II. Cơn đau thắt ngực: 0: Không có 1: Có
2.6. BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ SAI SỐ
Dùng biểu mẫu bệnh án nghiên cứu để thu thập thông tin
Đọc kết quả được thực hiện bởi các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh chuyên về CLVT tim mạch có nhiều năm kinh nghiệm đọc kết quả CLVT mạch vành.
Làm sạch số liệu trước khi xử lý.
2.7. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
Việc tiến hành nghiên cứu có sự xin phép và được đồng ý của khoa Chẩn đoán hình ảnh và Bệnh viện Bạch Mai.
Các thông tin thu được của bệnh nhân chỉ dùng với mục đích nghiên cứu.
Các thông tin cá nhân và bệnh lý của bệnh nhân được đảm bảo bí mật. Đảm bảo các số liệu trong nghiên cứu là trung thực. Có trách nhiệm giữ gìn hồ sơ bệnh án trong quá trình nghiên cứu.
Đề cương được thông qua Hội đồng xét duyệt đề cương, được sự chấp nhận của khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh cũng như của bệnh viện Bạch Mai.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu chụp CLVT ĐMV bằng máy DSCT trên 203 trường hợp bất thường giải phẫu trong tổng số 2769 trường hợp chụp ĐMV từ 1/1/2014 đến 30/9/2014 với tỷ lệ bất thường chung là 7,3%, chúng tôi thu được các kết quả sau:
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi 3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Nhận xét:
- Trong nhóm nghiên cứu, bệnh nhân ít tuổi nhất là 1 tuổi, bệnh nhân lớn tuổi nhất là 88 tuổi, tuổi trung bình của bệnh nhân là 59,73 ± 11,57.
- Nhóm tuổi >60 tuổi có 107 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ cao nhất (52,7%), tiếp đến là nhóm tuổi từ 40 đến 60 tuổi (89 bệnh nhân, chiếm 43,8%), nhóm tuổi < 40 chỉ có 7 bệnh nhân (chiếm 3,4%).
3.1.2. Đặc điểm bệnh nhân theo giới
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới
Nhận xét:
Tỷ lệ bệnh nhân nam là 59,6% (121 bệnh nhân) cao hơn tỷ lệ bệnh nhân nữ là 40,4% (82 bệnh nhân), tỷ lệ nam/nữ =1,47.
3.1.3. Triệu chứng đau ngực
Bảng 3.1. Triệu chứng đau ngực
BN Triệu chứng Số lượng Tỷ lệ (%) Có đau ngực 187 92,1 Không đau ngực 16 7,9 Tổng 203 100 Nhận xét:
- Trong số 203 bệnh nhân, có 187 bệnh nhân biểu hiện lâm sàng là cơn đau thắt ngực (chiếm 92,1%), 16 bệnh nhân còn lại không có dấu hiệu đau ngực trên lâm sàng (chiếm 7,9%).
3.1.4. Nhịp tim trung bình
Bảng 3.2 Nhịp tim trung bình của bệnh nhân
Nhịp tim trung bình (chu kỳ/phút) Số lượng Tỷ lệ % Thấp (<60) 8 3,9 Trung bình (66 – 79) 91 44,8 Cao (≥ 80) 104 51,2 Tổng 203 100 Nhận xét:
- Nhịp tim trung bình của nhóm nghiên cứu là 81,74 ± 14,02 (chu kỳ/phút). Bệnh nhân có nhịp tim cao nhất là 143 chu kỳ/phút, bệnh nhân có nhịp tim thấp nhất là 51 chu kỳ/phút.
- Nhóm bệnh nhân nhịp tim cao chiếm đa số (51,2%), tiếp đó là nhóm nhịp tim trung bình (44,8%), nhóm nhịp tim thấp chiếm tỷ lệ ít nhất (3,9%).
3.1.5. Chế độ chụp
Bảng 3.3 Chế độ chụp
Chế độ chụp (Mode) Số lượng Tỷ lệ %
Sequence 202 99,5
Flash 1 0,5
Spiral 0 0
Tổng 203 100
Nhận xét:
- Trong 203 bệnh nhân nghiên cứu, có 202 BN được chụp DSCT ĐMV bằng chế độ Sequence (chiếm 99,5%), chỉ có duy nhất 1 BN được chụp bằng chế độ Flash (chiếm 0,5%), không có bệnh nhân nào được chụp bằng chế độ Spiral.
