Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của quy trình thực hành chăn nuôi tốt (vietgahp) đến khả năng sản xuất của lợn trong chăn nuôi nông hộ tại thái bình (Trang 35)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Trong số trên 300 hộ tham gia áp dụng Quy trình VietGAHP tại 4 xã tôi tiến hành lựa chọn 20 hộ chăn nuôi có cơ cấu đàn và điều kiện chăn nuôi tương đương

để tiến hành theo dõi. Những hộ không tham gia áp dụng VietGAHP cũng được lựa chọn 20 hộ có cơ cấu đàn và điều kiện chăn nuôi tương đương với những hộ tham gia GAHP đã chọn. Cơ cấu đàn nái của các hộ tương đương từ 5 – 7 nái sinh sản, theo dõi con giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa và giai đoạn từ cai sữa đến xuất bán

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

* Địa điểm: nghiên cứu được thực hiện tại các nông hộ chăn nuôi lợn thuộc

xã Vũ Đoài, xã Bách Thuận huyện Vũ Thư, xã Đông La huyện Đông Hưng và xã Thanh Tân huện Kiến Xương tỉnh Thái Bình.

* Thời gian: số liệu theo dõi từ tháng 5/2014 đến tháng 2/2015, số liệu thu thập từ năm 2013-2014

2.3. Nội dung nghiên cứu

* Ảnh hưởng của Quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) đến khả

năng sinh sản của lợn nái

* Ảnh hưởng của Quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) đến khả

năng sinh trưởng của lợn giai đoạn cai sữa đến xuất bán

2.4. Phương pháp nghiên cứu

* Điều tra tình hình chăn nuôi nông hộ trong địa bàn nghiên cứu năm 2013 và năm 2014. Số liệu điều tra, tổng số hộ chăn nuôi/xã, số hộ chăn nuôi áp dụng Quy trình VietGAHP và số hộ không áp dụng Quy trình VietGAHP năm 2013 và năm 2014.

* Theo dõi khả năng sinh sản và sinh trưởng ở hai phương thức nuôi áp dụng Quy trình VietGAHP và chăn nuôi truyền thống cụ thể:

2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp phân lô đối chứng so sánh và chia thành 2 giai đoạn theo dõi.

Chúng tôi tiến hành thí nghiệm trên 160 con nái trong giai đoạn sinh sản

được chia thành 2 phương thức nuôi (80 nái/phương thức) áp dụng Quy trình VietGAHP và chăn nuôi truyền thống, lợn nái nuôi ở hai phương thức đều đảm bảo

đồng đều về giống, khối lượng, tuổi, lứa đẻ, thức ăn, dẫn tinh viên, chất lượng tinh (cơ sở ban đầu tương đương).

Chăn nuôi áp dụng Quy trình VietGAHP (quản lý đàn vật nuôi) các hộ chăn nuôi tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ tiêu từ chuồng trại, thức ăn, tiêm phòng, sử dụng thuốc thú y, khử trùng tiêu độc, vệ sinh chuồng nuôi, xử lý chất thải .... đến xuất bán (Quy trình VietGAHP). Tất cả hoạt động chăn nuôi, thu, chi và xuất bán đều phải ghi chép và lưu hồ sơ chăn nuôi.

Chăn nuôi truyền thống các hộ chăn nuôi thực hiện hoạt động chăn nuôi theo truyền thống, tự phát.

* Khả năng sinh trưởng của lợn giai đoạn cai sữa đến xuất bán Theo dõi trên 30 đàn/4 xã (233 con)/2 phương thức nuôi.

Lợn theo dõi sinh trưởng (2 phương thức) từ 80 ổ theo dõi từ sơ sinh đến cai sữa, được nuôi cùng thời điểm, mùa vụ, tương đồng về số con/đàn, loại thức ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của lợn, tương đồng về thời gian nuôi và tuổi lợn. Lợn bắt đầu theo dõi được cân khối lượng đầu vào (sau cai sữa) và cân khối lượng đầu ra (xuất bán), thức ăn được theo dõi cho cả giai đoạn từ cai sữa đến xuất bán.

