Cơ sở thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 38)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.Cơ sở thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

1.2.1. Thực tiễnchuyển dịch cơ cấu kinh tế của một số nước

1.2.1.1.Thái Lan

Cách đây 30 năm, Thái Lan có cơ cấu kinh tế lạc hậu gần giống Việt Nam. Từ đầu những năm 1970, Chính phủ Thái Lan đã xác định phát triển nông nghiệp toàn diện, thực hiện thâm canh và hiện đại hóa để sản xuất ra nhiều nông sản hàng hóa, đồng thời phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và xây dựng ngành công nghiệp điện tử.

Với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hƣớng, nên chỉ trong một thập kỷ, đến những năm 1980 Thái Lan đã đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân trên 8%/năm và đƣợc coi là “ hiện tƣợng kinh tế thần kỳ”. Song đến những năm cuối thập kỷ 90, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Thái Lan giảm sút, không ổn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

định và lâm vào khủng hoảng do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là đã duy trì một cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu đầu tƣ không còn hợp lý. Từ những năm 2000 trở về đây, Chính phủ và các doanh nghiệp của Thái Lan đã rà soát, cơ cấu lại nền kinh tế, điều chỉnh các ngành kinh tế, trong đó đẩy mạnh phát triển các mặt hàng xuất khẩu, hàng công nghiệp điện tử, phát triển các ngành dịch vụ, du lịch; các sản phẩn nông nghiệp chất lƣợng cao. Do đó, kinh tế của Thái Lan đã dần phục hồi và phát triển, tốc độ phát triển các ngành dịch vụ, du lịch của Thái Lan tăng nhanh qua các năm. Cùng với 33 sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, trong đó xuất khẩu gạo của Thái Lan đứng đầu thế giới, Thái Lan đã có hơn 120 sản phẩm công nghiệp xuất khẩu. Những mặt hàng xuất khẩu lớn của Thái Lan là quần áo, vải, ti vi, máy tính và linh kiện thay thế, đồ trang sức, đồ trang trí nội thất, các sản phẩm thủy sản đông lạnh, giày dép, cao su... Tốc độ tăng trƣởng kinh tế trong gần 30 năm đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân trên 6%, cơ cấu GDP năm 2005 theo các ngành kinh tế là: Nông nghiệp chiếm 12%, Công nghiệp: 39%, dịch vụ: 49%; xuất khẩu đạt 105,8 tỷ USD, nhập khẩu: 107 tỷ USD. Tăng trƣởng kinh tế giai đoạn này chủ yếu nhờ vào sự ổn định của nhu cầu tiêu dùng khu vực tƣ nhân, xuất khẩu gia tăng, đầu tƣ tăng mạnh ở cả khu vực nhà nƣớc và tƣ nhân nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Mấy năm gần đây, mặc dù bị ảnh hƣởng bởi khủng hoảng chính trị trong nƣớc, song kinh tế của Thái Lan vẫn có bƣớc tăng trƣởng, phát triển khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng dịch vụ- công nghiệp và nông nghiệp, với sự phát triển nhanh của ngành dịch vụ.

1.2.1.2. Trung Quốc

Cũng nhƣ một số nƣớc khác, có một thời kỳ với cơ chế tập trung, bao cấp, Trung Quốc đã có những sai lầm trong chiến lƣợc và cơ cấu phát triển kinh tế. Từ cuối những năm 1970, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Trung Quốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bắt đầu thực hiện cải cách kinh tế và mở cửa, phát triển “nền kinh tế thị trƣờng mang màu sắc Trung Quốc”, chuyển các doanh nghiệp sang tự chủ cạnh tranh theo cơ chế thị trƣờng, thực hiện chính sách mở cửa với nƣớc ngoài để tranh thủ vốn, công nghệ và kinh nghiệm. Cơ cấu ngành kinh tế đƣợc điều chỉnh lại theo hƣớng phát triển nông nghiệp đạt sản lƣợng cao, ổn định, tiếp tục phát triển công nghiệp theo hƣớng tập trung vào công nghiệp hàng tiêu dùng, hàng cao cấp, công nghiệp điện và điện tử, công nghiệp cơ khí chế tạo, trong đó hỗ trợ cho máy móc phục vụ nông nghiệp, phát triển các xí nghiệp “hƣơng trấn” để hỗ trợ và thúc đẩy nông nghiệp, cải thiện bộ mặt kinh tế xã hội nông thôn. Phát triển mạnh hoạt động thƣơng mại, dịch vụ, tài chính, ngân hàng du lịch…; khuyến khích kinh tế tƣ nhân phát triển, đa dạng hóa sở hữu nền kinh tế.

