Thời gian từ gieo đến trổ và thời gian sinh trưởng của các dòng TGMS

Một phần của tài liệu đánh giá và tuyển chọn một số dòng tgms mới trong chọn giống lúa lai hai dòng (Trang 48)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3 8-

4.1.1Thời gian từ gieo đến trổ và thời gian sinh trưởng của các dòng TGMS

TGMS nghiên cu

Thời gian sinh trưởng của cây lúa biến động trong một phạm vi rộng, là tính trạng số lượng do nhiều gen cùng kiểm soát, đây cũng là đặc tính di truyền của giống được ổn định từ thế hệ này đến thế hệ khác chỉ trong những điều kiện nhất định, sự biến động về thời gian sinh trưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, thời vụ, chế độ chăm sóc và các điều kiện ngoại cảnh khác…

Việc nghiên cứu, đánh giá thời gian sinh trưởng ở mỗi giống có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bố trí cơ cấu cây trồng và điều chỉnh các biện pháp canh tác phù hợp, nâng cao hiệu quả cây trồng. Đối với các dòng mẹ

TGMS, nghiên cứu thời gian sinh trưởng đặc biệt là thời gian từ gieo đến trỗ

nhằm phục vụ trực tiếp cho công tác nhân dòng và sản xuất hạt lai, trong nhân dòng căn cứ vào thời gian sinh trưởng bố trí sao cho thời kỳ cảm ứng của dòng mẹ gặp điều kiện nhiệt độ thấp dưới ngưỡng chuyển hoá của dòng TGMS và cao hơn nhiệt độ giới hạn sinh học dưới, đối với công tác sản xuất hạt lai phải bố trí cho thời kỳ cảm ứng của dòng mẹ gặp nhiệt độ cao hơn ngưỡng chuyển hoá và thấp hơn nhiệt độ giới hạn sinh học trên, như vậy dòng mẹ TGMS bất dục hoàn toàn để đảm bảo độ thuần và chất lượng hạt lai, đồng thời căn cứ vào thời gian từ gieo đến trỗ của các dòng để điều chỉnh bố mẹ trùng khớp, đây là điều kiện tiên quyết để thu được năng suất cao trong sản xuất hạt lai.

Theo dõi thời gian sinh trưởng của các dòng mẹ trong vụ mùa 2007 chúng tôi thu được kết quả được thể hiện trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thời gian từ gieo đến trỗ và thời gian sinh trưởng của các dòng mẹ trong vụ mùa 2007

Thời từ gieo đến trổ……… STT dòng Tên 5% 25% 50% 80% Thời gian trỗ Thời gian sinh trưởng 1 E7 69 70 72 75 7 107 2 E8 68 69 71 74 7 105 3 E9 60 61 63 65 6 97 4 E10 55 56 58 61 7 94 5 E11 55 57 59 62 8 96 6 E12-1 57 59 60 62 6 95 7 E12-8 63 65 66 68 6 99 8 E12-11 63 65 66 68 6 99 9 E12-17 60 61 63 65 6 95 10 E13-1 54 56 57 59 6 92 11 E14-18 65 67 69 72 8 103 12 E14-21 67 69 72 74 8 106 13 103s(đ/c) 65 67 68 71 7 102 14 135s(đ/c) 63 65 66 68 6 100

Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy tất cả các dòng mẹ theo dõi trong thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm cực ngắn (90-110 ngày) và dao động không đáng kể: từ 92-107 ngày, trong đó dòng E13-1 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất, dòng E7 có thời gian sinh trưởng dài nhất. Đa số các dòng có thời gian sinh trưởng ngắn hơn 2 đối chứng.

Thời gian trỗ của dòng mẹ trong thí nghiệm dao động không đáng kể từ 6-8 ngày. Các dòng thuộc nhóm E12, E9 và đối chứng 135s có thời gian trỗ ngắn nhất (6 ngày), các dòng E10, E14-18, E14-21 có thời gian trỗ dài nhất (8 ngày). Thời gian trỗ càng ngắn, các dòng trỗ càng tập trung thì càng ít bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh và các bông lúa sẽ đồng đều hơn, tuy

nhiên thời gian trỗ dài các dòng mẹ lại có thể nhận được nhiều phấn hơn, việc bố trí thời gian nở hoa trùng khớp với bố sẽ dễ dàng hơn.

Tóm lại, nắm được thời gian từ gieo đến trỗ 5% của các dòng mẹ rất có ý nghĩa và là cơ sở quan trọng cho việc xác định thời vụ gieo dòng mẹ và dòng bố trong sản xuất hạt lai F1.

Một phần của tài liệu đánh giá và tuyển chọn một số dòng tgms mới trong chọn giống lúa lai hai dòng (Trang 48)