- Khối lượng sơ sinh/con và khối lượng sơ sinh/ổ của các lứa đẻ (kg)
3.2.3. Khả năng sinh trưởng của lợn thịt trong chăn nuôi nông hộ
Đểđánh giá khả năng sinh trưởng của lợn từ cai sữa đến xuất bán trong điều kiện chăn nuôi áp dụng Quy trình VietGAHP và điều kiện chăn nuôi nông hộ truyền thống ở Thái Bình chúng tôi tiến hành theo dõi 15 ổ/1 phương thức chăn nuôi giai
đoạn từ cai sữa đến xuất bán, thí nghiệm được nuôi dưỡng, theo dõi với các điều kiện ban đầu tương đương nhau, kết quả thể hiện ở bảng 3.8.
- Tuổi và khối lượng bắt đầu nuôi thịt (ngày;kg)
Theo bẳng 3.7 tại phương thức chăn nuôi áp dụng Quy trình VietGAHP tuổi bắt đầu nuôi thịt là 29,27 ngày với hệ số biến động là 3,28%, khối lượng bắt đầu nuôi thịt là 7,04 kg với hệ số biến động là 0,04%, số con bắt đầu nuôi là 11,20 con với hệ số biến động là 6,92%. Đối với phương thức chăn nuôi nông hộ truyền thống thì tuổi bắt đầu là 33,40 ngày với hệ số biến động là 13,94%, số con bắt đầu là 11,00 con với hệ số biến động là 7,68%, khối lượng bắt đầu là 7,41kg với hệ số biến
động là 8,25%.
Từ kết quả trên cho thấy với điều kiện chăn nuôi áp dụng Quy trình VietGAHP có tuổi và khối lượng bắt đầu thấp hơn so với điều kiện chăn nuôi truyền thống, tuy nhiên số con bắt đầu lại cao hơn. Điều này nói lên thời gian cai sữa sớm hơn của các hộ chăn nuôi áp dụng Quy trình VietGAHP so với chăn nuôi nông hộ
truyền thống và đây là một trong những sự thay đổi lớn về tập quán chăn nuôi theo hướng tích cực. Sự sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55
Bảng 3.8: khả năng sinh trưởng của lợn nuôi ở hai phương thức nuôi Các chỉ tiêu
VietGAHP Truyền thống
n
X ± SE Cv (%) n X ± SE Cv (%)
Tuổi bắt đầu (ngày) 15 29,27b ± 0,25 3,28 15 33,40a ± 1,20 13,94 Số con/đàn (con) 15 11,20a ± 0,20 6,92 15 11,00a ± 0,22 7,68 Khối lượng bắt đầu/con (kg) 15 7,04b ± 0,04 2,20 15 7,41a ± 0,15 8,04 Khối lượng bắt đầu/ổ (kg) 15 78,87a ± 1,56 7,67 15 81,51a ± 2,28 10,85 Thời gian nuôi (ngày) 15 155,53b ± 0,83 2,07 15 159,20a ± 0,80 1,94 Khối lượng kết thúc/con (kg) 15 91,00a ± 0,92 3,92 15 89,30a ± 0,83 3,61 Thức ăn/con/giai đoạn (kg) 15 214,34a ± 2,06 3,72 15 215,07a ± 2,11 3,81 Thức ăn/đàn/giai đoạn (kg) 15 2402,80a ± 55,98 9,02 15 2366,27a ± 53,99 8,84 Tiêu tốn thức ăn (kg) 15 2,56b ± 0,02 2,45 15 2,63a ± 0,02 2,55 Tăng trọng (gam) 15 664,36a ± 7,26 4,23 15 651,5a ± 7,61 4,53
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56
Theo nghiên cứu của tác giả Vũ Đình Tôn và cs. (2010) cho rằng khả năng sinh trưởng và phát triển của tổ hợp lai D x F1 (Y x MC), L x F1 (Y x MC), (L x Y) x F1 (Y x MC) thì tuổi bắt đầu nuôi thí nghiệm 60 ngày và khối lượng bắt đầu thí nghiệm là 16,50; 16,36; 16,50 kg.
