M ỤC LỤC trang
3.2.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
3.2.6.1 Phương tiện vận chuyển và lữ hành
Khách du lịch có thểđến với An Giang chủ yếu bằng đường bộvà đường thủy. Được các con đường quốc lộ, các con sông lớn chạy qua là một lợi thế
lớn của du lịch tỉnh An Giang vì du khách có thể tiếp cận dễ dàng hơn. Tuy nhiên có một bất lợi tồn tại là do tỉnh nằm trong vùng đồng bằng nên trũng và thấp thêm vào đó là hệ thống sông ngòi dày đặt khiến vùng bị ngập lụt vào mùa lũ dù hiện nay một số tuyến đường chính đã được bao đê, nâng cấp tuy nhiên vẫn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch của tỉnh. Dưới đây là một số tuyến đường quốc lộ và các sông lớn chạy qua tỉnh An Giang
Quốc lộ 80: là con đường giao thông huyết mạch nối các tỉnh thành của
ĐBSCL. Quốc lộ 80 có độ dài khoảng 215 km, chạy qua địa phận các tỉnh: Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang.
Quốc lộ 91:là con đường nối liền thành phố Cần Thơđến cửa khẩu Tịnh Biên, tỉnh An Giang, dài 142 km. Quốc lộ 91 khởi đầu tại ngã tư Bến Xe giao với quốc lộ 1A thuộc địa phận quận Ninh Kiều (thành phố Cần Thơ). Quốc lộ 91 đi dọc bờ nam sông Hậu từ Cần Thơ đến Châu Đốc, sau đó tiếp tục đi dọc theo biên giới Campuchia. Quốc lộ 91 tiếp nối với quốc lộ 2 của Campuchia
trên địa phận tỉnh Tà Keo, cách Phnom Penh khoảng 110 km. Quốc lộ 91 giao Bảng 3.2: Nguồn lao động trong ngành du lịch tỉnh An Giang (2010-2012)
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2011 Số tuyệt đối Số tuơng đối (%) Lao động trực tiếp Người 1,580 1,630 50 0,31 Đại học và trên đại học Người 300 300 0 0
Cao đẳng, trung cấp Người 350 350 0 0
Sơ cấp nghề Người 580 680 100 1,17 Chưa qua đào tạo Người 350 300 -50 -0,86
Lao động gián tiếp Người 3,160 3,260 100 1,3
Tổng cộng 4740 4890 150 1,61
25
với quốc lộ 80 tại ngã ba Rạch Giá (ngã ba Lộ Tẻ), ấp Thới Hoà, xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt, và tại ngã ba với bến phà Vàm Cống, thuộc khóm Thới Hoà, phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên.
Sông Hậu (Hậu Giang): là một trong hai phân lưu của sông Mê Kông.
Phân lưu còn lại là sông Tiền. Mê Kông tách ra thành sông Tiền và sông Hậu tại lãnh thổ Campuchia. Trên lãnh thổ Việt Nam, sông Hậu chạy qua tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tp Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh và Sóc
Trăng.
Sông Tiền (Tiền Giang) đoạn đầu nguồn của sông Tiền Giang trên
đất Campuchia kể từ Phnom Penh chảy qua các tỉnh Việt Nam là Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, và Trà Vinh. Sông Tiền có bốn phân lưuvà đổ ra biển Đông qua sáu cửa sông, tính từ phía bắc xuống là: cửa Tiểu, cửa Đại ,cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông và hai cửa Cổ Chiên và Cung Hầu. Sông nối liền sông này với sông Hậu là sông Vàm Nao (ranh giới giữa hai huyện Chợ Mới và Phú Tân của An Giang).
Ngoài các đoạn đường chính và các sông lớn thì An Giang cũng có cửa khẩu tạo sự thuận lợi cho giao thương và phát triển du lịch. An Giang có
đường biên giới dài 98 km với 5 cửa khẩu được phép thông quan hàng hóa, gồm: 2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu quốc gia và 2 cửa khẩu phụ. Các cửa khẩu:
Khu vực cửa khẩu Tịnh Biên rộng gần 92,3 km² thuộc thị trấn Nhà Bàng (huyện Tịnh Biên), sát cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (nối với cửa khẩu Phnom Den, tỉnh Takeo, Campuchia).
Khu vực cửa khẩu Vĩnh Xương của khu kinh tế cửa khẩu An Giang rộng gần 99 km² thuộc huyện Tân Châu
Khu vực Khánh Bình bao gồm cửa khẩu quốc gia Khánh Bình và cửa khẩu Bắc Đai thuộc huyện An Phú.
