5. Kết cấu của luận văn
3.2.5. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế
3.2.5.1. Đối với ngành nông nghiệp
- Xét theo các nhóm ngành ngành nông nghiệp, ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản.
Trong giai đoạn 2010 - 2013, tỷ trọng của ngành lâm nghiệp và thủy sản tăng dần lên, tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm mặc dù ngành này vẫn đang phát triển. Thể hiện cụ thể qua bảng 3.7:
Bảng 3.7: Giá trị sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp giai đoạn 2010-2013 ( theo giá thực tế)
Năm Giá trị SX nông, lâm nghiệp, thủy sản Ngành nông nghiệp Ngành lâm nghiệp Ngành thủy sản Giá trị sản lƣợng (tr. đ) Tỷ trọng (%) Giá trị sản lƣợng (tr. đ) Tỷ trọng (%) Giá trị sản lƣợng (tr. đ) Tỷ trọng (%) 2010 895.465 878.805 98,14 4.580 0,51 12.080 1,35 2011 934.685 907.784 97,12 4.419 0,58 21.482 2,3 2012 985.504 949.290 96,33 12.631 1,28 23.583 2,39 2013 1.012.640 978.935 96,67 8.865 0,88 24.840 2,45
(Nguồn: Chi cục Thống kê Thành phố Thái Nguyên)
Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp và có xu hƣớng giảm trong những năm qua. Năm 2010 chiếm 98,14%, Tuy nhiên, đến năm 2013, tỷ trọng của ngành nông nghiệp đã giảm còn 96,67%,
Lâm nghiệp chiếm một tỷ lệ nhỏ nhất trong toàn ngành, về cơ cấu có xu hƣớng tăng qua các năm. Năm 2010, ngành lâm nghiệp chiếm 0,51%, đến năm 2013 tăng lên 0,88%.
Thủy sản đang có xu hƣớng tăng lên. Năm 2010 ngành thủy sản chiếm 1,35%, đến năm 2013 tăng lên 2,45%.
Sự chuyển dịch trên nhằm khai thác tốt tiềm năng nuôi trồng thủy sản, phát triển các ao hồ, trang trại với các sản phẩm chính nhƣ nuôi tôm, cá rô phi lai, cá trắm… Sản lƣợng tăng nhanh chủ yếu do ngƣời dân chủ yếu nuôi dƣới hình thức công nghiệp.
Năm 2010, sản xuất nông lâm nghiệp chịu nhiều tác động không tích cực nhƣ giá vật tƣ, phân bón tăng cao, dịch bệnh hại cây trồng diễn biến phức tạp… Kết quả sản xuất nông lâm thủy sản đạt 895,465 tỷ đồng. Trong đó nông nghiệp đạt 878,805 tỷ đồng; lâm nghiệp đạt 4,58 tỷ đồng và thủy sản đạt 12,08 tỷ đồng.
Năm 2011, sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản có nhiều khó khăn đặc biệt đối với công tác chăn nuôi trên địa bàn do dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá giống, thức ăn chăn nuôi tăng cao làm ảnh hƣởng đến phát triển chăn nuôi, song giá trị ngành thủy sản lại tăng lên đáng kể. Giá trị sản xuất năm 2011 đạt 934,685 tỉ đồng (bằng 104,38% so với năm 2010). Trong đó: sản xuất nông nghiệp đạt giá trị 907,784 tỉ đồng(bằng 103,3% so với năm 2010); giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 5,419 tỉ đồng (bằng 18,32% so với năm 2010) và giá trị sản xuất thủy sản đạt 21,482 tỉ đồng (tăng 118,31% so với năm 2010).
Năm 2012, sản xuất nông lâm nghiệp chịu nhiều tác động của các yếu tố bất lợi nhƣ thời tiết, giá đầu vào vật tƣ - thiết bị phục vụ sản xuất, diện tích đất canh tác bị thu hẹp… Kết quả sản xuất cây lƣơng thực trên địa bàn thành phố đạt 6.885,64 ha (tăng 5,42 ha) so với năm 2011. Sản lƣợng lƣơng thực đạt 31.187 tấn (giảm 1.041 tấn so với năm 2011), giá trị sản xuất của cả ngành nông nghiệp đạt 985,504 tỷ đồng (bằng 105,43% so với năm 2011).
Năm 2013, tình hình sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do thời tiết có nhiều diễn biến bất thƣờng, giá vật tƣ, phân bón tăng cao... Kết quả sản lƣợng lƣơng thực có hạt đạt 30.632 tấn; giá trị sản xuất cả ngành nông nghiệp đạt 1.012,640 tỷ đồng (tăng 2,75% so với năm 2012), trong đó, giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp đạt 978,935 tỷ đồng (bằng 103,12% so với năm 2012), giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp đạt 8,865 tỷ đồng (bằng 70,18% so với năm 2012); giá trị sản xuất của ngành thủy sản đạt 24,84 tỷ đồng (bằng 105,33% so với năm 2012).
Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp tập trung vào việc tăng năng suất, chất lƣợng, giảm giá thành, điều chỉnh cơ cấu cây trồng theo hƣớng phục vụ đô thị; phát triển chăn nuôi theo hƣớng trang trại tập trung, công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trƣờng gắn với giết mổ tập trung; ƣu tiên phát triển rừng sản xuất và các dịch vụ môi trƣờng rừng, nâng cao chất lƣợng rừng phòng hộ, đặc dụng khai thác bền vững tài nguyên rừng; phát huy lợi thế, phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và có sức cạnh tranh.
Để đạt đƣợc kết quả này, thành phố đã vƣợt qua nhiều khó khăn, thách thức từ phía thị trƣờng (biến động yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất, yếu tố đầu ra cho sản phẩm giảm), từ phía thiên nhiên (thiên tai, dịch bệnh có những yếu tố bất thƣờng…). Nhìn chung, mặc dù trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa làm diện tích đất nông nghiệp giảm cũng nhƣ diện tích đất phục vụ sản xuất nông nghiệp giảm, cụ thể: năm 2010 đạt 8.950,04 ha, năm 2013 giảm xuống còn 8.854,22 ha nhƣng giá trị sản xuất của ngành vẫn tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trƣớc.
Nhƣ vậy, nông nghiệp thành phố Thái Nguyên đã có sự chuyển dịch tích cực, theo hƣớng CNH - HĐH và theo hƣớng sản xuất hàng hóa là chủ yếu mang lại giá trị kinh tế cao, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh Thái Nguyên và phát triển nông nghiệp, nông thôn thành phố Thái Nguyên nói chung.
Tuy nhiên, khu vực kinh tế ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản có mức tăng trƣởng thấp nhất trong 3 ngành kinh tế của thành phố. Năm 2010 đạt tốc độ tăng trƣởng là 4,7%, năm 2011 đạt 9,38%; năm 2012 giảm xuống còn 5,9% và năm 2013 là 4,39%. Sự chuyển dịch trong nội bộ giữa các ngành còn hạn chế.
- Xét theo các nhóm ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ đi kèm
Ngành nông nghiệp nói chung là ngành thể hiện rõ nét nhất xu hƣớng chuyển dịch theo hƣớng hiện đại, từ nền kinh tế tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hoá. Do vậy trong những năm qua, thành phố Thái Nguyên đã tập trung chỉ đạo, xây dựng các đề án nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lƣợng các sản phẩm nông nghiệp nhƣ: Đề án sản xuất hoa tƣơi chất lƣợng cao, đề án phát triển vùng chè đặc sản Tân Cƣơng, đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn…
Trong cơ cấu nội bộ ngành, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng lên trong khi tỷ trọng ngành trồng trọt giảm dần qua các năm. Song, nhờ sự chỉ đạo áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến, có sự hỗ trợ vốn và cung ứng các loại giống cho năng suất, chất lƣợng cao, sự định hƣớng phát triển nông nghiệp theo hƣớng đô thị nên sản xuất lƣơng thực của thành phố tiếp tục có bƣớc tăng trƣởng, đã hình thành và phát triển đƣợc những vùng sản xuất hàng hoá, khai thác đƣợc tiềm năng, thế mạnh của thành phố nhƣ vùng chè đặc sản, vùng trồng rau, hoa tƣơi, cây cảnh…. Tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt hàng năm đều đạt trên 30.000 tấn, đạt và vƣợt so với chỉ tiêu đề ra. Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt năm 2010 đạt 64 triệu đồng, đến năm 2013 đã đạt 93 triệu đồng; giá trị sản phẩm trên 1 ha chè và cây ăn quả năm 2010 đạt 94 triệu đến năm 2013 đạt 112 triệu đồng. Diện tích trồng lúa trong thành phố giảm đi nhƣng sản lƣợng lúa vẫn liên tục tăng do năng suất tăng lên.
Thành phố đã tập trung chỉ đạo, triển khai các giải pháp để giữ ổn định và phát triển ngành chăn nuôi theo hƣớng hàng hóa, tập trung; phát triển các trang trại, gia trại chăn nuôi ở các xã khu vực nông thôn. Chăn nuôi của thành phố chủ yếu là chăn nuôi lợn thịt, gà, cá, một vài xã nhân dân tập trung chăn nuôi bò lấy thịt. Các sản phẩm chăn nuôi của thành phố ngày càng hƣớng vào đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trƣờng. Đến nay, thành phố đã có hơn 100 trang trại, gia trại sản xuất hàng hóa với quy mô khá lớn, hàng năm cung cấp hàng chục nghìn tấn sản phẩm cho thị trƣờng.