Theo nghiên cứu của Phùng Thăng Long và cs. (2009) cho rằng khả năng sinh trưởng và phát triển của tổ hợp lai P x F1 (Y x MC) tuổi bắt đầu nuôi thí nghiệm là 60 ngày và khối lượng nuôi thí nghiệm là 13,60 kg. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi không so sánh với kết quả các tác giả do thí nghiệm theo dõi trong
điều kiện chăn nuôi nông hộ, chúng tôi không theo dõi được lợn nuôi thịt ở thời
điểm 60 ngày tuổi, chúng tôi theo dõi giai đoạn từ cai sữa đến xuất bán.
- Khối lượng kết thúc nuôi thịt (kg)
Qua kết quả ở bảng 3.8, trong điều kiện áp dụng Quy trình VietGAHP thì khối lượng kết thúc nuôi thịt là 91,00 kg với hệ số biến động là 3,92%. Đối với chăn nuôi truyền thống khối lượng kết thúc là 89,30 kg với hệ số biến động là 3,61%. Kết quả trên cho thấy khối lượng kết thúc khi áp dụng Quy trình VietGAHP cao hơn so với chăn nuôi truyền thống. Hệ số biến động của chỉ tiêu khối lượng kết thúc trong hai phương thức nuôi thấp đều này nói lên không có sự khác nhau về thời điểm kết thúc, phương thức nuôi và các cá thể trong theo dõi này.
Kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và cs. (2004) cho biết tổ hợp lai P x F1 (Y x MC) với khối lượng bắt đầu nuôi thịt là 13,32 kg sau 4 tháng nuôi thịt đạt khối lượng là 82,09 kg. Cũng theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng (2007) cho biết tổ hợp lai P x F1 (Y x MC) với khối lượng bắt đầu nuôi thịt là 13,95 kg (ở 60 ngày tuổi) sau 4 tháng nuôi thịt khối lượng kết thúc là 84,76 kg. Kết quả về
chỉ tiêu khối lượng kết thúc nuôi thịt trong theo dõi này cao hơn so với các thông báo trước.
Kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và cs. (2008) cho biết tổ hợp lai D x F1 (Y x MC) khối lượng bắt đầu nuôi thịt là 17,52 kg (ở 60 ngày tuổi) đến khi kết thúc nuôi thit đạt 92,53 kg, kết quả này cao hơn kết quả theo dõi của chúng tôi. Chúng tôi so sách với các tác giả về khối lượng kết thúc nuôi thịt trong điều kiện chăn nuôi nông hộ. Sự sai khác về khối lượng kết thúc của hai phương thức nuôi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57
không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Kết quả nghiên cứu của VũĐình Tôn và cs. (2010) thì tổ hợp lai D x F1 (Y x MC) lúc bắt đầu nuôi thịt là 16,50 kg (ở 60 ngày tuổi) đến khi kết thúc nuôi thịt đạt 77,32 kg sau 91,53 ngày nuôi. Do điều kiện theo dõi thí nghiệm trong nông hộ nên chúng tôi không theo dõi tăng khối lượng theo từng giai đoạn phát triển của lợn, chúng tôi theo dõi giai đoạn từ cai sữa đến xuất bán.
Như vậy kết quả trong theo dõi cho cả hai phương thức nuôi là tương đương so với các thông báo trên. Chỉ tiêu về khối lượng bắt đầu và kết thúc trong thí nghiệm được thể hiện ở biểu đồ 3.10.
Biểu đồ 3.10: Khối lượng bắt đầu, kết thúc ở 2 phương thức nuôi (kg)
Từ biều đồ thấy khối lượng bắt đầu thấp hơn và khối lượng kết thức cao hơn
ở phương thức nuôi áp dụng Quy trình VietGAHP so với chăn nuôi truyền thống.
- Tăng khối lượng trung bình/ngày (gam/con/ngày)
Từ kết quả ở bảng 3.8 ta thấy tăng khối lượng trung bình/ngày của phương thức nuôi áp dụng Quy trình VietGAHP là 664,36 gam/con/ngày, với hệ số biến
động là 4,23%. Trong điều kiện nuôi nông hộ truyền thống tăng khối lượng trung bình/ngày là 651,50 gam/con/ngày, với hệ số biến động là 4,53%, Điều này cho thấy khi áp dụng Quy trình VietGAHP có tăng khối lượng trung bình/ngày cao hơn so với nuôi truyền thống. Sự chênh lệch ở chỉ tiêu này giữa hai phương thức nuôi là không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58
Theo nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và cs. (2004) tăng khối lượng trung bình/ngày ở tổ hợp lai D x F1 (Y x MC) là 673,60 gam/con/ngày.
