Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.2.1. Năng suất sinh sản chung của lợn nái ở hai phương thức nuô
Năng suất sinh sản của lợn nái trong chăn nuôi nông hộ ở Thái Bình (hai phương thức chăn nuôi) được trình bày ở bảng 3.2. Từ kết quảđó cho thấy:
- Số con sơ sinh/ổ (con)
Tổng số con sơ sinh/ổ là tổng tất cả số lợn con đẻ ra bao gồm: số con sơ
sinh sống, số con chết khi đẻ ra và số con chết lưu. Chỉ tiêu này đánh giá số trứng
được thụ tinh và trình độ kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái mang thai. Số con sơ sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào số hợp tử được hình thành và khả năng nuôi thai của lợn mẹ. Chỉ tiêu này có hệ số di truyền thấp h2 = 0,01 (Clevland và cs., 2000), có tương quan kiểu hình thuận và chặt chẽ với số con sơ sinh sống r = 0,92 (Serenius và cs., 2002). Do vậy nó quyết định nhiều đến số con sơ sinh sống/ổ
cũng có nghĩa góp phần nâng cao được số con còn sống/ổ
Qua bảng 3.2 cho thấy trong điều kiện chăn nuôi nông hộ tại Thái Bình, lợn nái
được nuôi theo phương thức chăn nuôi áp dụng Quy trình VietGAHP có số con sơ
sinh/ổ là 11,80 con với hệ số biến động là 9,78%. Lợn nái nuôi theo phương thức chăn nuôi truyền thống có số con sơ sinh/ổ là 11,02 con với hệ số biến động là 9,36%. Từ
kết quả trên cho thấy số con sơ sinh trong điều kiện chăn nuôi nông hộ áp dụng Quy trình VietGAHP cao hơn so với số con sơ sinh của lợn nái trong điều kiện chăn nuôi nông hộ truyền thống. Sự sai khác này là rõ rệt (P<0,05)
Tác giả VũĐình Tôn và cs. (2007) cho biết lợn nái lai F1(Y x MC) được nuôi trong điều kiện nông hộ thuộc huyện Cẩm Giàng - Hải Dương có số con sơ sinh/ổ là 11,73 con.
Tác giả Lê Thanh Hải và cs. (2001) cho thấy số con sơ sinh đẻ ra ở lợn nái lai F1 (L x Y) đạt là 10,82 con, ở lợn nái lai F1(Y x L) là 10,47 con. Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005) số con sơ sinh của lợn nái lai F1(Y x L) phối với
đực Duroc là 10,34 con.
So với các thông báo, kết quả trên thì chỉ tiêu tổng số con sơ sinh/ổ thu được trong theo dõi này là tương đương. Điều này cho thấy, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái mạng thai và kỹ thuật phối giống tại các hộ chăn nuôi hiện nay tốt hơn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33
Bảng 3.2: Năng suất sinh sản của lợn nái ở hai phương thức nuôi
Các chỉ tiêu VietGAHP Truyền thống
n X ± SE Cv (%) n X ± SE Cv (%)
Số con sơ sinh (con) 240 11,80a ± 0,07 9,78 240 11,02b ± 0,06 9,36 Số con sơ sinh sống (con) 240 11,39a ± 0,06 8,70 240 10,46b ± 0,06 8,20 Số con để nuôi (con) 240 11,39a ± 0,06 8,70 240 10,46b ± 0,06 8,20 Tỷ lệ sơ sinh sống (%) 240 96,76a ± 0,36 5,70 240 95,31b ± 0,53 8,65 Khối lượng sơ sinh/con (kg) 240 1,26a ± 0,01 6,86 240 1,24a ± 0,0001 5,76 Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 240 14,30a ± 0,09 10,02 240 12,94b ± 0,08 9,98 Số con cai sữa (con) 240 11,16a ± 0,07 10,34 240 10,21b ± 0,05 7,80 Tỷ lên nuôi sống (%) 240 98,10a ± 0,47 7,35 240 97,83a ± 0,38 6,00 Khối lượng cai sữa/con (kg) 240 7,02b ± 0,01 2,00 240 7,39a ± 0,04 7,72 Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 240 78,41a ± 0,53 10,48 240 75,42b ± 0,53 10,85 Thời gian cai sữa (ngày) 240 29,70b ± 0,10 5,38 240 33,58a ± 0,29 13,43
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34
- Số con sơ sinh sống/ổ (con)
Số con sơ sinh sống/ổ là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng nó nói lên khả năng đẻ nhiều hay ít của con giống, của từng cá thể và nói nên kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái có chửa, kỹ thuật phối giống và thụ tinh. Chỉ tiêu này tương quan di truyền thuận và chặt với số con cai sữa, r = 0,081 (Rothschild và Bidanel, 1998). Như vậy nâng cao số con sơ sinh sống/ổ, tăng hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản.
