Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của quy trình thực hành chăn nuôi tốt (vietgahp) đến khả năng sản xuất của lợn trong chăn nuôi nông hộ tại thái bình (Trang 25)

1.1.5.1. Sự sinh trưởng và phát dục của lợn

Theo Trần Đình Miên (1982) sinh trưởng là một quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng về chiều dài, bề ngang, khối lượng của các cơ quan bộ phận và toàn cơ thể con vật trên cơ sở tinh chất di truyền từđời trước. Sinh trưởng mang tính chất giai đoạn, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Khi nói đến sinh trưởng là nói đến sự phát dục vì hai quá trình này là đồng thời diễn ra trong cơ thể con vật, nếu như sinh trưởng là sự tích lũy về lượng thì phát dục tích lũy về chất. Phát dục diễn ra trong quá trình thay đổi về cấu tạo, chức năng, hình thái, kích thước các bộ phận cơ thể. Phát dục của cơ thể con vật là quá trình phức tạp trải qua nhiều giai đoạn từ khi trứng rụng tới khi trưởng thành, khi con vật trưởng thành quá trình sinh trưởng chậm lại, sự tăng sinh các tế bào ở cơ quan, tổ

chức không nhiều lắm, cơ thể to ra, béo thêm nhưng chủ yếu là tích lũy mỡ, còn tích lũy cơ xem nhưở trạng thái ổn định

Ở lợn đang phát triển đến giai đoạn cho thịt lúc này quá trình tổng hợp Protit làm tăng tỷ lệ nạc, từđó các tế bào cơ to ra lúc này lợn phát triển cả về chiều dài và

độ dày. Trong quá trình sinh trưởng, thành phần hóa học cũng như tỷ lệ các phần thịt và phẩm chất thịt cũng thay đổi, cùng với sự tăng lên, lúc này tỷ lệ Protein giảm nhẹ

Quá trình sinh trưởng của lợn được thể hiện qua tiềm năng di truyền. Hệ số

di truyền tăng trọng hàng ngày, tiêu tốn thức ăn cũng như tuổi kết thúc vỗ béo dao

động ở phạm vi rộng, phụ thuộc vào giống, quần thể, phương pháp tích khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng

1.1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng

* Tốc độ sinh trưởng

Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) tốc độ sinh trưởng là chỉ tiêu kinh tế

quan trọng hàng đầu trong chăn nuôi lợn thịt. Tốc độ sinh trưởng nhanh sẽ góp phần giảm thiểu tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng, tăng tỷ lệ thịt nạc trong thịt sẻ, giảm chi phí trong chăn nuôi ... khả năng sinh trưởng được tính

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17

theo gam/con/ngày hay kg/tháng. Tốc độ sinh trưởng của các giống lợn khác nhau là khác nhau. Các giống lợn nội có khả năng tăng khối lượng thấp hơn lợn lai và lợn ngoại.

Trong phạm vi ứng dụng có thểđề cập đến các chỉ tiêu sau đây

+ Sinh trưởng tích lũy: là khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo tăng lên sau một thời gian sinh trưởng

+ Sinh trưởng tuyệt đối: là khối lượng kích thước của cơ thể gia súc tăng lên trong đơn vị thời gian đối với lợn, đơn vị thời gian thường là ngày. Sinh trưởng tuyệt đối cho biết mỗi con lợn, mỗi ngày tăng bao nhiêu gam. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

+ Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ % của khối lượng cơ thể hay kích thước các chiều đo tăng lên của lần khảo sát trước

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của quy trình thực hành chăn nuôi tốt (vietgahp) đến khả năng sản xuất của lợn trong chăn nuôi nông hộ tại thái bình (Trang 25)