Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 26)

M ỤC LỤC trang

3.1.3Tài nguyên du lịch tự nhiên

3.1.4.1 Địa hình

An Giang là 1 trong 2 tỉnh ĐBSCL có đồi núi, hầu hết đều tập trung ở

phía Tây Bắc của tỉnh, thuộc 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Đây là cụm núi cuối cùng của dãy Trường Sơn, nên đặc điểm địa chất cũng có những nét

tương đồng với vùng Nam Trường Sơn nước ta. Đặc trưng với bảy ngọn núi : núi Cấm (Thiên Cẩm Sơn), núi Dài năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn), núi Cô Tô

(Phụng Hoàng Sơn), núi Dài (Ngọa Long Sơn), núi Tượng (Liên Hoa Sơn),

núi Két (Anh Vũ Sơn), núi Nước (Thủy Đài Sơn).

An Giang có 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất chính, trong

đó chủ yếu là nhóm đất phù sa trên 151.600 ha, chiếm 44,5%. Phần lớn đất đai điều màu mỡ vì 72% diện tích là đất phù sa hoặc có phù sa, địa hình bằng phẳng, thích nghi đối với nhiều loại cây trồng.

Ngoài ra, An Giang còn có tài nguyên khoáng sản khá phong phú, với trữ lượng khá đá granít trên 7 tỷ m3, đá cát kết 400 triệu m3, cao lanh 2,5 triệu tấn,

17

than bùn 16,4 triệu tấn, vỏ sò 30-40 triệu m3, và còn có các loại puzolan, fenspat, bentonite, cát sỏi,…

3.1.4.2 Khí hu

Với vịtrí địa lý như đã trình bày ở trên thì An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa từ tháng 5

đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 270C, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.130 mm.

Độ ẩm trung bình 75 – 80% dao động theo lượng mưa, khí hậu cơ bản thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Ngoài ra với khí hậu nhiệt đới cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch của tỉnh.

3.1.4.3 Nguồn nước

Nằm giữa hai con sông Tiền và sông Hậu nên nguồn nước của tỉnh rất dồi dào, có cả nước mặt và nước ngầm. Toàn tỉnh có khoảng 280 tuyến sông rạch và kênh, mật độ 0,72 km/km2 .

Hàng năm vào mùa mưa (từ khoảng tháng 8 đến tháng 11) thì tỉnh rơi

vào tình trạng ngập lụt do bịảnh hưởng bởi chếđộnước từ sông Mekong, mùa

này được gọi là mùa nước nổi. Vào mùa lũ thì nước dâng lên cao hơn so với

ngày thường từ 1m đến 3m, vào mùa này thì giao thông đường bộ sẽ bị hản chế hơn so với giao thông đường thủy, vào mùa lũ người dân không thể canh

tác được nhưng bù lại hiện nay loại hình du lịch mùa nước nổi của tỉnh đang

phát triển rất tốt thu hút đông đảo du khách về tham quan đặc biệt là khách

nước ngoài. Từ hoạt động du lịch mùa nước nổi đã tạo thu nhập cho người dân trong vùng lũ.

Ngày nay lũ đã không còn là nổi lo lắng của chính quyền, sự sợ hãi của

người dân địa phương tỉnh An Giang mà là một lợi thế để phát triển du lịch, tạo ra việc làm và thu nhập.

3.1.4.4 Sinh vt

An Giang là một trong hai tỉnh thuộc ĐBSCL vừa có đồng bằng vừa có núi. Những ngọn núi với phong cảnh thiên nhiên đẹp gắn liền với nhiều di tích lịch sử, các hoạt động tâm linh đã tạo nên các địa điểm du lịch hấp dẫn du khách hằng năm đến đây viếng thăm. Bên cạnh đó thì tỉnh còn có diện tích rừng khá lớn gần 12.000 ha, rừng tự nhiên ởnúi Phú Cường, núi Cấm, núi Cô

Tô….được bảo quản tốt cho tới ngày nay. Các khu rừng này ngoài chức năng

phòng hộ cho nông nghiệp thì đây còn là nơi cư trú của nhiều loài chim, thú hoang dã khác nhau vềđây sinh sống.

18 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặc biệt là rừng tràm Trà Sư ( xã Văn Giáo, Huyện Tịnh Biên, tỉnh An

Giang), rừng tràm Trà Sư có diện tích khoảng 1.500 ha (bao gồm 845 ha diện tích vùng lõi và 643 ha diện tích vùng đệm). Rừng Trà Sư là nơi trú ngụ của 70 loài chim thuộc 13 bộ và 31 họ, trong đó có 2 loài chim quý hiếm đã được

ghi vào sách Đỏ Việt Nam là giang sen (Mycteria leucocephala) và điêng điểng (Anhinga melanogaster). Đối với loài thú đã thống kê được 11 loài,

trong đó có loài dơi chó tai ngắn quý hiếm cũng đã được ghi vào sách Đỏ Việt Nam. Riêng bò sát, ếch, nhái cũng có tới 25 loài, 2 bộ, 10 họ, trong đó có cả

rắn hổ mang, cạp nông. Ngoài ra, rừng còn có 10 loài cá xuất hiện quanh năm

và 13 loài chỉ xuất hiện vào mùa lũ, trong đó có 2 loài cá có giá trị khoa học

và đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng là cá còm và cá trê trắng. Không chỉ phong phú về động vật, Trà Sư còn là nơi tụ họp của 140 loài thực vật thuộc 52 họ và 102 chi, trong đó có 22 loài cây gỗ, 25 loài cây bụi, 10 loài dây leo, 70 loài cỏ, 13 loài thủy sinh, 11 loài sinh cảnh, 78 loài thuốc và 22 loài cây cảnh.

Rừng không chỉ có công dụng phòng hộ trong nông nghiệp, hạn chế tác

động của biến đổi khí hậu mà còn là nơi giúp du lịch phát triển tạo việc làm

cho người dân địa phương. Người dân và cả chính quyền địa phương cần

quan tâm đúng mức để phát triển hơn nữa lợi ích mà rừng mang lại cho chúng ta.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 26)