- Khối lượng sơ sinh/con và khối lượng sơ sinh/ổ của các lứa đẻ (kg)
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:
Kết luận:
Từ kết quả của theo dõi có rút ra một số kết luận sau
Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ
(VietGAHP) có ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn nuôi trong nông hộ tại xã VũĐoài, Bách Thuận, Đông La và Thanh Tân tỉnh Thái Bình. Cụ thể
1. Khi áp dụng chăn nuôi Quy trình VietGAHP cho chăn nuôi lợn đã làm tăng số
con/ổ, khối lượng/ổ lúc sơ sinh và cai sữa; làm giảm thời giai cai sữa ở lợn nái. Lợn nái chăn nuôi áp dụng Quy trình VietGAHP và chăn nuôi truyền thống
- Số con sơ sinh sống/ổ là 11,39 và 10,46 con - Số con cai sữa/ổ là 11,16 và 10,21 con
- Khối lượng/ổ lúc sơ sinh là 14,30 và 12,94 kg - Khối lượng/ổ lúc cai sữa là 78,41 và 75,42 kg - Thời gian cai sữa là 29,70 và 33,58 ngày
2. Năng suất sinh sản qua các lứa đẻ của lợn nái khi áp dụng Quy trình VietGAHP cũng tuân theo quy luật chung là có số con sơ sinh thấp ở lứa 1, tăng dần và đạt cao nhất ở lứa đẻ 3, 4 sau đó giảm dần ở lứa đẻ 5, 6. Số con sơ sinh các lứa lần lượt là: 10,33; 11,78; 12,01; 11,95 và 11,83 con/ổ
3. Lợn con cai sữa chuyển sang nuôi thịt theo phương thức áp dụng Quy trình VietGAHP có tăng khối lượng (664,35 gam/ngày) cao hơn và tiêu tốn thức ăn (2,56 kg) thấp hơn so với phương thức chăn nuôi truyền thống (tương ứng là 651,5 gam/ngày và 2,63 kg).
Kiến nghị:
Nên mở rộng quy mô chăn nuôi áp dụng Quy trình VietGAHP trong chăn nuôi lợn nông hộ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62