Qua bảng 3.2 cho thấy số con sơ sinh sống ở phương thức chăn nuôi áp dụng Quy trình VietGAHP là 11,39 với hệ số biến động là 8,70%. Ở phương thức chăn nuôi truyền thống là 10,46 con với hệ số biến động là 8,20%. Điều này cho thấy trong điều kiện chăn nuôi áp dụng Quy trình VietGAHP có số con sơ sinh sống/ổ
cao hơn trong điều kiện chăn nuôi nông hộ truyền thống và sự sai khác của chỉ tiêu này có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05). Như vậy, trong cùng điều kiện chăn nuôi nông hộ khi áp dụng Quy trình VietGAHP số con sơ sinh sống/ổ ở lợn được nâng cao hơn so với chăn nuôi truyền thống.
Theo tác giả Vũ Đình Tôn và cs. (2007) cho biết lợn nái lai F1 trong điều kiện chăn nuôi nông hộ có số con sơ sinh sống/ổ là 11,21 con. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của tác giả
Theo Hà Thu Trang (2012), số con sơ sinh sống/ổ của F1 (L x MC); F1 (Y x MC) và F1 (Pi x MC) nuôi tại tỉnh Lào Cai lần lượt là 11,32; 11,30; 11,94 con/ổ. Nguyễn Văn Đức (1999) cho biết trên tổ hợp lai F1 (L x MC) và F1 (LW x MC) nuôi tại vùng đồng bằng sông hồng có số con sơ sinh sống lần lượt là 10,89 và 10,84 con/ổ. 10,89 và 10,93 con/ổ là số con sơ sinh sống/ổ của tổ hợp lai F1 (L x MC) và F1 (LW x MC) nuôi tại xã Đông Kinh và Độc Lập, tỉnh Thái Bình (Trần Duy Khanh và cs., 2004).
Một nghiên cứu khác của Nguyễn Quế Côi (2005) trên tổ hợp lai F1 (Y x MC) có số con sơ sinh sống/ổ là 9,92 con/ổ. Theo tác giảĐặng Vũ Bình (2001) số
con sơ sinh sống/ổ của Landrace và Yorkshire là 9,91 và 9,70; 10,02 và 9,94; 9,23 và 9,85 con (Định Văn Chỉnh và cs., 2001); 10,10 và 10,91 con (Phùng Thị Vân và cs., 2001); 10,30 và 9,97 con (Phan Xuân Hảo và cs., 2002). Theo tác giả Phan
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35
Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy, (2009) cho biết tổ hợp lai Pidu x Landrace, Pidu x F(L x Y); Pidu x Yorkshire lần lượt là 11,50; 11,01 và 11,65 con. Các chỉ tiêu số
con sơ sinh/ổở hai phương thức nuôi áp dụng Quy trình VietGAHP và truyền thống
được minh họa ở biểu đồ 3.2.
