Những mặt tồn tại

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp phát triển mêkông chi nhánh long xuyên, tỉnh an giang (Trang 73)

Về quản lý tín dụng: chưa có tiêu thức chuẩn mực đánh giá khách quan năng lực hoạt động kinh doanh của khách hàng, cũng như hiệu quả của các dự án đầu tư, do đó việc quyết định cho vay chưa đảm bảo tính khách quan.

Dư nợ cho vay và nợ xấu có xu hướng tăng.

Thủ tục cho vay còn quá căn nhắc, chưa được linh hoạt nhất là các thủ tục cầm cố thế chấp. Một cán bộ quản lý nhiều hồ sơ hay khách hàng cho vay, nhất là khách hàng doanh nghiệp dẫn đến thời gian xét duyệt cho vay kéo dài, quá trình theo dõi khách hàng trước, trong và sau thời gian cho vay không được thực tế

61

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG CHI

NHÁNH LONG XUYÊN 5.1 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Hoạt động cho vay tăng qua các năm nhưng lại có xu hướng giảm vào đầu năm 2014. Giải pháp đó là xây dựng chính sách cho vay hiệu quả: Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức huy động. Thực hiên chính sách lãi suất linh động cho huy động và cho vay. Có chế độ ưu đãi về vốn vay đối với khách hàng có uy tín. Tăng cường công tác tiếp thị để thu hút sự chú ý của khách hàng, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ…Tranh thủ sự ủng hộ cũng như tận dụng các mối quan hệ với các cơ sở, ban, ngành trong địa bàn để tìm kiếm dự án đầu tư hiệu quả.

Tiếp tục đầu tư cho những khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả và những khách hàng xếp loại A.

Trên thực tế nguồn vốn mà các doanh nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh vẫn phụ thuộc nhiều vào hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy, Ngân hàng tích cực huy động vốn trung và dài hạn nhưng đồng thời vẫn phải cân đối nguồn vốn ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp và cho vay tiêu dùng.

Tình hình thu nợ có xu hướng giảm vào đầu năm 2014, vì thế Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác thu nợ. Đối với các doanh nghiệp, hộ sản xuất gặp khó khăn, chưa có khả năng trả nợ đúng hạn, thì được Ngân hàng xem xét cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi cho vay và tiếp tục cho vay mới để sản xuất - kinh doanh theo cơ chế cho vay hiện hành.

Trong thời gian sắp tới hoạt động tín dụng của ngân hàng cần tiếp tục duy trì các khách hàng cũ, những khách hàng thân thiết, có mối quan hệ tốt với ngân hàng, đồng thời mở rộng đối tượng khách hàng mới. Với thế mạnh của ngân hàng là tín dụng nông nghiệp nông thôn, mà hiện nay việc cơ giới hóa trong nông nghiệp ngày càng nâng cao, vì vậy để đầu tư tiền để mua máy móc, thiết bị công nghiệp phục vụ cho sản xuất thì các hộ nông dân không đủ chi phí. Vì vậy, ngân hàng tập trung vào loại hình cho vay mua thiết bị máy móc với thời gian dài hạn nhiều hơn.

Đẩy mạnh chương trình “ lãi suất vay ưu đãi” để thu hut khách hàng. Nâng cao sản phẩm “tiết kiệm thông minh”: Sản phẩm được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu Khách hàng muốn tiết kiệm tiền một cách thuận tiện nhất từ các khoản lương/thu nhập mà có thể không cần phải đến ngân hàng để thực hiện các giao dịch chuyển tiền.

62

5.2 CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ

Tình hình dư nợ tăng nhanh qua các năm, mức dư nợ còn ở mức cao. Nợ quá hạn cũng tăng qua các năm. Để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, hạn chế nợ quá hạn phát sinh cán bộ tín dụng cần đôn đốc, nhắc nhở, vận động khách hàng trả nợ đúng hạn nhằm hạn chế nợ quá hạn đến mức thấp nhất.

Kiểm tra trước khi cho vay: Kiểm tra các điều kiện vay vốn của khách hàng như hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, nhu cầu vay, tài sản đảm bảo…

Kiểm tra sau khi cho vay giúp cán bộ tín dụng cho vay đúng đối tượng, nhu cầu vay của khách hàng, việc kiểm tra trên thường dựa trên các hóa đơn tài chính, hợp đồng tài chính, thu nhập của khách hàng…

Kiểm tra sau khi cho vay: Sau khi giải ngân cần kiểm tra khách hàng có sử dụng tiền vay đúng mục đích đề nghị vay không. Ngoài ra còn phải thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khác hàng có hiệu quả không và đôn đốc nhắc nhở khách hàng trả nợ khi đến hạn.

Tích cực tìm kiếm, lựa chọn những khách hàng thực sự lành mạnh về tình hình tài chính hay phương án sản xuất kinh doanh khả thi để đầu tư cho vay, không tập trung dư nợ vào một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng có liên quan với nhau nhằm hạn chế rủi ro.

