5. Kết cấu của luận văn
1.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
kinh tế của thành phố Thái Nguyên
Qua thực tiễn chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một số nƣớc, ở Việt Nam cho thấy: chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thực tế là quá trình đa dạng, phức tạp, cụ thể với từng quốc gia, vùng, từng giai đoạn, từng trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất mà trƣớc hết là trình độ khoa học công nghệ. Song có một điểm chung nhất là chính phủ phải hoạch định, xây dựng chiến lƣợc, cơ cấu, bƣớc đi phù hợp, phát huy đƣợc lợi thế so sánh, các ngành mũi nhọn, vùng trọng điểm.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình lựa chọn và xử lý các mâu thuẫn nẩy sinh để bảo đảm sự phát triển bền vững nhƣ: giữa mở cửa và bảo hộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
sản xuất nội địa, giữa tự chủ và hợp tác hội nhập, giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa tăng trƣởng kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội. Trong quá trình đó, nguồn nhân lực, vốn, khoa học công nghệ, vai trò của phát luật, các chính sách của Nhà nƣớc có vai trò hết sức quan trọng. Do đó, bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Thái Nguyên trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:
Một là, xây dựng và duy trì mô hình, cơ cấu kinh tế hợp lý, phải dựa vào tăng trƣởng xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của tỉnh và thành phố.
Hai là, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hƣớng phát triển các ngành có hàm lƣợng vốn, công nghệ, giá trị cao, có khả năng tiếp ứng với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Ba là, tập trung các nguồn lực cho phát triển các ngành kinh tế trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh của địa phƣơng, thực hiện tốt chiến lƣợc sản phẩm, quy hoạch, đầu tƣ đồng bộ các vùng sản xuất hàng hóa, khu công nghiệp, trung tâm thƣơng mại, dịch vụ chất lƣợng cao..., nhằm phát huy lợi thế về quy mô. Đầu tƣ đổi mới công nghệ trong sản xuất nhằm nâng cao chất lƣợng, hạ giá thành sản phẩm, phản ứng nhanh nhậy với yêu cầu thị trƣờng nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Bốn là, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh. Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, thu hút nguồn các nguồn vốn đầu tƣ, nhất là vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, thực hiện đầu tƣ theo cơ cấu ngành đã đƣợc định hƣớng.
Năm là, định hƣớng và phát triển cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hƣớng đa dạng hóa, lựa chọn mặt hàng xuất khẩu chủ lực phù hợp với tiến trình chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế trong từng giai đoạn. Thực hiện đa dạng hóa thì trƣờng xuất khẩu để tăng kim ngạch xuất khẩu, đồng thời hạn chế sự lệ thuộc vào thị trƣờng nƣớc ngoài có mức độ chi phối lớn đến hoạt động xuất khẩu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU