Lý luận về GAP, VietGAP

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của quy trình thực hành chăn nuôi tốt (vietgahp) đến khả năng sản xuất của lợn trong chăn nuôi nông hộ tại thái bình (Trang 28)

1.1.7.1. GAP

Theo tổ chức nông lâm thế giới FAO: GAP (Good Agriculture Production) là bước thực hành có liên quan đến tính bền vững của môi trường, kinh tế và xã hội trong suốt quá trình sản xuất trên đồng ruộng và chế biến sau thu hoạch và kết quả tạo ra thực phẩm cũng như các sản phẩm nông nghiệp chất lượng và an toàn (FAO, 2003).

GAP là quy trình, công nghệ sản xuất tiên tiến của sản xuất nông nghiệp. Trong đó sản xuất phải theo quy trình kỹ thuật để đạt năng suất cao, chất lượng tốt và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất trong môi trường không ô nhiễm.

1.1.7.2. Tình hình thực hiện GAHP trong chăn nuôi trên thế giới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

chuyển và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên thế giới được tập trung vào vấn đề

quản lý chất lượng sản phẩm như thế nào giữa các tác nhân tham gia trong đó (nhà nước, người sản xuất, người kinh doanh, người tiêu dùng ...). Vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm được xem xét trong khuân khổ của việc quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm nói chung. Tuy nhiên đây là vấn đề phức tạp và có nhiều phương pháp quản lý khác nhau, nhiều đơn vị quản lý khác nhau phụ thuộc vào nhóm ngành hàng sản phẩm. Nhìn chung, Châu Âu có các thể chế quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp tiến bộ nhất và luôn đi đầu. Nghiên cứu mới đây của JM Codron (2006) cho thấy Chính phủ các nước Châu Âu rất quan tâm đến các chính sách quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của rau, quả, thịt, trứng và sữa, tập trung vào việc quản lý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng .... Tại Anh, thì hệ thống phân phối phải chịu trách nhiệm từ khi có xác lệnh An toàn thực phẩm (1990), nguyên tắc là để lưu thông các sản phẩm phân phối cuối cùng

đến người tiêu dùng, nếu vi phạm sẽ bị phạt rất nặng. Tại Pháp, chế tài xử phạt lai có điểm khác là ở đây quy định rằng người đầu tiên (chính là người sản xuất và người nhập khẩu) đưa sản phẩm không đạt tiêu chuẩn An toàn thực phẩm vào lưu thông sẽ bị phạt và tùy theo sản phẩm sản xuất trong nước hay sản phẩm nhập khẩu. Trong trường hợp này các nhà phân phối kiểm tra rất chặt chẽ nguồn gốc của sản phẩm. Tại Hà Lan thì Hiệp hội người tiêu dùng chủ động trực tiếp tiến hành kiểm tra phân tích sản phẩm và uy tín của các nhà phân phối bán lẻảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kiểm tra này.

Như vậy có hai loại tác nhân sẽ chịu rủi ro là các nhà phân phối và các nhà cung cấp đầu tiên ra thị trường. Chiến lược kiểm soát của họ sẽ xảy ra ở hai công

đoạn: công đoạn thực hành sản xuất và công đoạn kiểm soát sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng. Để kiểm soát công đoạn thực hành sản xuất các nhà phân phối bán lẻ đã đưa ra hệ thống điều kiện sản xuất tư nhân như EurepGAP (năm 2007 đổi thành GlobalGAP) và một số tiêu chuẩn tư nhân khác (tùy thuộc mỗi Quốc gia, mỗi nhóm sản phẩm, hay thị trường tiêu thụ của sản phẩm đó) Bằng cách xiết chặt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm nhà nước đã thúc đẩy các quá trình kiểm soát các tác nhân ảnh hưởng. Đối với các nhà nhập khẩu thì họ bắt buộc phải đẩy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