5.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC

Thu thập kịp thời và đầy đủ thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh: biểu phí, lãi suất huy động, lãi suất cho vay, các sản phẩm dịch vụ mới, phong cách phục vụ, hình thức quảng cáo, khuyến mãi để đưa ra chiến lược cạnh tranh, thu hút khách hàng.

Ngân hàng phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ tín dụng, cải tiến quy trình giao dịch với khách hàng, đơn giản hóa thủ tục nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ nhất là hoạt động tín dụng để cung ứng cho khách hàng.

Củng cố xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật khang trang, an toàn, đầy đủ tiện nghi, tạo cảm giác thoải mái khi khách hàng đến giao dịch.

63

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Nghiệp vụ tín dụng hiện nay vẫn còn là nghiệp vụ chủ yếu của các NHTM. Việc phân tích khoản đầu tư tín dụng của Ngân hàng là nội dung quan trọng trong việc phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM. Tùy theo mục tiêu phân tích các nhà nghiên cứu, cũng như ngân hàng đưa ra nhiều phương thức phân tổ khác nhau. Chẳng hạn như có thể phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu theo thời hạn, theo ngành kinh tế…Với mỗi các phân loại khác nhau, nhà nghiên cứu cũng như ngân hàng có thể xác định đực những rủi ro NHTM đang và sẽ gánh chịu để từ đó có thể đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế nó và góp phần vào nâng cao nghiệp vụ tín dụng của NHTM. Luận văn đã khái quát các vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng cũng như đề cập đến các giải pháp đảm bảo hoạt động tín dụng. Với mọi nỗ lực nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng cho thấy công tác tín dụng tại MDB – Chi nhánh Long Xuyên trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng kể.

Được sự ủng hộ của UBND tỉnh An giang, cùng với sự nỗ lực, đoàn kết thống nhất nội bộ của toàn thể cán bộ công nhân viên chức và dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc MDB – Chi nhánh Long Xuyên, kết quả thực hiện tại MDB – Chi nhánh Long Xuyên được đánh giá như sau:

Qua việc phân tích DSCV, DSTN và DNCV ta thấy hoạt động tín dụng Ngân hàng những năm qua đều đạt kết quả tốt. Nhưng riêng sáu tháng đầu năm 2014 thì chưa tốt. Chi nhánh đã không ngừng phát triển các loại hình tín dụng mà chất lượng của các khoản vay ngày càng được tăng lên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong năm 2013 chi nhánh chú trọng mở rộng cơ cấu dư nợ theo hướng cho vay nông nghiệp và tiêu dùng, đồng thời cho vay mới phải thẩm định chính xác có hiệu quả mới tiến hành.

Nhìn chung, các chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn tại chi nhánh đều thấp và có xu hướng giảm qua các năm. Mặc dù tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, các cá nhân, hộ gia đình không chủ động được nguồn thu của mình nên khó có thể trả nợ ngân hàng đúng hạn nhưng ngân hàng đã có các giải pháp kịp thời và vì vậy mà vẫn đảm bảo được chỉ tiêu chất lượng tín dụng đã đề ra.

Tỷ lệ nợ xấu tăng qua các năm do tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, NH theo đuổi chiến lược tăng trưởng tín dụng nhanh trong khi năng lực quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế và chậm được cải thiện, công tác thanh tra, giám sát ngân hàng trong một thời gian dài chưa phát huy hiệu quả trong việc phát hiện ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm, rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của NH. Chi nhánh cần nỗ lực hơn

64

nữa để giảm tuyệt đối tình hình nợ xấu, ít nhất là không để tăng trưởng qua các năm.

Từ thực trạng hoạt động tín dụng của MDB – Chi nhánh Long Xuyên trong thời gian vừa qua, các giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng, tập trung xử lý những tồn tại ảnh hưởng không tốt đến hoạt động và nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NH, đề xuất sửa đổi về cơ cấu tổ chức, quy trình tín dụng, hỗ trợ thông tin... Sự nỗ lực của MDB – Chi nhánh Long Xuyên cùng với sự hỗ trợ có hiệu quả của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, công tác quản trị rủi ro tín dụng sẽ đáp ứng các yêu cầu về tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả góp phần cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập.

6.2 KIẾN NGHỊ

Đối với Ngân hàng Nhà nước

Có chính sách hỗ trợ ngân hàng, khuyến khích Ngân hàng tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho hoạt động tín dụng.

Nâng cao năng lực quản lý điều hành, nhất là điều hành vĩ mô nền kinh tế, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia điều hành chính sách lãi suất phù hợp và linh hoạt để giảm bớt chi phí lãi suất cho ngân hàng trong công tác huy động vốn.

NHNN có chính sách hỗ trợ tín dụng, để giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp, hạn chế rủi ro tín dụng cho Ngân hàng, đồng thời góp phần tăng trưởng tín dụng cho Ngân hàng. Tang cường công tác thanh tra hoạt động tín dụng của các NHTM, từ đó có thể sớm phát hiện các sai sót, xu hướng lệch lạc…để chỉ đạo và phòng ngừa, chỉnh sửa và khắc phục một cách triệt để.

