4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3 8-
4.1.2. Một số tính trạng số lượng của các dòng mẹ trong thí nghiệm 4 1-
Khả năng đẻ nhánh của lúa là một đặc tính quan trọng, thể hiện tiềm năng năng suất của các dòng, dòng sinh trưởng mạnh đẻ nhánh khoẻ, tập trung là dòng có tiềm năng năng suất cao. Sức đẻ nhánh mạnh yếu khác nhau tuỳ theo giống, đồng thời cũng chịu tác động mạnh của điều kiện ngoại cảnh.
- Đánh giá khả năng đẻ nhánh của các dòng trong thí nghiệm chúng tôi thu được kết quảở bảng 4.2. Nhìn chung các dòng trong thí nghiệm đẻ khoẻ, số nhánh tối đa của các dòng biến động từ 7,0-10,7 nhánh/khóm, trong đó dòng E14-21 có số nhánh tối đa cao nhất (10,7 nhánh), dòng E13-1 có số nhánh tối đa thấp nhất (7,0 nhánh). Đa số các dòng có số nhánh tối đa thấp hơn đối chứng từ 0,1-2,8 nhánh, các dòng E14-18, E14-21 lần lượt có số nhánh tối đa tương đương với 2 đối chứng 103s, 135s.
- Số nhánh thành bông của lúa là một trong ba chỉ tiêu quyết định trực tiếp đến năng suất, dòng có số nhánh thành bông lớn sẽ có tiềm năng năng suất cao. Nắm được đặc điểm này chúng ta sẽ có các biện pháp kỹ thuật canh tác như mật độ cấy và các biện pháp chăm sóc hợp lý để rút ngắn khoảng cách giữa số nhánh tối đa và số nhánh hữu hiệu từ đó sẽ đạt được năng suất cao nhất. Hầu hết các dòng có số nhánh tối đa lớn thì số nhánh thành bông cũng lớn. Qua bảng 4.2 cho thấy: trung bình số nhánh thành bông của các dòng dao động từ 6,2 nhánh (E13-1) đến 8,6 nhánh (E14-21).
Bảng 4.2. Một số tính trạng số lượng của các dòng mẹ trong thí nghiệm STT Tên dòng Số nhánh Số nhánh Chiều cao Số lá trên
tối đa hữu hiệu cây cuối cùng (cm) thân chính (lá) 1 E7 8,8 7,4 72,4 15,5 2 E8 9,1 7,8 73,1 15,4 3 E9 8,3 7,5 83,7 14,5 4 E10 8,2 7,2 75,6 13,2 5 E11 7,5 6,3 74,8 13,5 6 E12-1 8,4 7,0 62,6 12,8 7 E12-8 8,5 7,3 63,2 13,5 8 E12-11 8,7 7,9 62,5 13,2 9 E12-17 8,3 7,2 62,7 13,8 10 E13-1 7,0 6,2 60,5 12,7 11 E14-18 9,7 8,2 75,6 15,3 12 E14-21 10,7 8,6 78,4 15,4 13 103s(đ/c) 9,8 7,8 62,9 14,2 14 135s(đ/c) 10,2 8,2 60,4 13,9
- Chiều cao cây: chiều cao cây liên quan đến khả năng chịu thâm canh, khả năng chống đổ và hiệu suất quang hợp của giống lúa. Những giống thấp cây thường có khả năng chống đổ tốt, chịu phân bón cao, hiệu suất quang hợp cao và cho năng suất cao.
Đối với dòng EGMS thì chiều cao cây thấp ngoài việc có khả năng chống đổ tốt còn rất ý nghĩa trong sản xuất hạt lai vì nó tạo ra tư thế nhận phấn của dòng bố tốt hơn.
Qua bảng 4.2 ta thấy có 5 dòng có chiều cao thuộc nhóm lùn đó là các dòng E12-1; E12-8; E12-11; E12-17; E13-1 tương đương với 2 đối chứng. Các dòng còn lại thuộc nhóm bán lùn. Như vậy, với chiều cao trung bình như các dòng
mẹ trong thí nghiệm có thể tạo ra được các tổ hợp lai có chiều cao thuộc nhóm bán lùn, một trong những tiêu chuẩn quan trọng của mô hình cây lúa lý tưởng.
- Số lá/thân chính: bộ lá rất quan trọng cho quá trình sinh trưởng, phát triển và cấu thành năng suất của tất cả các loại cây trồng, là nơi chứa các hạt diệp lục thực hiện chức năng quang hợp và sản phẩm quang hợp được tạo ra từ lá được vận chuyển để nuôi các cơ quan khác, tích luỹ vào hạt và sinh ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cây. Ở cây lúa, bộ lá cũng có chức năng đầy đủ như các cây trồng khác. Số lá trên cây là đặc trưng di truyền của giống, đối với giống cảm ôn số lá ít biến đổi do ảnh hưởng của điều kiện ngoài cảnh, đối với giống cảm quang thì số lá thay đổi nhiều do ảnh hưởng của độ dài ngày. Kết quả theo dõi số lá trên thân chính được thể hiện ở
bảng 4.2.
Số liệu ở bảng 4.2 cho thấy: trung bình số lá trên thân chính dao động từ 12,7 lá (E13-1) đến 15,5 lá (E7) chứng tỏ các dòng mẹ trong thí nghiệm đều có số lá ở mức trung bình. So với 2 đối chứng 103s (14,2 lá) và 135s (13,9 lá) có 5 dòng là E7; E8; E9; E14-18; E14-21 có số lá trên thân chính cao hơn từ 0,6- 1,6 lá, các dòng mẹ còn lại đều có số lá thấp hơn hoặc tương đương với 2 đối chứng.
Mặt khác, từ số liệu bảng 4.1 và bảng 4.2 chúng tôi nhận thấy: các dòng có thời gian từ gieo đến trỗ 5% có quan hệ với số lá trên thân chính. Các dòng có thời gian từ gieo đến trỗ 5% dài thì số lá cũng lớn, ví dụ như dòng E7
có thời gian từ gieo đễn trỗ 5% dài nhất (69 ngày) thì số lá cũng lớn nhất 15,5 lá và ngược lại dòng E13-1 có thời gian từ gieo đến trỗ 5% ngắn nhất 54 ngày thì số lá cũng nhỏ nhất 12,8 lá.
Tóm lại, căn cứ vào thời gian từ gieo đến trỗ 5% (bảng 4.1) và số lá trên thân chính (bảng 4.2) của các dòng trong thí nghiệm ta có thể bố trí thời vụ gieo cấy hợp lý để các dòng mẹ bước vào giai đoạn mẫn cảm, trỗ bông, nở
hoa thích hợp, lúa trỗ bất dục hoàn toàn nhằm đảm bảo độ thuần và chất lượng hạt lai.