Chăn nuôi áp dụng Quy trình VietGAHP các hộ chăn nuôi tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ tiêu từ chuồng trại, thức ăn, tiêm phòng, sử dụng thuốc thú y, khử trùng tiêu độc, xử lý chất thải ... đến xuất bán (Quy trình VietGAHP). Tất cả hoạt động chăn nuôi, thu, chi, xuất bán đều phải ghi chép và lưu hồ sơ chăn nuôi.

Chăn nuôi truyền thống các hộ chăn nuôi thực hiện hoạt động chăn nuôi theo truyền thống, tự phát.

2.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi khả năng sinh sản

- Số con sơ sinh/ổ (con) - Số con sơ sinh sống/ổ (con)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

- Tỷ lệ sơ sinh sống (%) - Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) - Khối lượng sơ sinh/con (kg) - Thời gian cai sữa (ngày) - Số con cai sữa/ổ (con)

- Khối lượng cai sữa/con (con) - Tỷ lệ nuôi sống (%) Số con sơ sinh sống đến 24h Tỷ lệ sơ sinh sống (%) = x 100 Số con sơ sinh Số con sống đến cai sữa Tỷ lệ nuôi sống (%) = x 100 Số lợn con để lại nuôi

2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi giai đoạn 2

- Tuổi bắt đầu thí nghiệm (ngày) - Tuổi kết thúc thí nghiệm (ngày)

- Khối lượng bắt đầu nuôi thí nghiệm (kg) - Khối lượng kết thúc nuôi thí nghiệm (kg) - Tăng khối lượng giai đoạn nuôi (kg) - Tiêu tốn thức ăn giai đoạn nuôi (kg TA)

KL lúc kết thúc (g) – KL lúc bắt đầu nuôi (g) Tăng khối lượng (g/ngày) =

Số ngày nuôi

2.4.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

2.4.4.1. Khả năng sinh sản

Đối với các chỉ tiêu sinh sản: đếm số con sơ sinh, số con còn sống đến 24h, cân khối lượng toàn ổ, cân khối lượng toàn ổ khi cai sữa

2.4.4.2. Khả năng sinh trưởng

Đối với các chỉ tiêu sinh trưởng, Cân lợn bắt đầu nuôi khi cai sữa mẹ, cân khối lượng xuất bán, theo dõi lượng thức ăn (kg) toàn giai đoạn, dùng cân đồng hồ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

có độ chính xác 0,1 kg cân lần lượt từng con

Tính tăng khối lượng trung bình trong thời gian nuôi thịt (gam/con/ngày) A (gam/ngày/con) = V2 – V1

T2 – T1

A: Tăng khối lượng tuyệt đối (gam/ngày/con)

V1: Khối lượng khi cai sữa (bắt đầu nuôi) ứng với thời gian T1(cai sữa – bắt đầu nuôi)

V2: Khối lượng khi kết thúc với thời gian T2 khi kết thúc nuôi (xuất bán)

Theo dõi thức ăn đầu giai đoạn cho đến khi kết thúc Tính tiêu tốn thức ăn/ giai đoạn nuôi

TT TĂ/GĐN (kg) =

Tổng KL TĂ cho ăn trong GĐN Tổng KL TT trong GĐN

2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm chuyên dụng SAS 9.1 tại bộ môn Di truyền - Giống vật nuôi, khoa Chăn nuôi, Học viện nông nghiệp Việt Nam.

Đối với các số liệu mà đơn vị tính là % thì được chuyển dạng theo đơn vị mới trước khi đưa vào xử lý và sau khi xử lý xong kết quảđược trả lại vềđơn vị gốc.

* Các tham số thống kê - Giá trị trung bình (X ) - Độ lệch chuẩn (SE) - Hệ số biến động (Cv %)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của quy trình thực hành chăn nuôi tốt (vietgahp) đến khả năng sản xuất của lợn trong chăn nuôi nông hộ tại thái bình (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)