Tình hình học sinh trên địa bàn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở vùng biển tỉnh quảng trị (Trang 42)

Số lượng

Với hệ thống trường lớp và đội ngũ cán bộ giáo viên như trên, thời gian qua số lượng học sinh các cấp học của 4 xã bãi ngang huyện Gio Linh được thống kê như sau:

Bảng 2.3. Biểu thống kê số lượng học sinh các cấp ở các xã ven biển bãi ngang huyện Gio Linh giai đoạn 2008 - 2012

Năm học Cấp mầm non Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp THPT, Bổ túc Lớp Học sinh Lớp Học sinh Lớp Học sinh Học sinh

2007-2008 25 613 51 1.633 40 1.623 755 2008-2009 26 634 52 1.675 41 1.662 767 2009-2010 26 645 53 1.707 42 1.698 789 2010-2011 27 677 54 1.731 43 1.714 791 2011-2012 28 693 55 1.752 44 1.738 812

(Nguồn: Sở GD-ĐT tỉnh quảng Trị; Phòng GD-ĐT huyện Gio Linh)

Trong giai đoạn 2008 - 2012, số lượng học sinh của các cấp học tăng nhưng không đáng kể. Trong đó, học sinh hệ ngoài công lập của mầm non và trung học phổ thông đã có hướng phát triển. Theo số liệu thống kê, trong năm học 2011 - 2012, số cháu đi nhà trẻ đạt tỷ lệ 13,2%; học sinh mẫu giáo đạt tỷ lệ 67,5%; học sinh tiểu học đạt tỷ lệ 98,1%; học sinh trung học cơ sở đạt tỷ lệ 95,2%; học sinh trung học phổ thông đạt tỉ lệ 78,0%.

Nhìn chung, các trường ở vùng biển bãi ngang của huyện Gio Linh đã huy động được thanh thiếu niên trong độ tuổi đến trường. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh đến trường ở địa phương vẫn còn khá thấp và có xu hướng giảm dần qua các năm so với mặt bằng chung của toàn tỉnh. Số học sinh ở bậc trung học phổ thông trong vùng chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng số học sinh phổ thông của toàn huyện.

Chất lượng

Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở phát triển khá vững chắc.

Về chất lượng chuyển lớp và tốt nghiệp hàng năm của cấp học tiểu học và trung học cơ sở khá cao và được giữ vững. Điều này, chứng tỏ ý thức học tập của học sinh bắt đầu được nâng cao, đội ngũ giáo viên đã có sự trao đổi chuyên môn, có tâm huyết với nghề, có sự quan tâm của nhà trường đối với việc tuyên truyền và vận động học sinh không bỏ lớp của địa phương.

Năm học 2011 - 2012, có 372 học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt tỷ lệ 98,85%; 418 học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt tỷ lệ 96,24%; 171 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt tỷ lệ 71,07%; 15 học sinh tốt nghiệp Bổ túc trung học phổ thông đạt tỷ lệ 52,85%

Bảng 2.4. Tỷ lệ chuyển lớp, đỗ tốt nghiệp hàng năm của cấp tiểu học và trung học cơ sở giai đoạn 2008 - 2012

Năm học Tỷ lệ chuyển lớp Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp

2007 – 2008 98,45 99,42008 – 2009 98,5 99,7 2008 – 2009 98,5 99,7 2009 – 2010 97,5 99,5 2010 – 2011 96,9 97,4 2011 – 2012 95,6 98,5

(Nguồn: Sở GD-ĐT tỉnh quảng Trị; Phòng GD-ĐT huyện Gio Linh)

Tỷ lệ chuyển lớp, chuyển cấp (đỗ tốt nghiệp) của cấp học tiểu học, trung học cơ sở hiện nay đạt được yêu cầu chung đạt từ 95% trở lên. Tuy nhiên chất lượng giữa các xã chưa được đồng đều, học sinh ở xã Gio Hải, Gio Việt có ưu điểm nhận thức nhanh và có nhiều thời gian học tập chính khóa cũng như tự học ở nhà hơn. Đối với học sinh xã Trung Giang một số các em có điều kiện và thời gian tự học ở nhà, còn phần lớn các em vùng Trung Giang và Trung Hải không có điều kiện và thời gian tự học ở nhà. Vì vậy, chất lượng của các xã có khoảng cách và sự chênh lệch nhất định.

Bảng 2.5. Thống kê chất lượng học tập văn hóa của học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở các xã bãi ngang huyện Gio Linh từ năm 2008 - 2012 Năm học Tổng

số

Giỏi Khá Trung bình Yếu

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 2008-2009 3.337 182 5,4 1098 32,9 1991 59,6 66 2,1 2009-2010 3.405 216 6,3 1100 32,3 1966 57,7 123 3,7 2010-2011 3.445 239 6,9 1170 33,9 1877 54,5 159 4,7 2011-2012 3.490 245 7 1013 29 2009 57,5 223 6,5

(Nguồn: Sở GD-ĐT tỉnh quảng Trị; Phòng GD-ĐT huyện Gio Linh)

Trong giai đoạn 2008 - 2012, chất lượng học tập văn hóa có nhiều tiến bộ, tỷ lệ học sinh có học lực từ trung bình trở lên đạt từ 95% trở lên. Số học

Đây là kết quả đáng mừng cho Sở giáo dục tỉnh nói chung và phòng giáo dục huyện nói riêng. Điều này càng khẳng định bước chuyển biến về chất lượng giáo dục ở các xã bãi ngang còn nhiều khó khăn, đồng thời cũng nói lên sự cố gắng của riêng ngành giáo dục và công tác xã hội hóa giáo dục khi được đông đảo lực lượng xã hội tham gia. Sự phối hợp thực hiện trên sẽ tạo ra động lực cho công tác dạy học, hạn chế bớt những yếu kém, tiêu cực, khơi thông những mối quan hệ cần thiết như nhà trường - gia đình, nhà trường – xã hội nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học của huyện.

Chất lượng học sinh giỏi có sự chuyển biến, học sinh có các phong trào học tập và rèn luyện, phong trào thi đua học tốt đươc đẩy mạnh. Mặc dù, hàng năm các trường phổ thông ở các xã bãi ngang huyện mới chỉ có hơn 10 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện trong đó có nhiều giải nhất về các môn văn hóa, thể thao nhưng cũng cho thấy sự cố gắng học tập của bản

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở vùng biển tỉnh quảng trị (Trang 42)