Kết quả phân tích phương sai theo mô hình Kempthorne (1957) 76-

Một phần của tài liệu đánh giá và tuyển chọn một số dòng tgms mới trong chọn giống lúa lai hai dòng (Trang 85)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3 8-

4.4.1.Kết quả phân tích phương sai theo mô hình Kempthorne (1957) 76-

Các thành phần di truyền được Fisher (1918) chia thành 3 nhóm:

- Các thành phần tính cộng sinh ra từ những sai khác giữa hai đồng hợp tử của một gen.

- Các thành phần tính trội sinh ra do sự khác nhau của kiểu gen dị hợp tử (Aa) so với trung bình của hai đồng hợp tử (AA và aa).

- Các thành phần tương tác sinh ra do sự tương tác giữa hai hoặc nhiều gen bao gồm: tương tác tính cộng - tính cộng, tính cộng - tính trội, tính trội - tính trội.

Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu khả năng kết hợp trên các yếu tố

cấu thành năng suất, năng suất và một số tính trạng nông học khác. Kết quả

cho thấy sự biểu hiện các tính trạng này bị chi phối bởi tác dụng cộng tính và không cộng tính của gen. Để đánh giá hiệu quả của gen cộng tính hay gen không cộng tính tới các tính trạng người ta sử dụng phương sai do con lai, bao gồm phương sai do dòng (Line), do vật liệu thử (Tester) và phương sai do dòng và vật liệu thử (Line x Tester).

Dựa vào kết quả của chương trình phần mềm Topcross của thầy Nguyễn Đình Hiền và tính toán chúng tôi thu được kết quảở bảng 4.17.

Kết quảở bảng 4.17 cho thấy:

Phương sai do con lai gây ra sai khác ở tất cả các tính trạng. Điều này chứng tỏ sự phong phú của nguồn vật liệu trong thí nghiệm lai đỉnh, bố mẹ có sự sai khác nhau về nhiều đặc điểm di truyền dẫn đến con lai có sự sai khác nhau. Qua đây ta cũng thấy sự điều khiển của nguồn gen đối với sự biểu hiện các tính trạng đánh giá trong thí nghiệm.

Bảng 4.17. Phân tích phương sai theo mô hình Kempthorne (1957) Phương sai Ngun biến đng Chiều cao cây Bông/ khóm Số hạt/bông Tỷ lệ hạt chắc Khối lượng 1000hạt Năng suất cá thể Do cặp lai 250,25** 2,07** 2755,61** 21,89** 9,18** 19,48** GCA do L 316,33** 1,32ns 4510,74** 30,15ns 18,49** 27,23** GCA do T 1912,39** 27,77** 3663,00ns 46,21ns 2,11* 83,16** SCA do L x T 56,31** 0,84** 930,68** 11,76ns 0,41** 6,84** Sai số (E) 6,49 0,08 61,05 3,79 0,05 0,45

Ghi chú: L: Line (dòng mẹ) T: Tester (dòng bố)

*: Sai khác có ý nghĩa mức 5%; **: Sai khác có ý nghĩa mức 1%; ns: không sai khác

Phương sai khả năng kết hợp chung do dòng sai khác nhau ở các tính trạng: chiều cao cây cuối cùng, số hạt/bông, khối lượng 1000 hạt và năng suất cá thể có sự sai khác ở mức ý nghĩa 0,01, còn đối với tính trạng số bông/khóm và tỷ lệ hạt chắc không thấy có sự sai khác. Trong khi đó phương sai do cây thử gây ra lại thấy có sự sai khác ở các tính trạng: chiều cao cây, số

bông/khóm, năng suất cá thể ở mức ý nghĩa 0,01 và khối lượng 1000 hạt ở

mức ý nghĩa 0,05. Các tính trạng: số hạt/bông và tỷ lệ hạt chắc lại không thấy có sự sai khác. Điều này thể hiện vai trò của gen cộng tính có đóng góp tích cực trong việc điều khiển ở hầu hết các tính trạng theo dõi. Đối với vật liệu thử không thấy sự sai khác của các gen cộng tính trong việc điều khiển các tính trạng số hạt/bông và tỷ lệ hạt chắc ở các mức có ý nghĩa. Đối với các dòng mẹ không thấy có sự sai khác của gen cộng tính trong việc điều khiển các tính trạng số bông/khóm và tỷ lệ hạt chắc.

Phương sai do tương tác giữa dòng và cây thử có sự sai khác ở hầu hết các tính trạng theo dõi ở mức ý nghĩa 0,01 chỉ có tính trạng tỷ lệ hạt chắc là không thấy có sự sai khác. Đây là cơ sở để tạo ra ưu thế lai của con lai, thể

hiện vai trò tích cực của gen không cộng tính trong việc điều khiển các tính trạng này.

Dựa vào phương sai khả năng kết hợp chung do dòng (Line) và cây thử

(tester) để đánh giá tỷ lệ đóng góp của dòng bố mẹ trong việc hình thành các tính trạng ở con lai F1. Kết quả phân tích phương sai ở bảng 4.17 cho thấy ở

tính trạng số hạt/bông do dòng mẹ quyết định nhiều hơn dòng bố , tính trạng số bông/khóm do tester (dòng bố) quyết định nhiều hơn còn khối lượng 1000hạt và chiều cao cây và năng suất cá thể vai trò kiểm soát tính trạng này của dòng bố và dòng mẹ là như nhau.

Một phần của tài liệu đánh giá và tuyển chọn một số dòng tgms mới trong chọn giống lúa lai hai dòng (Trang 85)