mạnh việc tự kiểm định dư lượng hóa chất trong sản phẩm, để hình thành các dịch vụ chuyên môn cho lĩnh vực này và tự kiểm định đầu tiên. Các kiểm định của nhà nước chỉ là vòng hai, tuy nhiên các kiểm định này không thường xuyên nên không hiệu quả. Các nhà nhập khẩu cùng nhau xây dựng ra các tiêu chuẩn tập thể để các công ty nhập khẩu tuân thủ thống nhất giảm thiểu rủi ro, tuy nhiên việc tạo ra tiêu chuẩn chung này chi phí quá lớn, khó đồng nhất cho các nhóm sản phẩm khác nhau. Tại Thái Lan các hoạt động liên quan đến An toàn thực phẩm được quản lý bằng luật Thực phẩm ban hành năm 1979. Theo luật này, Bộ Y tếđã ban hành một số hướng dẫn để phân loại những thực phẩm cho là có nguy hiểm đến An toàn thực phẩm. Quy định gần đây nhất được ban hành năm 2003, quy định này cho phép mức độ có thể chấp nhận được về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hay thuốc thú y, và một số hóa chất khác. Phân loại và đóng gói nhãn mác phải được chứng nhận bởi cơ quan của Bộ và điều này đòi hỏi có sự giám sát về VSATTP. Những quy định đó là nền tảng xây dựng GMP. Chứng nhận GMP được cung cấp theo một chương trình đặc biệt của Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã. Bộ này cũng đã có một chương trình để tạo ra mạng lưới giữa những thành viên tham gia GAP. Sở Nông nghiệp có khoảng 700 thanh tra có trách nhiệm xem xét các trang trại có phù hợp với tiêu chuẩn GAP không, mặc dù các cơ quan này trước kia chỉ quan tâm đến các sản phẩm xuất khẩu. Các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các chợ người bán lẻ, các nhà hàng và các người bán rong ở thành phố được quy định trong luật Y tế

công cộng năm 1992. Đối với chăn nuôi hệ thống GAHP được hoàn thiện và có tới 16 tiêu chuẩn GAHP cho các loại vật nuôi khác nhau (lợn, bò, gà thịt, gà trứng …). Bốn mục tiêu mấu chốt mà GAHP Thái Lan thực hiện là sản phẩm phải an toàn, chất lượng sản phẩm phải đạt yêu cầu, môi trường không bị tổn hại và người lao

động trong trang trại được bảo vệ. Cơ quan chịu trách nhiệm và quản lý GAHP là Cục phát triển chăn nuôi Thái Lan. Cục này trực tiếp chỉ đạo thực hiện GAHP và các bộ phận trực thuộc của Cục tại các Tỉnh chịu trách nhiệm cấp chứng nhận. Chứng nhận chỉ có giá trị trong vòng 3 năm và sau đó lại được cấp lại GAHP tùy vào việc trang trại có đảm bảo duy trì các tiêu chí hay không. Hiện Thái Lan có trung bình 811 trang trại được cấp chứng nhận mới GAHP/năm, 5318 trang trại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 được cấp lại GAHP/năm. Như vậy, hiện Thái Lan là nước đi đầu trong khối ASEAN với khoảng 15.000 trang trại chăn nuôi đã được cấp chứng nhận GAHP. Nói chung mỗi quốc gia vấn đề an toàn thực phẩm, quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng đều được quan tâm hàng đầu. Sản phẩm nông nghiệp làm thực phẩm cho con người đều phải được kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất ban đầu, thu hoạch, sơ

chế, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ tất cả phải tuân theo quy định chung mà họđã

đặt ra. Quyền lợi nghĩa vụ của người sản xuất, người phân phối, người tiêu dùng, và cơ quản lý nhà nước đã được phân công rất rõ bởi các luật, các tiêu chuẩn, các quy

định họđặt ra. Cụ thể

Malaysia, Cục Chăn nuôi thú y Malaysia được phân công quản lý về nhóm sản phẩm có nguồn gốc động vật. Đây là đợn vịđầu mối vừa xây dựng và quản lý lĩnh vực chăn nuôi thú y. Một trong những hệ thống mà họđang áp dụng để quản lý chất lượng an toàn thực phẩm sản phẩm từ chăn nuôi đó là quy trình thực hành nông nghiệp tốt - GAHP. Hiện nay, Malaysia đang áp dụng GAHP cho quy mô trang trại vừa và nhỏ. Ngoài ra, các cơ sở nuôi chim yến cũng đang được áp dụng GAHP. Tính chung, cả nước Malaysia có trên 1000 trại chăn nuôi đã áp GAHP.

