Sứ mạng và mục tiêu

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh công ty cổ phần Đồng Tâm đến năm 2020 (Trang 28)

Mỗi doanh nghiệp đều có nhiệm vụ hay sứ mạng nhất định, tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều phải hướng đến nhiệm vụ đó, làm định hướng cho việc xây dựng chiến lược phát triển phát triển nguồn nhân lực.

Sứ mạng của doanh nghiệp là một khái niệm d ng để chỉ mục đích của doanh nghiệp, lý do và ý nghĩa của sự ra đời và tồn tại của nó. Sứ mạng của doanh nghiệp chính là bản tuyên ngôn của doanh nghiệp đối với xã hội, nó chứng minh tính hữu ích của doanh nghiệp đối với xã hội. Thực chất bản tuyên bố về sứ mạng của doanh nghiệp tập trung làm sáng tỏ một vấn đề hết sức quan trọng: “công việc

Nhiệm vụ/ Sứ mạng ác định mục tiêu Phân tích môi trường bên ngoài Phân tích môi trường bên trong Hình thành các chiến lược

kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích gì”? Phạm vi của bản tuyên bố về sứ mạng thường liên uan đến sản phẩm, thị trường khách hàng công nghệ và những triết lý của doanh nghiệp theo đuổi. Như vậy có thể nói chính bản tuyên bố về sứ mạng cho thấy ý nghĩa tồn tại của một tổ chức, những cái mà họ muốn trở thành, những khách hàng mà họ muốn phục vụ, những phương thức mà họ hoạt động.

Việc xác định một bản tuyên bố về sứ mạng đúng đắn đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành công của tổ chức. Trước hết, nó tạo cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn đúng đắn các mục tiêu và các chiến lược của doanh nghiệp; mặt khác nó có tác dụng tạo lập và củng cố hình ảnh của doanh nghiệp trước công chúng xã hội, cũng như tạo ra sự hấp dẫn đối với các đối tượng hữu quan (khách hàng cổ đông, những nhà cung cấp, ngân hàng, các nhà chức trách...)

Việc xác lập bản tuyên bố về sứ mạng cho doanh nghiệp là một quá trình không phải chỉ xảy ra một lần rồi kết thúc, mà là một quá trình phải tiến hành thường xuyên và liên tục trong suốt quá trình quản trị chiến lược. Trong tiến trình xác lập bản tuyên bố về sứ mạng, bước đầu tiên là các nhà quản trị phải hình thành các ý tưởng ban đầu về sứ mạng của tổ chức mình, điều này sẽ làm cơ sở cho việc phân tích môi trường trong bước hai được trọng tâm và có kết quả hơn. ết quả của việc phân tích môi trường sẽ làm cơ sở cho việc xem xét lại ý tưởng ban đầu về sứ mạng. Đến đây các nhà chiến lược bước đầu có thể trả lời về công việc kinh doanh của chúng ta là gì. Trong quá trình thực hiện sứ mạng, doanh nghiệp cần phải xem xét lại và có thể thực hiện sự điều chỉnh, khi cần, cho phù hợp với thực tiễn

Mục tiêu được phát triển từ sứ mạng, nhưng riêng biệt và cụ thể hơn, nó xác định những kết quả mà doanh nghiệp mong muốn đạt được sau một thời gian nhất định. Mục tiêu là những trạng thái, những cột mốc, những tiêu đích cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Nó có thể được cụ thể thành những chỉ tiêu về mức lợi nhuận, năng suất, vị thế cạnh tranh, phát triển nhân viên, quan hệ lao động, vị trí dẫn đầu về công nghệ, trách nhiệm xã hội…

Trong quản trị các doanh nghiệp, việc xác lập đúng đắn hệ thống mục tiêu đóng một vai trò quan trọng.

Trước hết, mục tiêu là phương tiện để thực hiện mục đích của doanh nghiệp.

Thông qua việc xác định và thực hiện một cách có hiệu quả mục tiêu trong từng giai đoạn sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục đích lâu dài của mình.

Thứ hai, việc xác định cụ thể các mục tiêu của doanh nghiệp mình trong từng

giai đoạn sẽ giúp các nhà quản trị nhận dạng các ưu tiên. Những hoạt động nào gắn với mục tiêu và có tầm quan trọng đối với việc thực hiện mục tiêu sẽ được ưu tiên thực hiện và phân bổ nguồn lực.

Thứ ba, mục tiêu đóng vai trò là tiêu chuẩn cho việc thực hiện, là cơ sở cho

việc thực hiện các kế hoạch hoạt động, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá các hoạt động.

Thứ tư, mục tiêu được thiết lập một cách hợp lý sẽ làm hấp dẫn các đối

tượng hữu quan (khách hàng, cổ đông, công nhân viên chức,..).

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh công ty cổ phần Đồng Tâm đến năm 2020 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)