3.1.6. Liều tia
Bảng 3.4 Liều tia trung bình theo chế độ chụp và bệnh nhân
Chế độ chụp Tất cả
bệnh nhân
Sequence Flash
Liều tia trung bình (mSv) 3,89 ± 1,84 0,32 3,87 ± 1,85
Nhận xét:
- Liều tia trung bình của nhóm nghiên cứu là 3,37 ± 1,85 mSv. Liều tia trung bình đối với các bệnh nhân chụp bằng chế độ Sequence là 3,89 ± 1,84 mSv, chỉ có duy nhất 1 BN chụp bằng chế độ Flash với liều tia là 0,32 mSv, đây là trường hợp bệnh nhi 1 tuổi.
3.1.7. Đặc điểm chất lượng hình ảnh theo bệnh nhân và theo từng đoạn mạch
Bảng 3.5 Chất lượng hình ảnh theo bệnh nhân
Điểm chất lượng hình ảnh Bệnh nhân
N % 1 137 67,5 2 51 25,1 3 13 6,4 4 2 1,0 Tổng 203 100 Nhận xét:
- Trong nhóm nghiên cứu, số bệnh nhân có chất lượng hình ảnh tốt chiếm tỷ lệ cao nhất (137 bệnh nhân, chiếm 67,5%), tiếp đó là chất lượng hình ảnh khá (51 bệnh nhân, chiếm 25,1%) và trung bình (13 bệnh nhân, chiếm 6,4%), chỉ có 2 bệnh nhân có chất lượng hình ảnh xấu (chiếm 1%). Trong 2 bệnh nhân này, cả bệnh nhân đều có nhịp tim cao ( 103 và 110 chu kỳ/phút).
Bảng 3.6 Chất lượng hình ảnh theo từng đoạn mạch vành
Điểm chất lượng
ảnh
Từng đoạn mạch vành Toàn bộ
đoạn mạch RCA LM LAD LCX N % N % N % N % N % 1 452 55,6 187 92,1 626 61,7 431 42,5 1696 55,7 2 250 30,7 10 4,9 289 28,5 229 22,6 778 25,6 3 78 9,8 6 3 85 8,4 320 31,5 489 16 4 32 3,9 0 0 15 1,4 35 3,4 82 2,7 Tổng 812 100 203 100 1015 100 1015 100 3045 100 Nhận xét:
- Nhóm nghiên cứu gồm 203 bệnh nhân, mỗi bệnh nhân có đủ 15 đoạn mạch vành, trong đó RCA gồm 4 đoạn, LAD và LCX có 5 đoạn và 1 đoạn LM. Như vậy, tổng số toàn bộ đoạn mạch vành là 3045 đoạn. Trong đó, 1696 đoạn mạch có chất lượng hình ảnh tốt (55,7%), 778 đoạn mạch chất lượng ảnh khá (25,6%), 489 đoạn mạch chất lượng trung bình (16%) và có 82 đoạn mạch chất lượng xấu (2,7%). Các đoạn mạch có chất lượng ảnh đủ để chẩn đoán (từ 1 đến 3 điểm) chiếm 97,3%.
- Chất lượng ảnh tốt nhất (1 điểm) chiếm tỷ lệ cao nhất ở LM (92,1%), tiếp đó là LAD (61,7%), RCA (55,6%) và thấp nhất ở LCX (42,5%).
- Chất lượng ảnh xấu (4 điểm) chiếm tỷ lệ cao nhất ở RCA (3,9% với 32 đoạn mạch), tiếp theo là LCX (3,4% với 35 đoạn) và LAD (1,4% với 15 đoạn), LM không có trường hợp nào chất lượng ảnh xấu.
Chúng tôi xét mối tương quan giữa nhịp tim trung bình và chất lượng hình ảnh, với hệ số p= 0,363 (>0,05); như vậy không có sự khác biệt giữa nhịp tim trung bình trong quá trình chụp và chất lượng hình ảnh.
Bảng 3.7. Liên quan giữa nhịp tim trung bình và chất lượng hình ảnh theo bệnh nhân
Nhịp tim Chất lượng h/ả Thấp Trung bình Cao Tổng N % N % N % N % 1 5 3,7 69 50,4 63 45,9 137 100 2 3 5,9 16 31,4 32 62,7 51 100 3 0 0 5 38,5 8 61,5 13 100 4 0 0 1 50 1 50 2 100 Nhận xét:
- Tỷ lệ chất lượng hình ảnh tốt (1 điểm) cao nhất ở nhóm nhịp tim trung bình (50,4%). Các trường hợp chất lượng ảnh khá (2 điểm) cao nhất ở nhóm nhịp tim cao (62,7%). Tỷ lệ chất lượng ảnh trung bình (3 điểm) chỉ gặp ở nhóm nhịp tim cao (61,5%) và nhóm nhịp tim trung bình (38,5%). Ở nhóm nhịp tim thấp không có trường hợp nào chất lượng ảnh xấu và trung bình (3 và 4 điểm).