Với chủ trƣơng cải cách kinh tế, điều chỉnh cơ cấu kinh tế đúng đắn, nền kinh tế của Trung Quốc đã tăng trƣởng cao 10%/năm trong nhiều năm liên tục. Thập kỷ 90, Trung quốc có tổng GDP đứng thứ 7 thế giới thì đến năm 2009, Trung Quốc đã vƣơt qua Đức, năm 2010 vƣợt qua Nhật để lên đứng thứ hai thế giới, sau Mỹ về tổng GDP.

1.2.2. Thực tiễn chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam

Ở Việt Nam, xuất phát điểm là một nƣớc nông nghiệp, với cơ cấu kinh tế chủ yếu là ngành nông nghiệp. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xƣớng và lãnh đạo (từ năm 1986 đến nay) chúng ta đã từng bƣớc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực từ nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ, đến nay, nƣớc ta đã có cơ cấu kinh tế là: công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp, với tỉ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ đã chiếm tới hơn 80% trong cơ cấu tổng sản phẩn GDP của cả nƣớc, cụ thể theo bảng và biểu đồ dƣới đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(Đơn vị: %)

Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

1986 38,1 28,9 33 1991 40,49 23,79 35,72 2000 24,53 36,73 38,74 2005 20,97 41,02 38,01 2010 20,58 41,09 38,33 2011 22,02 40,25 37,73 2012 21,65 40,65 37,7 2013 18,39 38,30 43,31 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1986- 2013

Nhìn vào biểu đồ 1.1 và số liệu ở bảng 1.1 cho thấy, cơ cấu ngành kinh tế của nƣớc ta có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực, từ nông nghiệp sang

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1986 1991 2000 2005 2010 2011 2012 2013 38.1 40.49 24.53 20.97 20.58 22.02 21.65 18.39 28.9 23.79 36.73 41.02 41.09 40.25 40.65 38.3 33 35.72 38.74 38.01 38.33 37.73 37.7 43.31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

công nghiệp, dịch vụ. Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 38,1% năm 1986, 40,49% năm 1991 xuống còn 24,53% vào năm 2000 và 20,58% năm 2010, 18,4% năm 2013. Tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng tăng, năm 1986 là 29,8%, năm 2000 là 36,73%, năm 2010 là 41,09%. Tỷ trọng ngành dịch vụ dao động trong khoảng từ 33-trên 38% mỗi năm, và đến năm 2013, tỷ trọng ngành dịch vụ đã tăng lên 43,3%.

Cơ cấu các ngành nông nghiệp đã có nhiều bƣớc tiến bộ, đi đúng hƣớng, khai thác đƣợc lợi thế cây, con và vùng lãnh thổ, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu phát triển. Giá trị sản xuất toàn ngành năm 2010 tăng 4,69%, bình quân 5 năm (2005-2010) tăng 4,93%. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2010 đạt 19,15 tỷ USD, các mặt hàng có lợi thế xuất khẩu nhƣ gạo, thủy sản, trái cây…vẫn đƣợc đẩy mạnh, đời sống nông dân đƣợc cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, cơ sở hạ tầng nông thôn từng bƣớc đƣợc nâng cấp và hiện đại hóa.

Tuy nhiên, nền nông nghiệp của nƣớc ta vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, phát triển thiếu bền vững, cơ cấu giữa các ngành chƣa hợp lý, sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trƣờng thế giới còn thấp, tình trạng ô nhiễm môi trƣờng do khu công nghiệp, làng nghề và sản xuất nông nghiệp lạc hậu vẫn còn nhiều, đời sống của một bộ phận nông dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.