Kết nối giữa du khách và hoạt động du lịch của tỉnh thì không thể bỏ qua vai trò của các công ty lữ hành. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang ở cuối năm 2012 đầu năm 2013 thì có khoảng 13 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong đó có 7 doanh nghiệp lữ hành Quốc tế (có 2 chi nhánh), 3 doanh nghiệp lữ hành nội địa và 3 doanh nghiệp vận chuyển (2 doanh nghiệp vận chuyển đường thủy và 1 vận chuyển đường bộ tuyến cố định).
26
3.2.6.2 Cơ sởlưu trú
Cơ sởlưu trú là một phương tiện quan trọng trong hoạt động du lịch, tác
động trực tiếp đến du khách vì thếthường chiếm một khoảng đầu tư khá lớn từ
các doanh nghiệp. Cơ sơ lưu trú rất phong phú và đa dạng để phục vụ cho nhiều nhóm du khách khác nhau.
Riêng đối với hoạt động du lịch nông nghiệp thì loại hình lưu trú được ưa
chuộng nhất là ở lại tại nhà người nông dân theo hình thức homestay. Trên toàn tỉnh hiện có khoảng 135 hộ nông dân tham gia vào dự án phát triển du lịch nông nghiệp của tỉnh, trở thành một điểm lưu trú khá đặc biệt. Khác hẳn với các khách sạn, nhà nghỉ phải có kinh phí đầu tư cao thì các ngôi nhà này chỉ dựa vào kiến trúc có sẵn nhưng vẫn thu hút được khách du lịch. Dù vậy thì
các cơ sở lưu trú khác cũng không thể thiếu để phục vụ du khách, trên toàn tỉnh theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến cuối năm 2012 đầu năm 2013 thì có tổng cộng: 93 khách sạn trong đó: có 30 khách sạn 1 sao, 7 khách sạn 2 sao, 3 khách sạn 3 sao, 1 khách sạn 4 sao (khách sạn Victoria
Châu Đốc), ngoài ra còn có 6 khách sạn đạt chuẩn và 9 nhà nghỉ phục vụ du lịch.
Với cơ sở lưu trú hiện tại thì vẫn còn chưa thật sự phù hợp với quy mô du lịch của tỉnh. Cần đầu tư xây dựng nâng cấp hơn nữa các cơ sởlưu trú hiện có, để phục vụ nhiều nhóm du khách khác nhau một cách tốt nhất.
3.2.6.3 Cơ sởăn uống
Cơ sở phục vụ ăn uống là một yếu tố quan trọng trong nhu cầu du lịch của du khách tuy nhiên tại An Giang chưa có nhiều các nhà hàng lớn phục vụ ăn uống. Chủ yếu là các quán ăn nhỏ, quán ăn tự phát kinh doanh theo hình thức hộgia đình chưa có sựđầu tư đúng mức và không thu hút được du khách. Dù là một nơi có nhiều món ăn đặc sản nhưng An Giang lại chưa có được một
điểm phục vụ tốt đó là hạn chế khá lớn trong ngành du lịch tỉnh. Trên toàn tỉnh chỉ có khoảng 33 nhà hàng đạt chuẩn nhưng chủ yếu tập trung ở 2 thành phố
27
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HẤP DẪN CỦA DU LỊCH NÔNG NGHIỆP TỈNH AN GIANG. 4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÁCH DU LỊCH
4.1.1 Giới tính
Trong bài nghiên cứu đã phỏng vấn 83 mẫu trong đó có 30 nam và 53
nữ. Tỷ lệ nữ là chiếm 63,9%nhiều hơn hẳn so với tỷ lệ nam (tỷ lệ nam là 36,1%) (hình 4.1).