Biểu đồ 3.2: Tổng sơ sinh, số con sơ sinh sống, số con để nuôi và số con cai sữa
của hai phương thức nuôi (con)
- Tỷ lệ sơ sinh sống (%)
Chỉ tiêu tỷ lệ sơ sinh sống đánh giá sức sống của lợn con, khả năng nuôi thai của lợn mẹ và chất lượng đàn con khi mới sinh, đồng thời đánh giá được điều kiện kỹ thuật, trình độ nuôi dưỡng của các hộ chăn nuôi
Tỷ lệ sơ sinh sống của lợn nái nuôi trong điều kiện chăn nuôi nông hộđược áp dụng Quy trình VietGAHP là 96,76% với hệ số biến động là 5,70%, nuôi trong
điều chăn nuôi nông hộ truyền thống là 95,31% với hệ số biến động là 8,65% (bảng 3.2). Tỷ lệ sơ sinh còn sống của lợn nái trong cùng điều kiện chăn nuôi nông hộ khi
được áp dụng Quy trình VietGAHP cao hơn chăn nuôi truyền thống và sự sai khác này là rõ rệt (P<0,05).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36
Tác giả Vũ Đình Tôn và cs. (2010) nghiên cứu lợn nái F1 (Y x MC) nuôi trong điều kiện nông hộ truyền thống tại Bắc Giang cho biết tỷ lệ sơ sinh sống của lợn nái F1 (Y x MC) phối với đực giống Landrace, Duroc và F1 (L x Y) lần lượt là: 96,1; 94,13 và 96,03%. Trong cùng điều kiện chăn nuôi nông hộ truyền thống sự
khác biệt về giống cũng không tạo sự chênh lệch về tỷ lệ sơ sinh sống trong chăn nuôi nái sinh sản. Tỷ lệ sơ sinh còn sống hoàn toàn phụ thuộc vào phương thức chăn nuôi, điều kiện chăm sóc nái chửa, điều kiện môi trường, thức ăn chăn nuôi, ...
Kết quả thu được trong theo dõi này khi áp dụng Quy trình VietGAHP vào chăn nuôi nông hộ thì tỷ lệ sơ sinh sống của lợn nái được nâng lên cao hơn chăn nuôi nông hộ truyền thống trong cùng điều kiện theo dõi.
- Khối lượng sơ sinh/con (kg)
Chỉ tiêu này phản ánh sự sinh trưởng của thai và khả năng nuôi thai của lợn mẹ. Khối lượng sơ sinh/con phụ thuộc vào giống, số con sơ sinh và ảnh hưởng đến khối lượng sơ sinh/ổ. Chỉ tiêu này ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trọng của lợn con trong giai đoạn theo mẹ và thời kỳ sau cai sữa
Từ bảng 3.2 cho thấy khối lượng sơ sinh/con trong phương thức chăn nuôi áp dụng Quy trình VietGAHP là 1,26 kg với hệ số biến động là 6,86% và trong chăn nuôi truyền thống là 1,24 kg với hệ số biến động là 5,76%. Kết quả trên cho thấy khối lượng sơ sinh/con ở lợn nái trong chăn nuôi áp dụng Quy trình VietGAHP cao hơn so với chăn nuôi truyền thống, tuy nhiên sự sai khác này là không rõ ràng (P<0,05).
