5. Kết cấu của luận văn
3.2.6. Đánh giá chung sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
3.2.6.1. Những thành tựu
Cùng với sự phát triển chung của tỉnh và cả nƣớc, thành phố Thái Nguyên đã phát huy đƣợc những yếu tố thuận lợi của thành phố đô thị loại I
nhƣ vị trí địa lý, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp. Cơ cấu kinh tế của thành phố đã chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Quá trình chuyển dịch ngành kinh tế của thành phố Thái Nguyên, tỷ trọng thƣơng mại, dịch vụ trong GDP tăng qua các năm, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần và đã có sự chuyển đổi từ cơ cấu kinh tế công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp sang cơ cấu kinh tế là: dịch vụ- công nghiệp- nông nghiệp (từ 2011). Điều đó sẽ thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của thành phố Thái Nguyên.
Trong từng ngành kinh tế cũng có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Trong cơ cấu công nghiệp, tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến tăng lên. Trong nông nghiệp, cơ cấu cây trồng vật nuôi cũng thay đổi chuyển dịch theo hƣớng trồng hoa tƣơi, cây cảnh, rau an toàn, cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao thay thế cho những cây lƣơng thực năng suất thấp. Chăn nuôi tập trung vào những vật nuôi nhƣ bò, lợn, gia cầm để phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp phục vụ đô thị và sản xuất hàng hóa. Ngành dịch vụ cũng đạt tốc độ tăng trƣởng khá, giá trị xuất khẩu tăng qua các năm, ngành du lịch cũng đƣợc đầu tƣ và đạt kết qủa tốt hơn.
Sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2013 là tiền đề quan trọng trong việc duy trì tăng trƣởng và phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế bền vững.
3.2.6.2. Những hạn chế
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố Thái Nguyên tuy có sự chuyển dịch song sự chuyển dịch diễn ra còn chậm, tỷ trọng cơ cấu kinh tế giữa các ngành, lĩnh vực không đạt kế hoạch đề ra, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh và yêu cầu phát triển của thành phố đô thị loại I trực thuộc tỉnh. Dịch vụ đƣợc thành phố xác định là ngành mũi nhọn cho sự phát triển kinh tế của thành phố, tuy nhiên mức đóng góp của lĩnh vực này vào GDP
chƣa thật sự ấn tƣợng. Hiện nay nền kinh tế của thành phố Thái Nguyên vẫn chƣa chuyển mạnh sang hoạt động dịch vụ, chƣa đạt cơ cấu kinh tế hiện đại nhƣ yêu cầu đạt ra.
- Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành kinh tế còn chậm. Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp vẫn chủ yếu là công nghiệp luyện kim, các sản phẩm công nghệ cao chƣa nhiều, chƣa có sảm phẩn mang tính đột phá. Tốc độ tăng trƣởng của ngành công nghiệp những năm qua có xu hƣớng giảm, giá trị sản xuất công nghiệp có những năm không đạt so với kế hoạch.
- Cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ vẫn chủ yếu là hoạt động dịch vụ nhỏ lẻ, một số dịch vụ có giá trị gia tăng cao nhƣ dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế,….chƣa phát triển tƣơng xứng, chƣa có nhiều sản phẩm dịch vụ mang tầm cỡ vùng, quốc gia, chƣa phát triển đƣợc thị trƣờng chứng khoán.
- Kinh tế nông nghiệp: Hiện tại, ngoại trừ chè, ngành nông nghiệp Thành phố không có các sản phẩm hàng hóa lớn, tình trạng mất cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi chƣa đƣợc khắc phục, cơ cấu nông nghiệp chƣa phù hợp dẫn đến xu hƣớng giảm nhƣ hiện nay.
- Chƣa có sự gắn kết giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành với chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao.
- Cơ cấu mặc dù đã chuyển dịch theo hƣớng tích cực song còn có sự khác biệt giữa các vùng tạo nên sự chênh lệch giàu nghèo, mức sống giữa các vùng.
- Nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc để phát triển kinh tế còn cao, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tƣ còn thấp.
- Chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa đƣợc cải thiện đáng kể, trình độ khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn ở mức trung bình, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn chƣa tƣơng xứng với vị trí là trung tâm vùng về đào tạo.
3.2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010 – 2013 đạt kết quả đáng ghi nhận nhƣng môi trƣờng đầu tƣ và thu hút đầu tƣ chƣa tạo đƣợc động lực phát triển nhanh, mạnh, bứt phá, chƣa giành đƣợc lợi thế rõ ràng. Trong giai đoạn suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính đã tạo ra nhiều khó khăn, thách thức cho nền kinh tế cả nƣớc nói chung và thành phố Thái Nguyên nói riêng. Nhất là những khó khăn trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép, luyện kim trong cả nƣớc đã ảnh hƣởng lớn sự phát triển kinh tế- xã hội của thành phố. Chính những nguyên nhân trên dẫn đến tỷ trọng cơ cấu GDP chƣa đạt kế hoạch đề ra.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã có biến chuyển theo hƣớng dịch vụ - thƣơng mại, công nghiệp - xây dựng nhƣng tốc độ chuyển dịch còn chậm, khả năng thu hút các nguồn lực đầu tƣ đã tiến bộ nhƣng còn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của thành phố. Công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chƣa gắn kết thành hệ thống, thậm chí có lúc còn tách rời, chƣa bám sát vào thực tế phát triển và có lúc còn mang tính hình thức. Chƣa có hoạt động đánh giá công tác quy hoạch nên nhiều dự án, đề án quy hoạch mang tính chất máy móc, chƣa bám sát yêu cầu phát triển kinh tế của thành phố Thái Nguyên. Chƣa có sự gắn kết giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành với chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
- Trình độ khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố ở mức độ chƣa cao, khoa học công nghệ chƣa phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất, kinh doanh còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, trình độ quản lý công nghệ chƣa đáp ứng yêu cầu, khả năng tiếp cận thị trƣờng, xây dựng thƣơng hiệu hàng hóa chƣa đáp ứng yêu cầu và định hƣớng của thành phố, đặc biệt là các sản phẩm có lợi thế so sánh (sắt thép, vật liệu xây dựng, chè….) khả năng thu hút các loại hình đầu tƣ và thành phố chƣa thật sự mạnh mẽ.
- Chất lƣợng nguồn nhân lực đã có biến chuyển đáng kể nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của thành phố, công tác giáo dục đào tạo chƣa gắn kết với yêu cầu xã hội cũng nhƣ đơn vị sử dụng lao động. Mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động chƣa đồng bộ với chuyển dịch cơ cấu ngành, lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao còn ít, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Tình trạng thu hẹp đất sản xuất trong nông nghiệp để dành cho phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã tác động lớn đến đời sống của ngƣời dân. Chính nguyên nhân này làm cho một bộ phận không nhỏ ngƣời dân bị mất đất canh tác dẫn đến tình trạng lao động không có việc làm hoặc mất việc làm tạm thời, ảnh hƣởng đến đời sống ngƣời dân, phát sinh các tệ nạn xã hội.
- Công tác quản lý nhà nƣớc về kinh tế, công tác cải cách hành chính đã đƣợc thực hiện khá hiệu quả. Tuy nhiên trên một số lĩnh vực, nhất là trong quản lý các hoạt động thƣơng mại, dịch vụ, quản lý thị trƣờng, quản lý hoạt động của doanh nghiệp, công tác quản lý nhà nƣớc vẫn còn hạn chế. Một số thủ tục hành chính còn phức tạp rƣờm rà, gây khó khăn cho doanh nghiệp; một số cán bộ thực thi công vụ ở một số cơ quan nhà nƣớc năng lực chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn chƣa tiếp cận đƣợc với các nguồn vốn vay ƣu đãi của nhà nƣớc để khắc phục, tháo gỡ khó khăn trong xuất kinh doanh.
Là đô thị loại I, có vị trí đặc biệt trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và của vùng, thành phố Thái nguyên cũng đã đƣợc Trung ƣơng, tỉnh quan tâm chỉ đạo, đầu tƣ vốn, xây dựng kết cấu hạ tầng…và tạo điều kiện phân cấp quản lý đồng thời có một số cơ chế đặc biệt cho thành phố phát triển kinh tế- xã hội, song so với yêu cầu phát triển thì thành phố cần đƣợc quan tâm, hỗ trợ về vốn, về cơ chế chính sách và phân cấp quản lý nhiều hơn nữa để phát triển xứng tầm hơn.
3.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thành phố Thái Nguyên
3.2.7.1. Nhóm các yếu tố đầu vào của sản xuất * Tài nguyên thiên nhiên:
Với những tài nguyên thiên nhiên hiện hữu gồm: tài nguyên đất, nƣớc, khí hậu, địa hình thổ nhƣỡng, khoáng sản… nhƣ đã phân tích ở trên, cùng với việc khai thác tốt các tiềm năng thế mạnh, lợi thế so sánh để phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành kinh tế và trong nội bộ các ngành kinh tế. Tài nguyên thiên nhiên đã có tác động đến ngành nông nghiệp, làm cho cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch sang phát triển các cây trồng có giá trị kinh tế cao, các sản phẩm nông nghiệp đô thị nhƣ sau an toàn, cây cảnh hoa tƣơi và đặc biệt là cây chè. Với tiểu khí hậu riêng có nằm trong vùng khí hậu trung du Bắc Bộ rất thích hợp cho cây chè phát triển. Chính đây là yếu tố làm nên sản phẩm chè Tân Cƣơng chất lƣợng cao, là một trong những sản phẩm có giá trị cao của thành phố. Một lƣợng đất phù sa lớn của con Sông Cầu, cùng với điều kiện khí hậu, thời tiết khá thuận lợi đã tạo điều kiện cho việc sản xuất rau hàng hóa tở một số phƣờng, xã trên địa bàn, nhất là ở các xã Đồng Bẩm, Phƣờng Túc Duyên, Gia Sàng, Cam Giá, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của thành phố theo hƣớng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
Tài nguyên đất đai cũng đã đƣợc thành phố sử dụng khá hiệu quả, hiện nay, trên 98% đất đã đƣợc sử dụng, chỉ còn 1,99% đất chƣa sử dụng. Tài nguyên đất đã đƣợc sử dụng vào nhiều mục đích phát triển kinh tế xã hội, tỷ lệ đất chuyên dùng chiếm 24,26% tổng diện tích đất đai toàn thành phố.