3.1.9. Hiện tượng ưu thế động mạch vành
Bảng 3.8 Ưu thế động mạch vành
Ưu thế động mạch vành Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Ưu thế phải 189 93,1
Ưu thế trái 11 5,4
Ưu thế cân bằng 3 1,5
Tổng 203 100
Nhận xét:
- Ưu thế động mạch vành phải chiếm đa số 93,1%. - Ưu thế cân bằng gặp ít nhất: 3 trường hợp chiếm 1,5%.
Hình 3.1. Minh họa trường hợp ưu thế ĐMV trái
Hình VRT (bên trái) chỉ ra động mạch vành phải nhỏ và ngắn (mũi tên đỏ), hình VRT (bên trái) chỉ ra nhánh PDA xuất phát từ đoạn xa của động mạch mũ
3.2. ĐẶC ĐIỂM CÁC BẤT THƯỜNG GIẢI PHẪU HỆ ĐỘNG MẠCH VÀNH TRÊN DSCT
3.2.1. Đặc điểm vị trí bất thường giải phẫu
Nghiên cứu chụp CLVT ĐMV bằng máy DSCT trên 203 trường hợp bất thường giải phẫu trong tổng số 2769 trường hợp chụp ĐMV từ 1/1/2014 đến 30/9/2014.
Bảng 3.9 Đặc điểm vị trí bất thường giải phẫu
Vị trí bất thường giải phẫu Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Lỗ xuất phát 32 1,16
Đường đi 150 5,42
Đoạn tận 11 0,4
Lỗ xuất phát và đường đi 4 0,14
Lỗ xuất phát và đoạn tận 5 0,18
Đường đi và đoạn tận 1 0,04
Phối hợp cả lỗ xuất phát, đường đi và đoạn tận 0 0
Tổng cộng bất thường 203 7,33
Nhận xét:
- Trong nghiên cứu với bất thường đường đi, chúng tôi chỉ gặp cầu cơ động mạch vành. Với bất thường đoạn tận, chúng tôi chỉ gặp dò động mạch vành.
- Tỷ lệ gặp bất thường giải phẫu chung là 203 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 7,33%.
- Có 41 BN chiếm tỷ lệ 1,48% bất thường giải phẫu gốc xuất phát, trong đó bất thường đơn độc ở 32 trường hợp, 9 BN phối hợp.
- Tỷ lệ BN cầu cơ ĐMV là 155 BN chiếm tỷ lệ 5,6%, trong đó cầu cơ đơn độc có 150 BN, cầu cơ phối hợp có 5 BN.
- Có 16 trường hợp dò ĐMV chiếm tỷ lệ 0,58%, trong đó dò đơn độc 11/16 BN.
Hình 3.2. Minh họa trường hợp bất thường lỗ xuất phát phối hợp đoạn tận
Bệnh nhân Vũ thị Minh L nữ, 38 tuổi. Hình VRT (hàng trên) và dựng cây mạch vành (hàng dưới trái) chỉ ra có dò động mạch vành từ nhánh vách của LAD và nhánh nón của RCA vào thân ĐMP (mũi tên đỏ). Hình MIP (hàng dưới phải) chỉ ra
3.2.2. Đặc điểm bất thường lỗ xuất phát động mạch vành
Bảng 3.10 Đặc điểm bất thường lỗ xuất phát động mạch vành
Bất thường lỗ xuất phát Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Xuất phát cao 16 0,58
Nhiều lỗ xuất phát 6 0,21
ĐM vành duy nhất 1 0,04
ĐM vành xuất phát từ ĐM phổi 1 0,04
Xuất phát ĐMV hoặc nhánh từ xoang đối diện hoặc xoang không vành
17 0,61
Tổng cộng 41 1,48
Nhận xét:
- Xuất phát ĐMV hoặc nhánh từ xoang đối diện hoặc xoang không vành gặp nhiều nhất 17 BN (0,61%), tiếp đến là xuất phát cao 16 BN (0,58%)
- Xuất phát ĐMV từ ĐM phổi chỉ gặp ở 1 trường hợp chiếm tỷ lệ rất thấp 0,04%. Động mạch vành duy nhất cũng chỉ gặp ở 1 BN chiếm tỷ lệ 0,04%.
