3. VËt liÖu, néi dung vµ ph−¬ng ph¸p nghiªn cøu 3 2-
3.3. Phương pháp nghiên cứu 3 3-
a. Thí nghiệm 1: Đánh giá nguồn vật liệu ban đầu (các dòng TGMS).
- Thí nghiệm được bố trí vào vụ mùa 2007 tại ruộng thí nghiệm của trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.
- Phương pháp bố trí thí nghiệm: thí nghiệm bố trí theo phương pháp khảo sát tập đoàn, không nhắc lại.
- Các dòng TGMS được gieo làm 3 thời vụ với mục đích có thể ghép cặp với các tester.
+ Thời vụ 1: gieo ngày 16/7/2007; cấy ngày 31/7/2007 + Thời vụ 2: gieo ngày 20/7/2007; cấy ngày 3/8/2007 + Thời vụ 3: gieo ngày 24/7/2007; cấy ngày 8/8/2007 - Cấy 1 dảnh/khóm.
- Mật độ cấy: 33 khóm/m2, khoảng cách 12x25cm.
* Các chỉ tiêu theo dõi:
- Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng và thời gian sinh trưởng. + Tuổi mạ
+ Từ cấy đến trỗ 5% + Từ cấy đến trổ 50% + Từ cấy đến trổ hoàn toàn
+ Thời gian sinh trưởng (từ gieo đến chín hoàn toàn)
- Số lá trên thân chính: Đánh dấu 20 cây 1 dòng từ khi có lá thật đến khi có lá đòng cộng tổng số lá
- Khả năng đẻ nhánh: tối đa, hữu hiệu
- Đánh giá khả năng chống chịu các sâu bệnh hại chính
- Các yếu tố cấu thành năng suất và tiềm năng năng suất của các dòng TGMS
b. Thí nghiệm 2: Thực hiện sơ đồ lai thử và khả năng nhận phấn ngoài của các dòng TGMS mới
* Các chỉ tiêu theo dõi:
- Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng TGMS, R - Đặc điểm nông sinh học của các dòng TGMS và R
- Tỷ lệ vươn vòi nhụy (dòng mẹ): vươn 1 phía, 2 phía
- Tỷ lệ đậu hạt: Các dòng mẹ gieo ở các thời vụ khác nhau, khi trỗ
trùng khớp với thời vụ của dòng bố thì bứng cây mẹ sang bố rũ phấn theo cặp, cách ly bằng bao giấy mỗi tổ hợp lai từ 10-12 cặp, sau đó thu hạt của từng cặp, đếm số hạt mẩy/ tổng số hạt từ đó suy ra khả năng nhận phấn ngoài. Hạt lai thu riêng để đánh giá ở vụ xuân 2008.
c. Thí nghiệm 3: Đánh giá một số đặc điểm của các dòng mẹ trong vụ nhân dòng.
- Thí nghiệm được bố trí vào vụ xuân 2008 tại ruộng thí nghiệm của trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.
- Phương pháp bố trí thí nghiệm: thí nghiệm bố trí theo phương pháp khảo sát tập đoàn, không nhắc lại.
- Các dòng mẹ được chia làm 3 thời vụ gieo với mục đích thu được hạt tự thụ để tính được năng suất của các dòng mẹ trong vụ nhân dòng.
+ Thời vụ 1: gieo ngày 16/12/2007; cấy ngày 21/2. + Thời vụ 2: gieo ngày 27/12/2007; cấy ngày 23/2. + Thời vụ 3: gieo ngày 4/1/2008; cấy ngày 25/2. - Các chỉ tiêu theo dõi:
+ Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng và thời gian sinh trưởng. + Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng mẹ: số
bông/khóm; số hạt/bông; số hạt chắc/bông, khối lượng 1000hạt, năng suất cá thể.
d.Thí nghiệm 4: Đánh giá ưu thế lai và khả năng kết hợp thông qua khảo sát con lai F1
- Với các vật liệu là các tổ hợp lai F1, đối chứng giống Việt Lai 24, giống Bồi tạp sơn thanh và giống Nhịưu 838 nhằm xác định ưu thế lai và khả
năng kết hợp của các dòng TGMS với các dòng R. Thí nghiệm được tiến hành vào vụ xuân 2008.
- Các tổ hợp lai F1 được gieo vào ngày 14/1/2008; cấy vào ngày 20/3/2008.
- Bố trí thí nghiệm: các tổ hợp lai được bố trí theo phương pháp tập đoàn không nhắc lại. Ba đối chứng được nhắc lại 3 lần, cứ 7 tổ hợp lại cấy ba đối chứng.
- Các chỉ tiêu theo dõi:
+ Theo dõi thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn sinh trưởng
+ Theo dõi các đặc điểm hình thái: chiều cao cây, chiều dài cổ bông, chiều dài lá đòng, rộng lá đòng, góc lá đòng, chiều dài bông, số nhánh cấp 1….từ đó suy ra cấu trúc kiểu thân, kiểu đẻ nhánh, cấu trúc bộ lá. + Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh hại chính
+ Đánh giá tính kháng bệnh bạc lá theo phương pháp cải biên giữa trường Đại học Nông nghiệp I và chương trình JICA ERCB project.
STT Chiều dài vết bệnh (cm) Mức kháng 1 < 4 Kháng cao (HR) 2 4 – 8 Kháng (R) 3 8 – 12 Kháng trung bình (MR) 4 12 – 18 Nhiễm (S) 5 > 18 Nhiễm nặng (HS)
Tiến hành lây nhiễm nhân tạo 3 chủng vi khuẩn gây bệnh bạc lá ở thời điểm 18 ngày trước trỗ trên các tổ hợp lai.
phân lập
1 HAU07067-18 Q ưu 1 Quỳnh Lưu -
Nghệ An 28/9/2007
2 HAU07068-6 Khang dân Đan Phượng -
Hà Tây 18/10/2007
3 HAU07070-5 Q ưu 1 Gia Lâm -
Hà Nội 15/11/2007
+ Đo, đếm các yếu tố cấu thành năng suất: Số bông/khóm, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc, khối lượng 1000 hạt, năng suất cá thể.