Các dịch vụ đi kèm phục vụ sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản của thành phố nhƣ: thủy nông, bảo vệ thực vật, cung ứng vật tƣ, thú y, cây, con giống, khuyến nông…ngày càng phát triển. Điện khí hóa trong nông nghiệp đã đƣợc áp dụng tốt trong sản xuất nông nghiệp của thành phố, góp phần giảm bớt sức lao động chân tay của ngƣời dân.
Từ những phân tích trên cho thấy kinh tế trồng trọt và chăn nuôi của thành phố Thái nguyên đã có chuyển biến tích cực theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phù hợp với nhu cầu thị thƣờng, nhiều mô hình sản xuất kinh doanh giỏi xuất hiện và đƣợc nhân rộng, số hộ nông dân có thu nhập khá, giàu ngày càng tăng, số hộ nghèo giảm, diện mạo nông thôn Thành phố Thái Nguyên có nhiều đổi mới. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch và chất lƣợng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản phẩm nông nghiệp vẫn chƣa đạt mục tiêu đề ra. Sản xuất hàng hóa và sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm nông nghiệp chƣa cao, việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn hạn chế, công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn phát triển còn chậm, chất lƣợng một số dịch vụ thấp, chƣa tƣơng xứng với đô thị trung tâm vùng.
3.2.5.2. Đối với ngành công nghiệp
Giai đoạn 2010 -2013, khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung và trong nƣớc nói riêng ảnh hƣởng khá lớn đến tình hình phát triển kinh tế của thành phố Thái Nguyên. Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn (theo giá thực tế) đạt 18.205.001 triệu đồng; trong đó: khu vực nhà nƣớc chiếm 64,3%, khu vực ngoài quốc doanh chiếm 27,4% và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm 8,4%. Năm 2013, đạt 28.405.395 triệu đồng, trong đó khu vực nhà nƣớc chiếm 62,7%, khu vực ngoài quốc doanh đạt 29,6% và khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm 7,7%.
Năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn ( theo giá thực tế) đạt 22.923.796 triệu đồng tăng 25,92% so với năm 2010.
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2011 có tăng so với năm 2010 nhƣng tăng chủ yếu do biến động nhiều về giá, tỷ lệ lạm phát tăng cao.
Năm 2012, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho tăng cao, giá cả một số mặt hàng không ổn định, ngân hàng tuy có giảm lãi suất khoảng 30% doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, ngừng hoạt động hoặc có doanh nghiệp bị phá sản. Do đó, năm 2012, giá trị sản xuất đạt 24.929.239 triệu đồng, tăng 8,74% so với năm 2011.
Năm 2013, do khó khăn chung của nền kinh tế cả nƣớc, hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Để tạo điều kiện, môi trƣờng thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, Thành phố kịp thời triển khai các chủ trƣơng, giải pháp của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng. Kết quả năm 2013, sản xuất công nghiệp của thành phố đã có những bƣớc phục hồi rõ nét hơn, giá trị sản xuất công nghiệp tăng dần theo các quý. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 28.405.395 triệu đồng, tăng 13,94% so với cùng kỳ năm 2012.
Bảng 3.8: Giá trị công nghiệp phân theo ngành giai đoạn 2010-2013 (theo giá thực tế) (Đơn vị tính: triệu đồng) TT Ngành 2010 2011 2012 2013 Tổng số 18.205.001 22.923.796 24.929.239 28.405.395 1 Công nghiệp khai thác 154.743 199.437 219.377 255.649 2 Công nghiệp chế biến 15.774.633 19.835.961 21.518.919 24.386.031 3 CN sản xuất và điện nƣớc 2.275.625 2.888.398 3.190.943 3.763.715
(Nguồn: Chi cục Thống kê Thành phố Thái Nguyên) Trong ngành công nghiệp, các phân ngành mà thành phố Thái Nguyên có lợi thế phát triển nhƣ: Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến lƣơng thực thực thực phẩm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Công nghệ sử dụng trong các ngành công nghiệp chế biến ngày càng hiện đại.
Ngành công nghiệp - xây dựng có sự chuyển dịch đúng hƣớng, song tốc độ chuyển dịch còn chậm. Trong nội bộ ngành công nghiệp, tỷ trọng công nghiệp khai thác tăng (từ 0,85% năm 2010 lên 0,9% năm 2013), công nghiệp sản xuất và phân phối điện nƣớc có mức tăng tƣơng đƣơng khai thác, công nghiệp chế biến giảm từ 86,65% năm 2010 xuống còn 85,85% năm 2013.