- 6 BN (0,21%) nhiều lỗ xuất phát trong đó: 2 BN không có LM (0,08%), 4 BN nhánh nón xuất phát trực tiếp từ xoang vành phải (0,14%).
Hình 3.3. Minh họa trường hợp động mạch vành duy nhất
Bệnh nhân Tạ xuân T nam, 69 tuổi. Hình VRT (hàng trên) và hình MIP (hàng dưới) chỉ ra có một ĐMV duy nhất xuất phát từ xoang vành trái, RCA không xuất phát từ xoang vành phải mà xuất phát từ LCX. Hệ ĐMV bình thường, không thấy xơ vữa hay hẹp tắc (Mã BN: 9499)
Hình 3.4. Minh họa trường hợp nhiều lỗ xuất phát: Nhánh nón trực
tiếp từ xoang vành phải
(Mã BN:11312)
Hình 3.5. Minh họa trường hợp nhiều lỗ xuất phát - không có LM,
LAD và LCX tách trực tiếp từ xoang vành trái (Mã BN: 11425)
3.2.3. Đặc điểm bất thường xuất phát cao động mạch vành
Bảng 3.11 Đặc điểm bất thường xuất phát cao động mạch vành
Bất thường xuất phát cao Số BN (n)
RCA xuất phát cao trên xoang vành Phải 6
Trái 4
LM xuất phát cao trên xoang vành Phải 0
Trái 2
Cả RCA và LM xuất phát cao trên xoang vành Phải 0
Trái 4
Tổng cộng 16
Nhận xét:
- Gặp nhiều nhất là RCA xuất phát cao trên xoang vành 10/16 BN.
Hình.3.6. Minh họa trường hợp RCA xuất phát cao trên xoang
vành phải
(Mã BN: 11486)
Hình.3.7. Minh họa trường hợp RCA xuất phát cao trên xoang
vành lệch sang trái
3.2.4. Đặc điểm xuất phát bất thường động mạch vành hoặc nhánh từxoang đối diện hoặc xoang không vành xoang đối diện hoặc xoang không vành
Bảng 3.12. Đặc điểm xuất phát bất thường động mạch vành hoặc nhánh từ xoang đối diện hoặc xoang không vành
Vị trí xuất phát Giữa ĐMC và ĐMP Sau ĐMC Trước ĐMP Dưới van ĐMC Số lượng Tỷ lệ % RCA từ XV trái 13 0 0 0 13 0,46 LM từ XV phải 0 0 0 0 0 0 LCX hoặc LAD từ XV phải 0 3 0 0 3 0,11 RCA hoặc LM từ xoang không vành 1 0,04 Tổng cộng 13 3 0 0 17 0,61 Nhận xét:
- RCA xuất phát từ xoang vành phải gặp nhiều nhất 13 BN (0,46%), tất cả đều có hướng đi bất thường giữa ĐMC và ĐMP.
- Có 3 BN (0,11%) gặp LCX xuất phát từ ĐMC, tất cả đều có hướng đi sau ĐMC.
- Có 1 BN (0,04%) xuất phát bất thường của RCA từ xoang không vành. - Không gặp trường hợp nào xuất phát bất thường của LM hay các nhánh LAD, LCX từ xoang vành phải hoặc xoang không vành.
Hình 3.8. Minh họa trường hợp xuất phát bất thường RCA từ xoang vành trái, đoạn gần có hướng đi giữa ĐMC và ĐMP
Bệnh nhân Vũ thị H nữ, 65 tuổi. Hình VRT (hàng trên và dưới trái) và hình MIP (dưới phải) chỉ ra xuất phát bất thường RCA từ xoang vành trái, đoạn gần có hướng đi giữa
ĐMC và ĐMP, hẹp khoảng 30% ở gốc, không thấy xơ vữa (Mã BN: 10500)
3.2.5. Đặc điểm bất thường ĐMV phải từ xoang vành trái có hướng đi giữa ĐMC và ĐMP
Bảng 3.13 Đặc điểm bất thường ĐMV phải từ xoang vành trái có hướng đi giữa ĐMC và ĐMP
Gốc xuất phát vị trí giữa ĐMC và ĐMP Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Có hẹp 13 100
Không hẹp 0 0
Tổng cộng 13 100
- Tất cả các trường hợp ĐMV phải xuất phát từ ĐMV trái có hướng đi bất thường giữa ĐMC và ĐMP đều có hẹp gốc xuất phát, mức độ hẹp từ 20- 50% đường kính lòng mạch.
