Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 73)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế

Một trong những chỉ tiêu đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là đánh giá qua sự chuyển dịch cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế.

Bảng 3.6: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của Thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2010-2013

TT Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2010 2011 2012 2013

1 Dân số Ngƣời 279.689 283.333 287.910 290620

2 Tổng số lao động Ngƣời 186.608 189.125 192.237 194.715

3 Cơ cấu lao động % 100 100 100 100

+ Công nghiệp % 38,72 38,93 38,11 37,78

+ Dịch vụ % 34,91 35,26 36,17 36,82

+ Nông nghiệp % 26,37 25,81 25,72 25,40

Năm 2010, tổng số lao động của thành phố là 186.608 ngƣời với cơ cấu lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp chiếm 38,72%, nông nghiệp chiếm 26,37%, dịch vụ chiếm 34,91%. Năm 2011, tổng số lao động của thành phố là 189.125 ngƣời với cơ cấu lao động là: công nghiệp chiếm 38,93%, nông nghiệp chiếm 25,81%, dịch vụ chiếm 35,26%. Năm 2012, tổng số lao động của thành phố là 192.237 ngƣời với cơ cấu lao động là: công nghiệp chiếm 38,11%, nông nghiệp chiếm 25,72%, dịch vụ chiếm 36,17%. Năm 2013, tổng số lao động của thành phố là 194.715 ngƣời với cơ cấu lao động là: công nghiệp chiếm 37,78%, nông nghiệp chiếm 25,4%, dịch vụ chiếm 36,82%.

Xét trong cả giai đoạn 2010 -2013, tỷ trọng lao động làm việc ở nhóm ngành sản xuất vật chất (công nghiệp và nông nghiệp) đã giảm xuống (ngành nông, lâm nghiệp đã giảm từ 26,37% năm 2010 xuống còn 25,4% năm 2013; ngành công nghiệp giảm từ 38.72% năm 2010 xuống 37,78% năm 2013); trong khi tỷ trọng lao động đang làm việc ở ngành dịch vụ, thƣơng mại đã tăng lên (tƣơng ứng từ 34,91% lên 36,82%) chủ yếu thuộc lĩnh vực thƣơng mại, lƣu trú, ăn uống, đã thu hút và góp phần chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông, lâm nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ thƣơng mại.

Nhờ sự chuyển dịch số lao động đang làm việc từ nhóm có năng suất lao động thấp (là nông- lâm nghiệp- thủy sản) sang các nhóm ngành có năng suất lao động cao hơn (công nghiệp - xây dựng và dịch vụ), nên năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế của thành phố đã tăng lên, cơ cấu ngành kinh tế của Thành phố Thái Nguyên tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tuy nhiên, tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của thành phố Thái Nguyên biến động ít, tốc độ chuyển dịch chậm điều này chứng tỏ sự thay đổi tỷ trọng lao động trong các ngành kinh tế trên địa bàn thành phố không nhiều, tỷ lệ lao động làm việc ở nhóm ngành nông, lâm nghiệp vẫn còn cao.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 73)