là 328.000 Euro (khoảng 9 tỷ đồng). Mục tiêu của dự án làgóp phần thúc đẩy và tạo điều kiện
23
thuận lợi cho các hoạt động du lịch nông nghiệp của hội viên, đồng thời tăng thu nhập và tạo thêm việc làm cho nông dân trong vùng dự án.
Hội Nông dân tỉnh An Giang đã thành lập Trung tâm Du lịch nông dân với nhiệm vụ kết nối khách du lịch với nông dân, quảng bá du lịch nông nghiệp,đại diện cho nông dân về mặt pháp lý, tạođiều kiện cho nông dân hợp
tác với nhau, đào tạo và hướng dẫn nông dân làm du lịch, quản lý chất lượng,
quản lý việc xây dựng các kế hoạch du lịch nông nghiệp và khách du lịch giữa
các hội viên nông dân để tránh cạnh tranh không lành mạnh.
Từ nguồn kinh phí hiện có, dự án dành 3 tỷ đồng mở 30 lớp đào tạo,
huấn luyện các hộ dân trên địa bàn làm du lịch; dành 1,5 tỷ hỗ trợ nông dân
sản xuất, hoàn thiện sản phẩm du lịch; dành 2 tỷ cho công tác xử lý rác thải,
gắn bảng hiệu, hướng dẫn…Các hộ nông dân còn được nhận kinh phí để trang
bị, xây dựng lại nơi ở, nhà vệ sinh, nhà bếp để phục vụ du khách chu đáo hơn.
Du khách có thể lựa chọn ngủ tại nhà dân hoặc ngủ ở khách sạn.
Ngoài ra Hội nông dân tỉnh An Giang cũng thường xuyên mở những lớp tập huấn ngắn hạn về du lịch nông nghiệp, tập huấn maketting, kỹnăng làm du
lịch, ẩm thực, an toàn vệ sinh thực phẩm, văn hóa homestay, lớp anh văn
thông dụng…đi tham quan học tập các mô hình du lịch nông nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Gần đây vào ngày 22 tháng 10 năm 2013, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh Hồ Việt Hiệp đã ký ban hành quyết định số 2176/QĐ-UBND cho phép thành lập Hiệp hội Du lịch tỉnh An Giang.Với chức năng tập hợp các công ty,
doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh An
Giang, liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau về nghiệp vụ; thúc đẩy phát triển nghề
nghiệp, nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm du lịch.
3.2.4. Nguồn lao động
Theo thống kê của SởVăn hóa, thể thao và du lịch tỉnh An Giang thì lao
động trực tiếp trong ngành du lịch tỉnh ở trình độ trên đại học, đại học; cao
đẳng, trung cấp đều không có sự thay đổi, chỉ có lao động có trình độ sơ cấp nghề (năm 2011) tăng lên 100 người tương ứng tăng lên 1,17 % so với năm 2010, chưa qua đào tạo có sự thay đổi giảm so với năm 2010 là 50 người
tương ứng giảm 0,86 %, đều này cho thấy trình độ của nguồn lao động tham gia vào ngành du lịch của tỉnh đã và đang có sựthay đổi theo hướng tích cực trình độ đã được nâng lên để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách.
Lao động gián tiếp của năm 2010 cũng có sự thay đổi so với năm 2011 đó là tăng lên 1,3% tăng lên 100.
24
3.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
3.2.6.1 Phương tiện vận chuyển và lữ hành
Khách du lịch có thểđến với An Giang chủ yếu bằng đường bộvà đường thủy. Được các con đường quốc lộ, các con sông lớn chạy qua là một lợi thế
lớn của du lịch tỉnh An Giang vì du khách có thể tiếp cận dễ dàng hơn. Tuy nhiên có một bất lợi tồn tại là do tỉnh nằm trong vùng đồng bằng nên trũng và thấp thêm vào đó là hệ thống sông ngòi dày đặt khiến vùng bị ngập lụt vào mùa lũ dù hiện nay một số tuyến đường chính đã được bao đê, nâng cấp tuy nhiên vẫn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch của tỉnh. Dưới đây là một số tuyến đường quốc lộ và các sông lớn chạy qua tỉnh An Giang
Quốc lộ 80: là con đường giao thông huyết mạch nối các tỉnh thành của
ĐBSCL. Quốc lộ 80 có độ dài khoảng 215 km, chạy qua địa phận các tỉnh: Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang.
Quốc lộ 91:là con đường nối liền thành phố Cần Thơđến cửa khẩu Tịnh Biên, tỉnh An Giang, dài 142 km. Quốc lộ 91 khởi đầu tại ngã tư Bến Xe giao với quốc lộ 1A thuộc địa phận quận Ninh Kiều (thành phố Cần Thơ). Quốc lộ 91 đi dọc bờ nam sông Hậu từ Cần Thơ đến Châu Đốc, sau đó tiếp tục đi dọc theo biên giới Campuchia. Quốc lộ 91 tiếp nối với quốc lộ 2 của Campuchia
trên địa phận tỉnh Tà Keo, cách Phnom Penh khoảng 110 km. Quốc lộ 91 giao Bảng 3.2: Nguồn lao động trong ngành du lịch tỉnh An Giang (2010-2012)
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2011 Số tuyệt đối Số tuơng đối (%) Lao động trực tiếp Người 1,580 1,630 50 0,31 Đại học và trên đại học Người 300 300 0 0
Cao đẳng, trung cấp Người 350 350 0 0
Sơ cấp nghề Người 580 680 100 1,17 Chưa qua đào tạo Người 350 300 -50 -0,86
Lao động gián tiếp Người 3,160 3,260 100 1,3
Tổng cộng 4740 4890 150 1,61
25