3.2.6. Đặc điểm vị trí cầu cơ động mạch vành
Bảng 3.14 Đặc điểm vị trí cầu cơ động mạch vành
Vị trí cầu cơ Số lượng Tỷ lệ (%)
Đoạn gần LAD 0 0
Đoạn giữa LAD 145 93,5
Đoạn xa LAD 10 6,5
Vị trí khác 0 0
Tổng 155 100
Nhận xét:
- Trong nghiên cứu, mỗi BN chỉ có một cầu cơ. - Gặp chủ yếu cầu cơ LAD2 chiếm tỷ lệ 93,5%. - Chỉ có 6 BN chiếm tỷ lệ 6,5% cầu cơ ở LAD3. - Không gặp cầu cơ vị trí khác.
3.2.7. Đặc điểm về hình thái cầu cơ động mạch vành
Bảng 3.15. Đặc điểm về hình thái cầu cơ động mạch vành
Hình thái cầu cơ Số lượng Tỷ lệ (%)
Cầu cơ hoàn toàn 49 31,6
Cầu cơ không hoàn toàn 106 68,4
Tổng 155 100
Nhận xét:
- Có 106 BN chiếm tỷ lệ 68,4% gặp cầu cơ không hoàn toàn. 49 BN chiếm 31,6% BN có cầu cơ hoàn toàn.
Hình 3.9. Minh họa trường hợp cầu cơ không hoàn toàn đoạn xa LAD không gây hẹp ở thì tâm thu
Hình MIP duỗi dài ở thì tâm thu (bên trái) và thì tâm trương (hình giữa) và hình VRT ở thì tâm trương chỉ xa cầu cơ LAD không gây hẹp ở thì tâm thu (mã BN:
9894)
3.2.8. Đặc điểm về chiều dài cầu cơ
Bảng 3.16. Đặc điểm chiều dài cầu cơ
Chiều dài cầu cơ Loại cầu cơ
Ngắn nhất ( mm) Dài nhất (mm) Trung bình ( X ± SD)
Cầu cơ không hoàn toàn 5 34 15,21 ± 5,75
Cầu cơ hoàn toàn 5 49 17,30 ± 8,73
Chung cả hai loại 15,87 ± 6,87
Nhận xét:
- Cầu cơ không hoàn toàn ngắn nhất là 5 mm, dài nhất là 34 mm, trung bình là 15,21 ± 5,75 mm
- Cầu cơ hoàn toàn ngắn nhất là 5 mm, dài nhất là 49 mm, trung bình là 17, 30 ± 8,73mm.
3.2.9. Đặc điểm bề dày của cầu cơ
- Cầu cơ không hoàn toàn vì đoạn mạch đường hầm đi dưới cơ lớp cơ quá mỏng, không thể đo được bề dày.
- Cầu cơ hoàn toàn có bề dày nhỏ nhất là 0,4 mm, lớn nhất 7 mm, trung bình là 2,31 ± 1,34 mm
3.2.10. Đặc điểm về hình thái cầu cơ và mức độ hẹp ở các thì tâm thu, tâm trương, cả hai thì
Bảng 3.17. Đặc điểm về hình thái cầu cơ và mức độ hẹp
Hình thái cầu cơ Thì hẹp
Cầu cơ hoàn toàn Cầu cơ không hoàn toàn
Tổng
BN Tỷ lệ BN Tỷ lệ
Hẹp thì tâm thu 47 95,9 105 99 152
Hẹp thì tâm trương 0 0 0 0 0
Hẹp cả hai thì 2 4,1 0 0 2
Không hẹp 0 0 1 1 1
Tổng 49 100 106 100 155
Nhận xét: Cầu cơ chủ yếu gây hẹp thì tâm thu.
- Trong 49 bệnh nhân có cầu cơ hoàn toàn: có 47 bệnh nhân gây hẹp thì tâm thu, chiếm 95,9%. Cầu cơ hẹp cả hai thì chỉ có 2 bệnh nhân, chiếm 4,1 %. Không có cầu cơ nào chỉ gây hẹp thì tâm trương.
- Trong 106 bệnh nhân có cầu cơ không hoàn toàn: có 105 bệnh nhân gây hẹp thì tâm thu, chiếm 99%. Cầu cơ không gây hẹp chỉ có 1 bệnh nhân, chiếm 1%. Không có cầu cơ nào gây hẹp thì tâm trương.
3.2.11. Đặc điểm hình thái cầu cơ và mức độ hẹp thì tâm thu (ngưỡng hẹp