Đối với ngành xây dựng của thành phố mặc dù nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc và đầu tƣ từ vốn khu vực tƣ nhân tăng nhanh qua các năm, song mức độ đóng góp của ngành còn chƣa tƣơng xứng.
Bảng 3.9: Cơ cấu công nghiệp giai đoạn 2010-2013 ( Đơn vị tính: %)
TT Chỉ tiêu Năm 2010 Cơ cấu ( %) Năm 2013
1 Phân theo thành phần kinh tế 100 100
+ Nhà nƣớc 64,3 62,7
+ Ngoài quốc doanh 27,4 29,6
+ Đầu tƣ nƣớc ngoài 8,4 7,7
2 Phân theo ngành 100 100
+ Công nghiệp khai thác 0,85 0,9
+ Công nghiệp chế biến 86,65 85,85
+ CN sản xuất và điện nƣớc 12,5 13,25
(Nguồn: Chi cục Thống kê Thành phố Thái Nguyên)
-Về sản phẩm công nghiệp: các sản phẩm truyền thống nhƣ xi măng, sắt thép, sản phẩm may mặc, kim loại màu chiếm tỷ trọng chủ yếu trong giá trị sản xuất công nghiệp, các sản phẩm mới có hàm lƣợng công nghệ cao có tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất, công nghiệp chế tạo, lắp ráp điện tử, công nghiệp phụ trợ còn nhỏ bé.
Cơ cấu ngành sản xuất chủ đạo vẫn là các ngành luyện kim với các sản phẩm thép các loại, sản xuất vật liệu sử dụng nhiều tài nguyên khoáng sản, công nghiệp sử dụng nhiều lao động; các ngành tạo ra giá trị gia tăng lớn, công nghiệp phụ trợ tận dụng lợi thế của thành phố về lĩnh vực cơ khí chế tạo để phục vụ cho các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy... còn nhỏ bé, chƣa phát triển.
Bảng 3.10: Sản lƣợng các sản phẩm công nghiệp chủ yếu
TT Sản phẩm chủ yếu ĐV tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Thép các loại 1000 tấn 807 700 630 637 2 Thiếc thỏi 1000 tấn 1.346 1.224 1.220 1.237
3 Quần áo may sẵn 1000sp 14.256 15.070 27.051 30.095
4 Chè khô các loại 1000 tấn 8.217 7.930 8.050 8.817
5 Nƣớc máy 1000m3 25 25,95 28,2 30
6 Điện sản xuất triệu kw 694 755 667,6 713
7 Giấy bìa các loại 1000 tấn 24,88 25,95 28,2 31
Nhìn vào bảng trên cho thấy: những năm gần đây các sản phẩm thép của thành phố có chiều hƣớng giảm, từ 807 nghìn tấn thép các loại năm 2010 đến năm 2013 chỉ còn 637 nghìn tấn, sản phẩm thiếc thỏi cũng có chiều hƣớng giảm, trong khi sản phẩm của các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến nhƣ: quần áo các loại, chè…có xu hƣớng tăng.
Nguyên nhân chủ yếu do thị trƣờng thép những năm gần đây khó tiêu thụ, do tốc độ, nhu cầu xây dựng giảm nhiều so với những năm trƣớc, các sản phẩn tồn kho nhiều, một số nhà máy phải sản xuất cầm chừng thậm chí có nhà máy phải tạm ngừng hoạt động. Bên cạnh đó, hệ thống máy móc, dây truyền công nghệ của nhiều nhà máy sản xuất thép đã lạc hậu, tiêu tốn nhiều nhiên, nguyên vật liệu và công lao động, chất lƣợng sản phẩm thấp, không cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng. Ngƣợc lại, các sản phẩm quần áo may sẵn, chè khô các loại có chiều hƣớng tăng do công tác xúc tiến thƣơng mại, tìm kiếm thị trƣờng và quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp khá tốt. Năm 2011, 2013 Tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Liên hoan Festival Trà tạo cơ hội và mở ra nhiều thị trƣờng mới cho sản phẩm chè, cùng với đó, các doanh nghiệp sản xuất chế biến chè và quần áo cũng tích cực đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lƣợng sản phẩm đáp ứng đƣợc thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.
Nhìn chung, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song ngành công nghiệp của thành phố vẫn có sự tăng trƣởng và có sự chuyển dịch trong nội bộ ngành, qua đây có thể thấy công nghiệp và xây dựng vẫn luôn đồng hành và là điều kiện quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của thành phố Thái Nguyên.
3.2.5.3 Chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ
Ngoài hai ngành sản xuất vật chất là nông nghiệp và công nghiệp thì tập hợp các ngành sản xuất phi vật chất còn lại bao hàm trong khối các ngành