Ngành công nghiệp- xây dựng có tốc độ tăng trƣởng khá. Cơ cấu công nghiệp có sự chuyển dịch tiến bộ, nhất là giai đoạn từ năm 1998 đến nay. Tỷ trọng công nghiệp đến năm 2013 đạt 38,3%. Tuy nhiên, công nghiệp của nƣớc ta tăng trƣởng vẫn chủ yếu theo chiều rộng, chất lƣợng tăng trƣởng thấp. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân năm 2006-2010 đạt 16%, nhƣng tốc độ tăng GDP chỉ đạt 7,94%. Tăng trƣởng công nghiệp còn tiêu tốn nhiều vốn, vật tƣ, nguyên, nhiên liệu và chủ yếu dựa vào ngành có lợi thế về tài nguyên, lao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

động. Trong giai đoạn 2011-2013, tỷ trọng ngành công nghiệp lại có xu hƣớng giảm nhƣờng chỗ cho tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng.

Đối với khu vực dịch vụ: Tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP tăng tƣơng đối mạnh trong thời kỳ 1990-1995, nhƣng trong khoảng thời gian dài từ 2005-2010, tỷ trọng của các ngành dịch vụ chỉ ở mức 38%. Đến giai đoạn 2011- 2013, tỷ trọng của ngành dịch vụ đang có chiều hƣớng phát triển tƣơng đối tốt. Đến năm 2013 đã chiếm 43,3% trong tổng GDP của cả nƣớc. Tuy nhiên, tỷ trọng của một số ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu của lĩnh vực dịch vụ và trong cơ cấu GDP còn thấp nhƣ ngành tài chính - ngân hàng, khoa học - công nghệ, vận tải, viễn thông. Dịch vụ có giá trị tăng cao còn kém phát triển.

Nhìn chung, trong giai đoạn 1986-2000, cơ cấu ngành kinh tế của nƣớc ta hình thành chủ yếu trên cơ sở nguồn lực sẵn có đƣợc cởi trói và theo tín hiệu của thị trƣờng còn thiếu cung là phổ biến, bởi vậy đã tạo ra những bƣớc tăng trƣởng ngoạn mục khá đồng đều. Từ năm 2001- nay quan hệ cung cầu bắt đầu điều tiết mạnh theo luật chơi của thị trƣờng, nhất là từ khi chúng ta chính thức là thành viên của tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, chất lƣợng tăng trƣởng chƣa bền vững.

1.2.3.Thực tiễn chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một số tỉnh, thành phố trong cả nước

1.2.3.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là một tỉnh miền núi phía Bắc, những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã có sự tiến bộ về tăng trƣởng kinh tế, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Năm 2010, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 41,3%, năm 2013 là 41,56% ; dịch vụ tăng từ 37% lên 38,36%; nông, lâm nghiệp giảm từ 21,7% xuống 20,08%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thu nhập bình quân/ngƣời năm 2013 đạt 29 triệu đồng, tƣơng đƣơng 1.393 USD, gấp 1,56 lần so năm 2010.

Những năm qua, do ảnh hƣởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, những khó khăn trong phát triển kinh tế tài chính trong nƣớc, hàng hóa tồn kho cao nên tình hình xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã gặp nhiều khó khăn và đạt mức tăng trƣởng thấp. Bình quân 3 năm 2011- 2013, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 8,0%/năm. Hầu hết các sản phẩm công nghiệp chủ lực đều đạt mức tăng trƣởng thấp hoặc giảm sản lƣợng, trong đó, riêng sản lƣợng thép bình quân 3 năm giảm 1,5%/năm. Một số ngành và sản phẩm công nghiệp đạt mức tăng trƣởng khá nhƣ: công nghiệp khai khoáng tăng 37%/năm, sản phẩm may tăng 49,4%/năm; sản lƣợng xi măng tăng 52,3%/năm... Trong cơ cấu công nghiệp, có sự chuyển dịch theo hƣớng giảm dần tỷ trọng giá trị sản xuất khu vực kinh tế nhà nƣớc, tăng dần tỷ trọng khu vực ngoài nhà nƣớc. Tỉnh đã quan tâm đến công tác quy hoạch đầu tƣ phát triển các khu, cụm công nghiệp. Đến nay, đã phê duyệt quy hoạch 6 khu công nghiệp với diện tích 1.420 ha; 31 cụm công nghiệp với diện tích 1.178 ha. Chủ động tham gia xây dựng các chính sách, quy hoạch, dự án đầu tƣ trên cơ sở phát huy những lợi thế theo tầm nhìn, mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 1758/QĐ-TTg ngày 20/11/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ.

Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ phát triển cả về quy mô và loại hình. Tốc độ tăng trƣởng bình quân hằng năm ngành dịch vụ đạt 7,85%. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2013 đạt 15,7 nghìn tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 19,2%. Các dịch vụ tài chính ngân hàng ngày càng phát triển và cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất kinh doanh cho các thành phần kinh tế. Dịch vụ vận tải có bƣớc phát triển cả về số lƣợng và loại hình, mạng lƣới xe buýt, taxi tăng nhanh. Việc tổ chức thành công Festival trà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thái Nguyên - Việt Nam năm 2011, 2013 đã tạo đà cho hoạt động du lịch phát triển, đồng thời tạo cơ hội hợp tác đầu tƣ, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ổn định, duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng khá. Nông nghiệp tăng 6,17%, lâm nghiệp tăng 22,6%, thuỷ sản tăng 6%. Giá trị sản phẩm/ha đất nông nghiệp trồng trọt năm 2013 đạt 72 triệu đồng/ha (tăng 17 triệu đồng/ha so với năm 2010). Sản lƣợng lƣơng thực có hạt năm 2013 đạt 450.000 tấn. Cây chè tiếp tục đƣợc đầu tƣ, cải tạo, phát triển và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ. Đến nay, tổng diện tích cây chè trên địa bàn đạt 18.605 ha, sản lƣợng đạt 185 nghìn tấn, tăng 7,5% so với năm 2010. Giá trị sản phẩm tạo ra từ cây chè chiếm 27% tổng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt.

Chăn nuôi đƣợc chú trọng đầu tƣ phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hoá với các mô hình trang trại, gia trại quy mô vừa và lớn. Giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân 3 năm 2011-2013 tăng 10,08%. Kinh tế nông thôn tiếp tục phát triển theo hƣớng đa dạng hoá ngành nghề; trên địa bàn tỉnh hiện có 328 hợp tác xã và 535 tổ hợp tác. Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới đƣợc tích cực triển khai thực hiện và đã có bƣớc thay đổi đáng kể về bộ mặt nông thôn, nhất là về kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn.

Tỉnh đã tập trung đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, thƣơng mại, dịch vụ, thông tin có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và tăng trƣởng kinh tế.

Việc tập trung cải thiện môi trƣờng, thu hút các nguồn vốn đầu tƣ để phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đƣợc tỉnh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm và coi đây là một trong những giải pháp quan trọng, khâu đột phá để phát triển kinh tế. Tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh ( PCI) cấp tỉnh, xây dựng các cơ chế, chính sách ƣu đãi để thu hút các nguồn vốn đầu tƣ, nhất là các nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nƣớc ngoài. Bình quân hằng năm huy động các nguồn lực để đầu tƣ phát triển trong xã hội đƣợc trên 14.000 tỷ đồng, tốc độ tăng vốn đầu tƣ đạt 19%/năm. Từ năm 2010 đến tháng 6/2013, tỉnh đã chấp thuận chủ trƣơng đầu tƣ cho 284 dự án với tổng vốn đăng ký 92.500 tỷ đồng (cấp phép 172 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký trên 44.000 tỷ đồng); thành lập mới 1.418 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký trên 8.600 tỷ đồng; 16 dự án ODA với tổng nguồn vốn 2.959 tỷ đồng; 15 dự án FDI với tổng số vốn 2,1 tỷ USD. Các nguồn vốn đầu tƣ đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên những năm qua.

Cùng với triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tăng GDP, tập trung thu hút vốn đầu tƣ, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu, trong đó tập trung vào các mặt hàng chủ lực nhƣ: Thép các loại, chè, sản phẩm may mặcGiá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2013 của tỉnh đạt 173

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 38)