Ở Singapore đã có SingaporeGAHP cho các sản phẩm nông nghiệp. Nước này không có nhiều trang trại trại chăn nuôi, chỉ có vài chục trang trại chăn nuôi gà trứng. Vì vậy, Singapore chú trọng xây dựng hệ thống quản lý chất lượng trứng để

áp dụng cho các trang trại trong nước và hàng rào kỹ thuật đối với trứng gà nhập khẩu từ các nước khác (Singapore Quality Egg Scheme – SQEC). Tiêu chuẩn SQEC dựa trên các tiêu chí về An toàn sinh học, tỷ lệ nhiễm Samonella và các yêu cầu khác về bảo quản trứng. Do vậy, các nước muốn xuất khẩu trứng vào Singapore phải đảm bảo các tiêu chuẩn SQEC.

Ở Philippine, mặc dù Philippine đã ban hành các tiêu chuẩn GAHP năm 2008, nhưng phải đến đầu năm 2011 thì mới có trang trại chăn nuôi đầu tiên được cấp chứng nhận GAHP. Hiện tại cả nước Philippin mới có 21 trang trại chăn nuôi (lợn, gia cầm và bò thịt) được cấp chứng nhận GAHP, 40 trang trại khác đã đăng ký và đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục. Cục Chăn nuôi thú y Philippine là cơ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23

1.1.7.3. VietGAP

Cụm từ “VietGAP” đang ngày càng phổ biến với người tiêu dùng, người sản xuất hay kinh doanh sản phẩm nông nghiệp. VietGAP xuất hiện lần đầu ở Việt nam vào năm 2008 khi Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Qui trình Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (gọi tắt là VietGAP) cho các sản phẩm trồng trọt rau, quả, chè viết là VietGAP, cho các sản phẩm trong chăn nuôi (bò sữa, gà, lợn, ong ..) viết là VietGAHP. Đến nay, đã có nhiểu sản phẩm nông sản của các cơ sở được chứng nhận VietGAP và VietGAHP

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam (VietGAP: Vietnamese Good Agricultural Practices) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất áp dụng trong chăn nuôi, trồng trọt nhằm đảm bảo cho vật nuôi, cây trồng được nuôi dưỡng, chăm sóc đạt các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

VietGAP là các quy phạm thực hành chuẩn nhằm kiểm soát một cách có hệ

thống các mối nguy. Bao gồm các quy định về quản lý giống, nguồn nước, sử dụng thuốc, phân bón, hóa chất, thức ăn, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm; các qui định về địa điểm, vùng sản xuất, thiết kế bố trí các khu vực sản xuất, quản lý việc di chuyển, tiêu độc khử trùng, vệ sinh môi trường, kiểm soát động vật gây hại để đảm bảo an toàn sinh học trong nuôi trồng và các quy định về quản lý chất thải nhằm bảo vệ môi trường sinh thái.

VietGAP do Bộ Nông Nghiệp và PTNT ban hành, hiện nay nước ta đã có VietGAP cho đối tượng chăn nuôi: VietGAHP nuôi lợn, gia cầm, bò sữa, thủy sản và ong

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt là yêu cầu của xã hội để cung cấp được sản phẩm nông sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và xa hơn nữa là nhu cầu của thị trường thế giới, là chìa khóa để hội nhập xuất khẩu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

1.2. Thực trạng chăn nuôi theo GAHP tại Việt Nam

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của quy trình thực hành chăn nuôi tốt (vietgahp) đến khả năng sản xuất của lợn trong chăn nuôi nông hộ tại thái bình (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)