4.1.2 Độ tuổi
Theo như trình bày ở trên thì tỷ lệ nữ đi du lịch chiếm khá cao và chủ
yếu rơi vào độ tuổi trẻ. Trong hình (hình 4.2) ta thấy rất rõ độ tuổi từ 18 tuổi
đến 30 tuổi chiếm đến 81.9% , từ 30 tuổi dến 50 tuổi chiếm 16.9%, còn lại là trên 50 tuổi chiếm 1.2%, riêng dưới 18 tuổi không có du khách nào. Có thể
thấy độ tuổi của du khách là từ 18 tuổi đến dưới 30 tuổi nằm trong độ tuổi trẻ
vì thế cần chú ý đến điểm này để có thể xây dựng các điểm du lịch của tỉnh cho phù hợp với nhóm khách này. Ngoài ra hoạt động du lịch “xanh”, du lịch chú trọng đến môi trường đangđược giới trẻ quan tâm tới nhiều hơn. Qua đây
cũng cho ta thấy du lịch nông nghiệp tỉnh An Giang chưa thu hút được thành phần du khách tuổi dưới 18 và trên 50 tuổi. Cần có giải pháp cho vấn đề này, vì DLNN trên thế giới hướng tới tất cả các độ tuổi khác nhau nhưng ở Việt Nam nói chung và tỉnh An Giang nói riêng thì DLNN chỉ mới thu hút được một bộ phận trong xã hội là giới trẻ thì đó là một sự hạn chế lớn cần khắc phục để có thể giúp DLNN phát triển . 36.1% 63.9% Hình 4.1: Giới tính của du khách Nam Nữ
28
4.1.3 Nơi đến của du khách
Từ việc thống kê các bản câu hỏi phỏng vấn trực tiếp của khách du lịch
ta đưa ra được số liệu khách du lịch địa phương chiếm đến 54,2%, còn lại là khách du lịch ngoại tỉnh 45,8%, trong đó khách đến từ TP. Hồ Chí Minh chiếm 18.1%, khách đến từ TP. Cần Thơ chiếm 12%. Qua số liệu (bảng 4.1) cho ta thấy du lịch nông nghiệp của tỉnh An Giang chưa được biết rộng rãi chủ
yếu chỉ là phục vụ cho khách địa phương, một bộ phận nhỏ du khách đến từ
TP. Hồ Chí Minh và TP. Cần Thơ. DLNN là một loại hình du lịch xanh, du lịch chú trọng đến khoảng không gian rộng lớn, nét văn hóa truyền thống mà
điều đó khó tìm thấy ở các thành phố lớn như hiện nay nhưng DLNN của An Giang lại không thể thu hút được du khách từ các thành phố lớn, cho ta thấy việc quảng bá du lịch nông nghiệp của tỉnh An Giang chưa được rộng rãi và thu hút đối với du khách ngoại tỉnh đặc biệt là hai thành phố lớn của vùng nam bộ là Tp Hồ Chí Minh và Tp Cần Thơ.
Bảng 4.1: Nơi đến của du khách
Nhóm khách Nơi đến Số mẫu Tỷ lệ (%)
Nhóm 1: khách địa phương An Giang 45 54,2
Nhóm 2: khách ngoại tỉnh TP. Hồ Chí Minh 15 18,1 TP.Cần Thơ 10 12 Cà Mau 2 2,4 Đồng Tháp 2 2,4 Sóc Trăng 2 2,4 Bến Tre 1 1.2 Đồng Nai 1 1,2 Hà Nội 1 1,2 0 81.9% 16.9% 1.2%
Dưới 18 tuổi Từ 18 đến dưới 30 tuổi
Từ 30 đến dưới 50 tuổi
Trên 50 tuổi
29 Hậu Giang 1 1,2 Long An 1 1,2 Kiên Giang 1 1,2 Trà Vinh 1 1,2 Tổng cộng 83 100
Nguồn: thống kê từđiều tra của tác giả (2013)
4.1.4 Trình độ và nghề nghiệp
Trình độ du khách chủ yếu là đại học, cao đẳng, trung cấp chiếm 85,5 %
, sau đại học chiếm 8,4%, dưới trung học phổ thông là 3,6% còn lại là ở trình
độ trung học phổ thông. Qua số liệu (hình 4.3) ta thấy đa số người đi du lịch nông nghiệp là những người có trình độ, có ý thức tương đối về việc bảo vệ môi trường du lịch nơi đến .
Các khách được phỏng vấn chủ yếu tập trung ở 4 nghề chính là cán bộ, công nhân viên chức; doanh nhân; nhân viên; kế toán và 2 thành phần khác đó
là học sin , sinh viên; nội trợ. Có tỷ lệ cao nhất là cán bộ, công nhân viên chức với 47%, tiếp theo là học sinh, sinh viên với 33,7% , doanh nhân chiếm 8,4%, nội trợ 3,6%, nhân viên 4,8%, còn lại là kế toán chiếm 2,4%. Qua đây cho ta thấy cần chú trọng 2 nhóm khách có tỷ lệ cao nhất đó là cán bộ, công nhân viên chức và học sinh, sinh viên để có thể làm hài lòng họ bằng việc đề ra các dự án du lịch, tour du lịch cho phù hợp nhất. Kết hợp với độ tuổi, trình độ và nghề nghiệp ta thấy rõ rằng ởđộ tuổi trẻ; trình độđại học, cao đẳng, trung cấp; nghề nghiệp chủ yếu là học sinh, sinh viên; cán bộ công nhân viên chức cho thấy bộ phận giới trẻ thuộc thành phần trí thức thì ngày càng có ý thức hơn về
vấn đề môi trường và việc có xu hướng tìm về các giá trị văn hóa của quê hương, đất nước. 4% 2% 86% 8% Hình 4.3: Trình độ của du khách Dưới trung học phổ thông Trung học phổ thông Đại học, Cao đẳng, Trung cấp Sau đại học
30
4.1.5 Tình trạng hôn nhân
Qua phỏng vấn ta có đa phần du khách đến với DLNN là chưa kết hôn chiếm 79,1% , còn lại 20,5% là đã có gia đình. Với một người khi đã có gia
đình thì vào các ngày nghỉ họthường giành thời gian để chăm sóc cho gia đình nhỏ của mình thay vì tìm đến các loại hình du lịch để giải trí, chỉ có thể là người độ tuổi trẻ trung, năng động chưa bị gia đình riêng ràng buộc thì khi ấy họ mới có đủ thời gian tìm đến với các loại hình du lịch, vì thế có thể xem rằng việc có sự chênh lệch lớn về tình trạng hôn nhân trong bài là điểu dễ hiểu. Nằm ởđộ tuổi trẻ, đa phần chưa có gia đình là một trong những điểm cần lưu ý để có thể thiết kế tour cho phù hợp với đối tượng du khách của chúng ta.