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006) cho thấy khối lượng sơ sinh/con của con nái lai P x F1 (Y x MC) là 1,11 - 1,12 kg. Trong cùng điều kiện chăn nuôi lợn nông hộ thuộc huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương. Vũ Đình Tôn và cộng tác viên (2010) cho biết khối lượng sơ sinh/con là 1,17 kg cùng công thức lai. Trong nghiên cứu của tác giả Võ Trọng Hốt và cộng tác viên (1993) về nái lai F1 (Y x MC) nuôi ở điều kiện chăn nuôi nông hộđã thu được kết quả khối lượng sơ sinh/con là 0,93 kg. Theo kết quả nghiên cứu của Đoàn Xuân Phúc và cộng tác viên (2001) khối lượng sơ sinh/con của Landrace và Yorkshire là 1,36 và 1,35 kg/con; 1,34 và 1,28 kg/con (Định văn Chỉnh và cs., 2001).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37
Theo Hà Thu Trang (2012) cho biết khối lượng sơ sinh/con của tổ hợp lai F1 (L x MC); F1 (Y x MC) và F1 (Pi x MC) nuôi tại tỉnh Lào Cai lần lượt là 1,10; 1,07 và 1,15 kg/con. 0,98 và 1,03 kg/con là khối lượng sơ sinh/con của tổ hợp lai F1 (L x MC) và F1 (LW x MC) nuôi tại xã Động Kinh và xã Độc Lập tỉnh Thái Bình (Trần Duy Khanh và cs., 2004). Nguyễn Văn Đức và cs. (2000) cho biết khối lượng sơ
sinh/con của tổ hợp lai F1 (L x MC) và F1 (LW x MC) là 1,10 và 1.12 kg/con. Kết quả của Nguyễn Xuân Bắc (2011) giữa nái lai F1 (Y x MC) phối với đực Duroc và Pietrain nuôi tại Hải Dương là 1,20 và 1,14 kg/con
Như vậy kết quả thu được trong theo dõi này là nằm trong phạm vi của các thông báo trước.
- Khối lượng sơ sinh/ổ (kg)
Khối lượng sơ sinh phản ảnh sự sinh trưởng của thai và khả năng nuôi thai của mẹ, khối lượng sơ sinh/ổ phụ thuộc vào số con sơ sinh/ổ và khối lượng sơ
sinh/con. Chỉ tiêu này có tương quan thuận và chặt với số con sơ sinh/ổ, r = 0,65 (Rosthchild và Bidanel, 1998).
Qua kết ở bảng 3.2 cho thấy khối lượng sơ sinh/ổ của lợn nái trong chăn nuôi nông hộ áp dụng Quy trình VietGAHP là 14,30 kg với hệ số biến động là 10,02% và trong chăn nuôi nông hộ truyền thống là 12,94 kg với hệ số biến động là 9,98%. Kết quả cho thấy, khi áp dụng Quy trình VietGAHP vào chăn nuôi đã nâng cao
được khối lượng sơ sinh/ổ so với chăn nuôi truyền thống, và sự sai này khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05).
Theo tác giả Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006) khối lượng sơ
sinh/ổ ở nái F1 (Y x MC) trong điều kiện chăn nuôi truyền thống là 12,65 kg. Tác giả Vũ Đình Tôn và cộng tác viên (2010) cho biết khối lượng sơ sinh/ổ của tổ hợp lai D x F1 (Y x MC) là 12,92 kg. Theo kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cộng tác viên (2001) khối lượng sơ sinh/ổ của con Landrace và Yorkshire lần lượt là 14,42 -14,54 kg/ổ và 12,95 - 13,96 kg/ổ (Đinh Văn Chỉnh và cs., 2001).
Như vậy, kết quả thu được trong theo dõi này đối với chăn nuôi nông hộ áp dụng Quy trình VietGAHP cho khối lượng sơ sinh/ổ cao hơn so với chăn nuôi nông hộ truyền thống và nằm trong phạm vi biến động của nhiều thông báo trước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38
- Số con cai sữa/ổ (con)
Từ bảng 3.2 cho thấy số con cai sữa/ổ tại phương thức chăn nuôi nông hộ áp dụng Quy trình VietGAHP là 11,16 con với hệ số biến động là 10,34%. Trong chăn nuôi truyền thống số con cai sữa/ổ là 10,21 con với hệ số biến động là 7,80%. Qua kết quả trên cho thấy cùng điều kiện chăn nuôi nông hộ, khi áp dụng Quy trình VietGAHP thì số con cai sữa/ổ cao hơn khi không áp dụng Quy trình VietGHAP (chăn nuôi nông hộ truyền thống), sự sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05). Điều này được giải thích là do số con sơ sinh sống và để nuôi/ổở phương thức nuôi áp dụng Quy trình VietGAHP là cao hơn so với chăn nuôi truyền thống.
