II. Cơn đau thắt ngực: 0: Không có 1: Có
4.3.1 Chất lượng hình ảnh theo bệnh nhân và đoạn mạch
Kết quả ở các bảng 3.5, 3.6 và 3.7 cho thấy nghiên cứu có 203 bệnh nhân, tỷ lệ bệnh nhân có chất lượng hình ảnh tốt chiếm cao nhất (67,5%), tiếp đó là chất lượng hình ảnh khá (25,1%) và trung bình (6,4%), chỉ có 1% bệnh nhân có chất lượng hình ảnh xấu. Có 201 bệnh nhân chất lượng ảnh đủ để chẩn đoán, chiếm tỷ lệ 99%.
1696 đoạn mạch có chất lượng hình ảnh tốt (55,7%), 778 đoạn mạch chất lượng ảnh khá (25,6%), 489 đoạn mạch chất lượng trung bình (16%) và chỉ có 82 đoạn mạch chất lượng xấu (2,7%). Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ đoạn mạch chất lượng ảnh xấu ở máy MDCT 64 dãy là 12% [37]. Các đoạn mạch có chất lượng ảnh đủ để chẩn đoán (từ 1 đến 3 điểm) chiếm 97,3%.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu khác trong nước và trên thế giới về chất lượng hình ảnh theo đoạn mạch trên DSCT:
Tác giả Năm Đoạn mạch (N) Chất lượng hình ảnh Tốt (%) Khá (%) TB (%) Xấu (%) Đủ chẩn đoán (%) David Matt và Cs [23] 2007 1066 54,4 34,5 8,9 2,2 97,8 Leschka S và Cs [26] 2009 459 76 19 4 1 99 Phùng Bảo Ngọc [6] 2013 2465 51,9 38 7,5 2,6 97,4 Chúng tôi 2014 3045 55,7 25,6 16 2,7 97,3
Chúng tôi nhận thấy, chất lượng ảnh tốt chiếm tỷ lệ cao nhất ở LM (92,1%), khả năng do LM là nhánh mạch thường có kích thước lớn nhất và ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu ảnh do chuyển động của tim và hô hấp nhất. Chất lượng ảnh xấu chiếm tỷ lệ cao nhất ở RCA (3,9%), tiếp theo là LCX (3,4%) và LAD (1,4%), LM không có trường hợp nào chất lượng ảnh xấu. Do RCA và LCX là hai nhánh mạch vành nằm gần buồng nhĩ phải và nhĩ trái, nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiễu ảnh do chuyển động [38]. Kết quả này phù hợp với các tác giả khác như theo Alkadhi và cộng sự (2008) nghiên cứu trên 150 bệnh nhân với 2059 đoạn mạch, tỷ lệ chất lượng ảnh xấu cao nhất ở RCA (3,8%) và LCX (3,3%) [29].
4.3.2 Ảnh hưởng của nhịp tim trung bình lên chất lượng hình ảnh
nghiên cứu là 81,74 ± 14,02 chu kỳ/phút. Trong đó, nhóm bệnh nhân nhịp tim cao chiếm đa số (51,2%), tiếp đó là nhóm nhịp tim trung bình (44,8%), nhóm nhịp tim thấp chiếm tỷ lệ ít nhất (3,9%). Chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) giữa các tỷ lệ chất lượng hình ảnh ở các nhóm nhịp tim thấp, trung bình và cao. Như vậy, chất lượng hình ảnh của hệ ĐMV không phụ thuộc vào nhịp tim trung bình của bệnh nhân trong quá trình chụp. Kết quả này của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trên thế giới về chụp DSCT ĐMV.
Các nghiên cứu về chụp ĐMV bằng các máy một nguồn phát trước đây như máy MDCT 4 dãy, 16 dãy đều chỉ ra mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa nhịp tim và chất lượng ảnh [39]. Với máy MDCT 64 dãy, các kết quả nghiên cứu không thống nhất. Một số tác giả cho thấy có mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa nhịp tim và chất lượng hình ảnh, đặc biệt là với động mạch mũ (LCX) [40]. Nghiên cứu trên máy DSCT, tác giả David Matt và cộng sự nhận thấy không có tương quan giữa nhịp tim trung bình với chất lượng ảnh của bất kỳ nhánh mạch hay đoạn mạch vành nào. Tác giả này còn cho thấy không có tương quan giữa chất lượng hình ảnh với biên độ dao động nhịp tim trong khi chụp, chất lượng ảnh chỉ giảm đi khi nhịp tim đồng thời vừa cao và biên độ dao động lớn [23].