Học sinh, sinh viên Cán bộ, công nhân viên chức Doanh nhân Nội trợ Nhân viên kế toán 33.7% 47.0% 8.4% 3.6% 4.8% 2.4% Hình 4.4: Nghề nghiệp của du khách 79.5% 21.5% Hình 4.5: Tình trạng hôn nhân Độc thân Đã kết hôn
31
4.1.6 Thu nhập
Thu nhập là một trong những yếu tố quan trong quyết định đến việc đi du
lịch của du khách, cũng như mọi chi tiêu trong quá trình đi du lịch của một
người. Theo như bảng phân tích về thu nhập của du khách (bảng 4.2) ta thấy rằng du khách đến với du lịch nông nghiệp tỉnh An Giang chủ yếu nằm trong khoảng từdưới 3 triệu và từ 3 triệu dưới 5 triệu chiếm 33,7%. Có thể lý giải
cho điều này như sau do nghề nghiệp của du khách chủ yếu là học sinh, sinh viên và cán bộ, công nhân viên chức nên thu nhập chỉ nằm ở khoảng trung bình mà thôi. Riêng về thu nhập từ 5 triệu đến 10 triệu chiếm 27,7% và còn lại là thu nhập trên 10 triệu thì rơi vào khách là doanh nhân. Cũng cần phải lưu ý
đến điều này vì thu nhập ảnh hưởng đến chi tiêu của du khách trong hoạt động du lịch và liên quan đến doanh thu của tất cả các thành phần tham gia vào hoạt
động du lịch trong địa bàn tỉnh từ cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, công ty du lịch…
Bảng 4.2: Thu nhập của du khách
Chỉ tiêu (VND) Số mẫu Tỷ lệ (%)
Dưới 3 triệu 28 33,7
Từ 3 triệu dến dưới 5 triệu 28 33,7
Từ 5 triệu đến dưới 10 triệu 23 27,7
Trên 10 triệu 4 4,8
Tổng cộng 83 100
Nguồn: thống kê từđiều tra của tác giả (2013)
4.1.7 Mục đích chính khi đi du lịch của khách
Qua các phân tích trên thì khách du lịch của chúng ta là những người trẻ
với độ tuổi từ18 đến 30; nghề nghiệp học sinh, hay sinh viên hay cán bộ, công nhân viên chức nên mục đích đi du lịch của họ chủ yếu là tham quan giải trí chiếm 86,7%, tiếp theo là thăm bạn bè người thân chiếm 4,8%, ít nhất là 1,2%
đi vì công việc, còn lại là nghỉngơi, chữa bệnh. Tham quan giải trí là mục đích
lớn nhất khi đi du lịch của khách không chỉđến với DLNN mà là của tất cả
các loại hình du lịch khác, vì thế cần quan tâm đến việc thiết kế các tour du lịch cho phù hợp (đối với công ty du lịch). Cần bảo vệ, mở rộng địa điểm của
32 Bảng 4.3: Mục đích chính đi du lịch của du khách
Chỉ tiêu Số mẫu Tỷ lệ (%)
Tham quan, giải trí 72 86,7
Thăm bạn bè, người thân 6 7,2
Đi vì công việc 1 1,2
Nghỉngơi, chữa bệnh. 4 4,8
Tổng cộng 83 100
Nguồn: thống kê từđiều tra của tác giả (2013)
4.1.8 Phương tiện biết đến thông tin du lịch
Trong các công cụ marketing có đề cập thì thông tin truyền miệng rất quan trọng và nhanh chóng, vừa tiết kiệm chi phí và thời gian của nhà làm quảng cáo, thật vậy qua 83 mẫu phỏng vấn trực tiếp khách du lịch cho ta thấy
đa số du khách biết đến du lịch nông nghiệp của tỉnh An Giang chủ yếu qua bạn bè, người thân (59%), kế đó phải kể đến là quảng cáo, báo đài, internet
(32,5%), khách biết đến hoạt động du lịch tại An Giang thông qua cẩm nang du lịch và công ty du lịch cùng chiếm 2,4%, còn lại là các hình thức khác