Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh tự nhiên của các dòng mẹ trong thí

Một phần của tài liệu đánh giá và tuyển chọn một số dòng tgms mới trong chọn giống lúa lai hai dòng (Trang 61)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3 8-

4.1.7. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh tự nhiên của các dòng mẹ trong thí

được thể hiện ở bảng 4.6 cho thấy: tất cả các dòng mẹ trong thí nghiệm đều có độ trỗ thoát âm dao động từ -6,56 cm (dòng E14-21) đến -11,95 cm (dòng E8). Các dòng bị ngậm đòng quá nhiều trong thời kỳ bất dục sẽ làm cho tỷ

lệ nhận phấn ngoài giảm do đó năng suất hạt lai thấp.Các dòng E8, E10, E11, E12-8 có độ trỗ thoát rất thấp, thấp hơn cả 2 đối chứng. - Mật độ hạt là chỉ tiêu phản ánh mức độ xếp xít của hạt/bông. Mật độ này càng lớn thì các hạt càng xếp xít, tạo ra cấu trúc bông lớn. Kết quảở bảng 4.6 cho thấy có 5 dòng: E10, E11, E12-1, E12-8 và E12-17 có mật độ hạt lớn hơn cả 2 đối chứng, các dòng E9, E13-1, E14-18, E14-21 có mật độ hạt lớn hơn đối chứng 103s nhưng thấp hơn đối chứng 135s. Các dòng còn lại có mật độ hạt thấp hơn cả 2 đối chứng.

4.1.7. Đánh giá mc đ nhim sâu bnh t nhiên ca các dòng m trong thí nghim nghim

Sâu bệnh là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng lúa gạo. Hiện nay trong hệ thống sản xuất những giống có khả

năng kháng sâu bệnh sẽ dễ dàng được chấp nhận bởi có thể giảm đáng kể chi phí, sức lao động, giảm ô nhiễm môi trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao, do vậy chọn tạo giống kháng bệnh là một mục tiêu quan trọng trong công tác chọn giống cây trồng nói chung và chọn giống lúa nói riêng.

Tính kháng sâu bệnh là đặc tính di truyền tương đối ổn định, ít phụ thuộc vào điều kiện môi trường, do đó trong chọn giống đặc biệt là chọn giống lúa

lai, việc tìm ra các tổ hợp bố mẹ kháng sâu bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm tạo ra con lai có tính kháng bệnh cao.

Tiến hành đánh giá tình hình sâu bệnh trên các dòng khảo sát và cho điểm theo tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen cây lúa của IRRI tôi thu được kết quả ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh tự nhiên của các dòng mẹ

trong thí nghiệm STT Tên dòng Sâu đục thân Sâu cuốn lá Bệnh bạc lá Bệnh khô vằn 1 E7 3 1 3 1 2 E8 3 1 3 1 3 E9 1 0 1 0 4 E10 1 0 1 1 5 E11 1 0 1 1 6 E12-1 7 1 1 0 7 E12-8 7 1 1 0 8 E12-11 3-5 0 1 0 9 E12-17 7 1 1 0 10 E13-1 3 0 3 0 11 E14-18 1 0 1 0 12 E14-21 1 0 1 0 13 103s(đ/c) 1 0 1 0 14 135s(đ/c) 1 1 1 0 - Về tình hình sâu hại:

Vụ mùa 2007 có các điều kiện thuận lợi cho một số sâu bệnh hại chính phát triển, đặc biệt là sâu đục thân.

Qua theo dõi, đánh giá và cho điểm theo tiểu chuẩn đánh giá nguồn gen cây lúa của IRRI chúng tôi thấy rằng: sâu đục thân gây hại trên tất cả các dòng mẹ trong thí nghiệm, trong đó các dòng E7, E8, E12-11, E13-1 bị gây hại ở mức trung bình (điểm 3), các dòng E12-1, E12-8, E12-17 bị hại ở mức khá nặng trong thời kỳ sau trỗ (điểm 7) dẫn đến số lượng hạt lai cặp bị giảm đáng kể.

Đối với sâu cuốn lá chỉ có một số dòng ( E7, E8, E12-1, E12-8, E12-17) bị hại nhẹở giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng các dòng còn lại đều không bị hại.

- Về tình hình bệnh hại:

+ Bệnh bạc lá là bệnh gây thiện hại lớn cho người dân trồng lúa. Ở mức độ

nhẹ chúng làm cho lá lúa bị trắng ra do mất diệp lục dẫn đến lá khô và chết làm giảm khả năng quang hợp do đó làm giảm năng suất lúa. Ở mức độ năng chúng gây hại vào giai đoạn lúa trỗ bông và chín sữa lúc này cây lúa đang tập trung năng lượng về hạt, do đó bộ lá bị nhiễm bệnh làm giảm khả năng quang hợp, làm giảm đi sự cung cấp của nguồn vào sức chứa. Đặc biệt chúng gây hại ở cổ

bông sẽ làm chết các bó mạch dẫn truyền chất dinh dưỡng về hạt có thể làm cho cánh đồng bị nhiễm bệnh bạc lá nặng mất trắng năng suất. Với điều kiện vụ mùa ở nước ta có khá nhiều điều kiện cho bệnh bạc lá phát triển do đó giống chống chịu được với bệnh bạc lá luôn là một trong những hướng được ưu tiên. Kết quảở bảng 4.7 cho thấy tất cả các dòng đều bị nhiễm ở mức nhẹ đến trung bình. Cụ thể dòng E7, E8, E13-1 bị nhiễm ở mức trung bình (điểm 3) các dòng còn lại đều bị nhiễm ở mức nhẹ (điểm 1) tương đương với 2 đối chứng.

+ Bệnh khô vằn: Bệnh khô vằn cũng là một trong những bệnh gây thiệt hại đáng kể cho người trồng lúa. Tuy nhiên trong thí nghiệm này đa số các dòng đều không bị nhiễm bệnh khô vằn, chỉ có dòng E7, E8, E10 và E11 bị nhiễm ở

Một phần của tài liệu đánh giá và tuyển chọn một số dòng tgms mới trong chọn giống lúa lai hai dòng (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)