Các nhân tố tác động đến tình trạng học sinh bỏ học ở vùng ven biển bãi ngang

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở vùng biển tỉnh quảng trị (Trang 26)

1.2.2. Các nhân tố tác động đến tình trạng học sinh bỏ học ở vùng venbiển bãi ngang biển bãi ngang

Trong số học sinh bỏ học giữa chừng hàng năm của cả nước, học sinh ở các vùng biển bãi ngang chiếm số lượng lớn. Đây là vấn đề nhức nhối, chưa có giải pháp khắc phục. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng và gây ra hiện tượng bỏ học của học sinh vùng biển bãi ngang:

- Điều kiện tự nhiên là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến vấn đề học sinh bỏ học ở vùng biển bãi ngang hiện nay. Nếu điều kiện tự nhiên ở các vùng ven biển bãi ngang thuận lợi sẽ giúp học sinh đến trường nhiều hơn, học sinh không phải nghỉ học vì lý do mưa bão, trường học xa. Ngược lại, nếu điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, vị trí địa lý không thuận lợi sẽ là nhân tố chính tác động đến việc bỏ học của học sinh. Vùng ven biển bãi ngang nằm chênh vênh bên bờ biển đầy gió, cát và phi lao, là các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, giao thông không thuận lợi, điều kiện đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa đã ảnh hưởng nhiều đến việc học hành của học sinh. Khoảng cách từ nhà đến trường quá xa, nhiều học sinh tiểu học, trung học cơ sở các xã ven biển sống ở các còn cát, không có đường bê tông, phải đi bộ mấy cây số để đến trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em.

- Điều kiện kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến vấn đề học sinh bỏ học. Những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, thu nhập cao sẽ có điều kiện đầu tư cho việc học tập của con em mình. Ngược lại, những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, phụ huynh ít quan tâm hoặc không có điều kiện để đầu tư cho việc học của học sinh là nguyên nhân làm cho số lượng học sinh bỏ học ở các vùng ven biển ngày càng tăng. Người dân vùng ven biển bãi ngang có cuộc sống khó khăn, thu nhập chính của họ là dựa

vào đánh bắt các loại hải sản gần bờ như: cá, tôm, mực, ốc... bằng các phương tiện thô sơ như thúng, ghê nan. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, đất canh tác ít chủ yếu là các cồn cát bị gập mặn nên gây khó khăn cho việc trồng trọt chăn nuôi. Điều kiện kinh tế gia đình nghèo khó, thiếu cái ăn, cái mặc, thiếu phương tiện đến trường thì các em khó mà tiếp tục theo học; phải thôi học để phụ giúp gia đình, làm nghề phụ kiếm sống hoặc lang thang kiếm sống.

- Trình độ dân trí của người dân: phụ huynh có trình độ dân trí, nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập sẽ luôn tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh đến trường. Nếu trình độ dân trí thấp, nhận thức hạn hẹp về mục đích học tập, trình độ giáo dục thấp, phương pháp giáo dục của cha mẹ không phù hợp với tâm lý của con cái, hoàn cảnh sống, nề nếp gia đình… gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em.

- Quan điểm - tâm lý: những người có quan điểm coi trọng việc học tập sẽ luôn đầu tư cho việc học đúng đắn. Ngược lại, với những người coi việc học tập không cần thiết, không quan trọng sẽ không mặn mà với việc đầu tư cho học tập. Với người dân vùng ven biển bãi ngang, bao đời nay sống dựa vào nghề đi biển, lao động không cần có trình độ đào tạo cao mà chủ yếu theo lối kinh nghiệm “cha truyền con nối” nên với họ, học cũng tốt, nhưng cũng chẳng bằng việc buông chài thả lưới, kiếm con cá, con tôm để nuôi sống gia đình. Và, vì thế mà họ không mặn mà với việc cho con đến trường. Việc học đối với người dân ở đây không phải là ưu tiên hàng đầu. Con cái lớn lên, chỉ cần biết đọc, biết viết, biết làm các phép tính cộng, trừ, nhân, chia là đủ; cái quan trọng hơn là “phải biết làm việc để nuôi sống bản thân ngay từ khi chúng có thể làm việc”.

- Chính sách của Nhà nước có thể tác động hai mặt đến vấn đề bỏ học của học sinh. Mặt lợi: các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước giúp các hộ dân ổn định đời sống, chăm lo sản xuất kinh tế, cải thiện thu nhập,

chính sách hỗ trợ học phí và các chi phí học tập khác giúp học sinh nỗ lực học tập, nâng cao kiến thức, cải thiện cuộc sống trong tương lai. Tuy nhiên, mặt hại là: việc chính sách của chính phủ, của địa phương chưa phù hợp, chưa có hiệu quả dẫn đến tâm lý ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước, không nỗ lực lao động sản xuất và học tập để thoát nghèo.

- Đặc điểm ngành nghề kinh tế: nghề biển là ngành nghề chủ yếu của

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở vùng biển tỉnh quảng trị (Trang 26)