Theo nghiên cứu của tác giả Võ Trọng Hốt và cộng tác viên (1999) về lợn nái lai F1 (Y x MC) nuôi trong điều kiện nông hộ cho biết số con cai sữa/ổđạt 10,69 con. Tác giả Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006) cho biết số con cai sữa/ổ là 10,47 con, tác giả VũĐình Tôn và cs. (2007) thông báo số con cai sữa/ổ là 10,42 con. Như vậy, kết quả thu được trong theo dõi này tại phương thức nuôi áp dụng Quy trình VietGAHP cao hơn với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.
- Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%)
Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) cho thấy hiệu quả trong chăn nuôi lợn nái,
đây là yếu tố tính lợi nhuận, khả năng tiết sữa và tính khéo nuôi con của lợn nái, cũng như chếđộ chăn sóc nuôi dưỡng lợn nái nuôi con.
Trong phương thức chăn nuôi áp dụng Quy trình VietGAHP tỷ lệ nuôi sống
đến cai sữa là 98,10% với hệ số biến động là 7,35%. Đối với phương thức chăn nuôi nông hộ truyền thống tỷ lệ nuôi sống là 97,83% với hệ số biến động là 6,00%. Qua kết quả trên cho thấy tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa lợn con tại phương thức chăn nuôi truyền thống thấp hơn khi áp dụng Quy trình VietGAHP, tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tuy nhiên, điều này chỉ ra rằng khi áp dụng Quy trình VietGAHP người chăn nuôi đã dần nâng cao kỹ thuật chăm sóc nái sinh sản, môi trường chăn nuôi con tốt hơn.
Theo nghiên cứu của tác giả Vũ Đình Tôn và cộng tác viên (2010) đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái lai F1 (Y x MC) nuôi trong điều kiện nông hộ cho biết tỷ lệ sơ sinh sống của các tổ hợp lai: D x F1 (Y x MC); L x F1 (Y x MC) và F1 (L x
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39
Y) x F1 (Y x MC) lần lượt là 96,26; 96,78; và 96,74%. Với các nghiên cứu khác trên lợn nái ngoại như tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa của con Landrace và Yorkshire lần lượt là 84,65 - 90,93 và 89,58 - 94,22% (Phùng Thị Vân và cs., 2001); 92,97 và 93,77% (Đinh Văn Chỉnh và cs., 2001); 96,04 và 95,42% (Phan Xuân Hảo và cs., 2001). Như vậy, kết quả thu được trong theo dõi này tại phương thức nuôi áp dụng Quy trình VietGAHP cao hơn với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.
- Khối lượng cai sữa/con (kg)
Khối lượng cai sữa/con giúp đánh giá mức độ tăng khối lượng của lợn con trong giai đoạn theo mẹ và khả năng nuôi con của lợn nái. Khối lượng cai sữa/con phụ thuộc vào độđồng đều của đàn lúc sơ sinh, tỷ lệ nuôi sống, độđồng đều khi cai sữa, khối lượng cai sữa toàn ổ và số con cai sữa/ổ.
Khối lượng cai sữa/con của lợn nái trong điều kiện chăn nuôi nông hộ áp dụng Quy trình VietGAHP là 7,02 kg/con ở 29,7 ngày. Khối lượng cai sữa/con trong chăn nuôi nông hộ truyền thống là 7,39 kg/con ở 33,58 ngày (bảng 3.2). Như
vậy khối lượng cai sữa/con ở lợn nái trong điều kiện chăn nuôi nông hộ truyền thống cao hơn (P<0,05) so với phương thức áp dụng Quy trình VietGAHP và điều này là phù hợp do thời gian cai sữa ở lợn con trong chăn nuôi truyền thống dài hơn