Cần nâng cao chất lượng của công tác thông tin tín dụng bằng cách nâng cao chất lượng hoạt động của Hệ thống thông tin tín dụng (CIC). NHTM khi có bất cứ một khách hàng nào vay thì đều cần phải có thông tin về khách hàng đó để có thể quyết định cho vay một cách đúng đắn. Hoạt động tín dụng muốn đạt hiệu quả cao, an toàn cần phải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ công tác này.

NHNN ban hành những chính sách về quy chế cho vay cụ thể hơn, có thể nâng mức vay lên để các doanh nghiệp mới thành lập có đủ vốn đầu tư tài sản cố định, vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó Chính quyền địa phương cần hỗ trợ cho ngân hàng về cung cấp thông tin, ký duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng, để cán bộ tín dụng thẩm định tín dụng chặt chẽ hơn. Cần quan tâm hơn nữa trong việc xử lý nợ quá hạn đối với khách hàng có nợ quá hạn. Nhà nước cần hỗ trợ ngân hàng trong việc cho vay, đặc biệt là cho vay nông nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống người dân tỉnh nhà.

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Minh Kiều, 2009. Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Hà Nôi: Nhà Xuất Bản Thống Kê.

Nguyễn Thị Mùi, 2001. Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng, Hà Nội: Nhà Xuất Bản Xây Dựng.

Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, Cần Thơ: Đại học Cần Thơ.

Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại, Đại học Cần Thơ.

Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông, 2014. Lịch sử hình thành và phát triển, http://mdb.com.vn/gioi-thieu-mdb/tong-quan .[ Ngày truy cập: 1 tháng 9 năm 2014].

66

PHỤ LỤC

Bảng số liệu nguồn từ Phòng kinh doanh MDB Chi nhánh Long Xuyên Huy động theo theo thời hạn năm 2011-2012-2013, tháng 6/2013 và tháng

6/2014 Chỉ tiêu 2,011 2,012 2,013 Tháng 6/2013 Tháng 6/2014 Ngắn hạn 218,149 260,650 216,702 210,201 83,546 Trung - dài hạn 10,345 8,441 8,207 7,961 6,441 Tổng 228,494 269,091 224,909 218,162 89,987

Doanh số cho vay

Chỉ tiêu 2,011 2,012 2,013 Tháng 6/2013 Tháng 6/2014 Theo thời hạn 535,850 598,149 612,548 336,902 322,619 Ngắn hạn 472,343 552,226 436,165 239,891 198,076 Trung và dài hạn 63,507 45,923 176,383 97,011 124,543 Theo ngành 535,850 598,149 612,548 336,902 322,619 Nông nghiệp 317,550 425,255 402,050 221,128 210,658 SXKD-DV 110,630 82,484 78,167 42,992 28,724 Tiêu dùng 66,455 53,483 85,680 47,124 71,481 Khác 41,215 36,927 46,651 25,658 11,756 Doanh số thu nợ

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012

Năm 2013 Tháng 6/2013 Tháng 6/2014 Theo thời hạn 519,943 590,547 597,632 328,698 290,329 Ngắn hạn 457,440 525,233 515,343 283,439 213,432 Trung và dài hạn 62,503 65,314 82,289 45,259 76,897 Theo ngành 519,943 590,547 597,632 328,698 290,329 Nông nghiệp 312,368 396,788 426,226 234,424 178,691 SXKD-DV 100,296 96,842 80,394 44,217 46,815 Tiêu dùng 66,200 60,738 52,525 28,889 47,219 Khác 41,079 36,179 38,487 21,168 17,604

67 Nợ xấu Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tháng 6/2013 Tháng 6/2014 Theo thời hạn 9,502 7,764 12,297 10,453 11,925 Ngắn hạn 7,566 6,119 10,230 8,696 9,551 Trung và dài hạn 1,936 1,645 2,067 1,757 2,374 Theo ngành 9,502 7,664 12,297 10,453 11,925 Nông nghiệp 960 905 1,406 1,620 1,657 SXKD-DV 5,079 4,286 6,813 5,791 6,363 Tiêu dùng 3,152 2,237 3,609 2,643 3,586 Khác 311 236 469 399 319 Theo đối tượng 9,502 7,664 12,297 10,453 11,925 Doanh nghiệp 7,728 6,165 8,820 5,751 7,846 Cá nhân 1,774 1,499 3,477 4,702 4,079 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dư nợ cho vay Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tháng 6/2013 Tháng 6/2014 DN 2010 Theo thời hạn 293,120 300,722 315,638 308,926 347,928 277,213 Ngắn hạn 190,016 217,009 137,831 173,461 122,475 175,113 Trung và dài hạn 103,104 83,713 177,807 135,465 225,453 102,100 Theo ngành 293,120 300,722 315,638 308,926 347,928 277,213 Nông nghiệp 108,005 136,472 112,296 123,175 144,263 102,823 SXKD-DV 81,827 67,469 65,242 66,244 47,151 71,493 Tiêu dùng 77,241 69,986 103,141 88,221 127,403 76,986 Khác 26,047 26,795 34,959 31,285 29,111 25,911

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp phát triển mêkông chi nhánh long xuyên, tỉnh an giang (Trang 73)