Phân tích dư nợ cho vay theo ngành

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp phát triển mêkông chi nhánh long xuyên, tỉnh an giang (Trang 56)

Theo bảng 4.13 (trang 45): MDB tiền thân là ngân hàng TMCP Nông thôn Mỹ Xuyên thì cho vay sản xuất nông nghiệp là một thế mạnh của ngân hàng. Qua bảng 4.13 ta thấy dư nợ cho vay của nông nghiệp tăng giảm qua 3 năm. MDB – Chi nhánh Long Xuyên luôn có chủ trương duy trì và mở rộng loại hình cho vay này, vừa mở rộng mạng lưới hoạt động và giới thiệu các sản phẩm cho vay để ngày càng đáp ứng phù hợp, tiện ích với nhu cầu nông dân vừa làm tăng khả năng cạnh tranh đối với các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn. Do đó, dư nợ cho vay nông nghiệp của NH nhìn chung tăng qua các năm. Ngoài dư nợ nông nghiệp tăng thì bên cạnh đó dư nợ tiêu dùng và dư nợ khác nhìn chung cũng tăng qua 3 năm. Trong thời gian qua, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và lạm phát, phần lớn các nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ văn hóa giải trí, du lịch đều tăng giá. Bên cạnh đó, giá nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng cũng tăng theo. Do đó, khoản cho vay này sẽ giúp người dân bù đắp thiếu hụt tạm thời và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đời sống của họ. Dư nợ khác tăng do ngân hàng triển khai nhiều loại hình cho vay khác để thay thế cho loại hình cho vay mua xe trả góp nên tình hình dư nợ ở lĩnh vực này tăng cao, bên cạnh đó số tiền góp của việc vay mua xe vẫn còn góp trong những năm sau.

Dư nợ cho vay SXKD – DV lại có xu hướng giảm qua 3 năm. Do doanh số cho vay giảm mạnh hơn so với doanh số thu nợ. Nhìn chung, dư nợ cho vay của SXKD – DV của NH chưa tốt lắm, cần quan tâm hơn về mảng này.

44

Có được kết quả như vậy do NH rất nhạy cảm trong cạnh tranh và biết hướng vào ngành thế mạnh của địa bàn, đẩy mạnh hoạt động cho vay và biết cách điều chỉnh để thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh cũng như môi trường tự nhiên.

*Tình hình dư nợ cho vay theo ngành của MDB – Chi nhánh Long Xuyên tháng 6/2013 và 6/2014, phân tích dựa theo bảng 4.14 (trang 46):

DNCV nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng DNCV và tăng vào sáu tháng đầu năm 2014. Do NH áp dụng chương trình giảm lãi suất nên tình hình dư nợ khá cao, bên cạnh đó còn do doanh số cho vay ở lĩnh vực này cao. Dư nợ cho vay tiêu dùng cũng tăng đáng kể do trong thời gian qua, do ảnh hưởng những biến động của nền kinh tế, phần lớn các nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ văn hóa giải trí, du lịch đều tăng giá. Bên cạnh đó, giá nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng cũng tăng theo. Do đó, khoản cho vay này sẽ giúp người dân bù đắp thiếu hụt tạm thời và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đời sống của họ.

Dư nợ lĩnh vực SXKD-DV và khác giảm so với tháng 6/2013. Nguyên nhân do năm 2013 chính sách cho vay của NH thoáng dẫn đến nợ xấu nhiều, vì vậy cấp lãnh đạo đã đưa ra chính sách cho vay xiết chặt hơn, thủ tục đầy đủ hơn dẫn đến dư nợ cho vay giảm vào đầu năm 2014.

Sở dĩ DNCV của đầu năm 2013 và 2014 lớn hơn so với cả năm của những năm trước là do sự canh tranh của các NH trong địa bàn về chương trình lãi suất, chính sách xiết chặt cho vay của NH nên khách hàng chuyển sang vay NH khác, khả năng thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp phát triển mêkông chi nhánh long xuyên, tỉnh an giang (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)