Theo nghiên cứu của Vũ Đình Tôn và cs. (2010) cho rằng tăng khối lượng trung bình/ngày ở tổ hợp lai D x F1 (Y x MC) là 664,02 gam/con/ngày.
Theo nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và cs. (2004) tăng khối lượng trung bình/ngày ở tổ hợp lai P x F1 (Y x MC) là 582,29 gam/con/ngày.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn thắng (2007) cho biết ở chỉ tiêu tăng khối lượng trung bình/ngày ở tổ hợp lai P x F1 (Y x MC) là 581,50 gam/con/ngày. Kết quả thu được trong theo dõi này cao hơn các thông báo 520 gam/con/ngày trong nghiên cứu mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của tổ hợp lại LR (LW x MC) và LW (LR x MC) nuôi tại vùng Đồng bằng sông Hồng (Nguyễn Văn Đức và cs., 1997). Nguyễn Văn Đức và cs. (2000) trong nghiên cứu ước tính khả năng tăng khối lượng của các tổ hợp lai LR (LW x MC) và LW (LR x MC) là 554,34 và 571,96 gam/con/ngày, đồng thời kết quả thu được cao hơn 542,23 và 577,35 gam/con/ngày trong nghiên cứu của Nguyễn Xuân Bắc (2011) trên các tổ hợp lai giữa lợn nái lai F1 (Y x MC) phối với đực Duroc và Pi nuôi tại Hải Dương.
Như vậy kết quả trong theo dõi này là tương đương và có phần cao hơn so với các thông báo trên. Tăng khối lượng trung bình/ngày của hai phương thức nuôi thể hiện ở biểu đồ 3.11.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59
- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng
Từ kết quả bảng 3.8, hệ số tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng khi áp dụng Quy trình VietGAHP là 2,56 kg TĂ/kg tăng khối lượng, với hệ số biến động là 2,45%. Đối với nuôi truyền thống hệ số tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 2,63 kg TĂ/kg tăng khối lượng với hệ số biến động là 2,55%. Vậy khi áp dụng Quy ttrình VietGAHP vào chăn nuôi nông hộ hệ số tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thấp hơn so với phương thức chăn nuôi truyền thống. Sự sai khác rõ rệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Hệ số tiêu tốn thức ăn ở hai phương thức nuôi thể hiện ở biểu đồ
3.12.
Biểu đồ 3.12: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ở hai phương thức
(kg TĂ/kg TKL)
Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Bình (2006), hệ số tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của tổ hợp lai D x F1 (L x Y) và P x F1 (L x Y) trong 4 tháng nuôi lần lượt là 3,05 và 3,00 kg TĂ/kg TKL. Theo Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010). TTTĂ/kg TKL của tổ hợp lai D x F1 (L x Y) là 2,25 kg TĂ/kg TKL, ở tổ
hợp lai P x F1(L x Y) là 2,48 kg TĂ/kg TKL. Kết quả thu được trong theo dõi này thấp hơn nhiều so với thông báo 3,67 kg/kg TKL của tổ hợp lai MC lai LR(LW x MC) và LW(LR x MC) nuôi thịt tại vùng đồng bằng sông Hồng (Nguyễn văn Đức và cs., 1997). Cùng tác giả Nguyễn Văn Đức và Giang Hồng Tuyến (2000) trên nghiên cứu các tổ hợp lai LR (LW x MC) và LW (LR x MC) cho biết tiêu tốn thức
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60 ăn là 3,7 và 3,8 kg TĂ/kg TKL. 3,49 và 3,60 kg TĂ/kg TKL trên các giống LR, Yorshire và MC nuôi tại Thái Nguyên là thông báo của Nguyễn Văn Vượng (2001). Như vậy kết quả thu được trong theo dõi này thấp hơn các thông báo trên và thể
hiện trên biểu đồ 3.12.
- Thời gian nuôi (ngày)
Với tuổi bắt đầu ở hai phương thức nuôi không bằng nhau, tuổi kết thúc khi áp dụng Quy trình VietGAHP là 155,53 ngày, chăn nuôi truyền thống là 159,20 ngày. Sự
sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05) và kết quả thể hiện ở biểu đồ 3.13.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61