Tuy nhiên, vẫn còn hiện tƣợng lãng phí tài nguyên đất trên địa bàn, quy hoạch và quản lý đất đai chƣa hợp lý, chặt chẽ; công tác quản lý tài nguyên, môi trƣờng chƣa chặt chẽ, hiệu quả sử dụng đất chƣa cao, một số dự án chậm
đƣợc triển khai, dẫn đến đất đai chƣa đƣợc sử dụng còn bị bỏ hoang phí, gây ô nhiễm môi trƣờng, lãng phí nguồn tài nguyên đất.
Cùng với đó là hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị ngày càng đƣợc đầu tƣ, hoàn thiện, giao thông thuận lợi đã góp phần thu hút đầu tƣ vào thành phố; sự đa dạng về tài nguyên, trên địa bàn có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, Hồ Núi Cốc, vùng chè đặc sản Tân Cƣơng…đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sang dịch vụ, du lịch.
Qua các phân tích ở trên cho thấy, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự phát triển và chuyển dịch của các ngành kinh tế Thành phố Thái Nguyên.
* Về nguồn nhân lực
Với địa bàn đông dân số, mật độ dân số khá cao, nguồn lao đồng dồi dào, chiếm khoảng 66,7% dân số thành phố. Đặc biệt là chất lƣợng nguồn nhân lực của thành phố khá cao, gần 70% lao động đã qua đào tạo nghề. Với lợi thế là trung tâm giáo dục- đào tạo lớn thứ ba cả nƣớc, với trên 30 trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn, hàng trăm nghìn học sinh, sinh viên đang theo học; có đội ngũ trí thức, cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo với trình độ chuyên môn cao đã đóng góp trí tuệ, công sức vào sự phát triển của thành phố. Thành phố đã liên kết với các trƣờng đại học, cao đẳng, THCN, dạy nghề trên địa bàn để đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển kinh tế xã hội, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố.
Trong giai đoạn 2010-2013, đã có sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Do đó năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế của thành phố đã tăng lên, cơ cấu kinh tế của thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
Tuy nhiên, khả năng thu hút nguồn lao động chất lƣợng cao và việc sử dụng chất xám của đội ngũ các nhà khoa học, trí thức trên địa bàn còn hạn chế, chƣa phát huy hết khả năng, chất xám của họ vào xây dựng, hoạch định và thực hiện các chủ trƣơng, chính sách, kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phƣơng. Tỷ lệ lao động làm việc ở nhóm ngành nông nghiệp vẫn còn cao (chiếm 25,4%- năm 2013), nhận thức, trình độ chất lƣợng lao động nông thôn chƣa cao, do đó khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức, ngƣời lao động còn hạn chế về trình độ, năng lực, khả năng thích ứng với môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, công nghệ tiên tiến hiện đại. Trình độ ngoại ngữ, khả năng sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin của một số cán bộ, công chức, viên chức ngƣời lao động trên địa bàn còn hạn chế, nhất là trình độ ngoại ngữ, đã ảnh hƣởng đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu ngành kinh tế của Thành phố. Muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp, dịch vụ thì yêu cầu nguồn nhân lực phải có chất lƣợng, trình độ ngày càng cao, đáp ứng tốt yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa.
* Vốn đầu tư và thu hút đầu tư
Với lợi thế là đô thị loại I trực thuộc tỉnh với nhiều điều kiện và tiềm năng phát triển, trong những năm qua, vốn đầu tƣ của thành phố ngày càng tăng. Vốn đầu tƣ đã tác động trực tiếp và khá mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố. Vốn đầu tƣ tỷ lệ thuận với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Năm 2010, tổng số vốn đầu tƣ là 39.565,674 tỷ đồng, đến năm 2013 là 59.317,953 tỷ đồng (tăng gấp 1,5 lần năm 2010), trong đó chủ yếu đầu tƣ vào công nghiệp và dịch vụ, chiếm trên 90% tổng số vốn đầu tƣ Nguồn vốn đầu tƣ của Thành phố đã đầu tƣ hoàn thiện cơ cấu hạ tậng kinh tế- xã hội, đầu tƣ phát triển kinh tế và tập trung đầu tƣ vào những ngành có giá trị gia tăng cao, những ngành, lĩnh vực chủ lực, mũi nhọn của thành
phố. Tuy nhiên số vốn đầu tƣ còn ít, nhất là vốn đầu tƣu cho lĩnh vực dịch vụ chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển nhanh của thành phố, hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ chƣa cao, ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng và chuyển dịch của các ngành kinh tế.
*Tiến bộ của công nghệ
Sự tiến bộ của khoa học công nghệ cũng đã có tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố Thái Nguyên những năm qua.
Thành phố đã áp dụng những tiến bộ khoa học tiên tiến nhất vào sản xuất và chế biến các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp nhƣ: áp dụng tiếp bộ