Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo GDP

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 66)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo GDP

Xác định rõ vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, Đại hội Đảng bộ thành phố Thái Nguyên lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã chỉ rõ: Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ƣu tiên phát triển dịch vụ, kết hợp chuyển dịch cơ cấu lao đọng, cơ cấu dân cƣ. Trọng tâm là phát triển các ngành dịch vụ để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đến năm 2015 tỷ lệ trong cơ cấu kinh tế của thành phố là: Dịch vụ chiếm 49,5%, công nghiệp: 47,2%; nông lâm nghiệp: 3,3%. Do đó, trong giai đoạn 2010-2013, mặc dù chịu ảnh hƣởng bởi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho Việt nam nói chung và các địa phƣơng nói riêng bị ảnh hƣởng khá nặng nề. Song, căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI, quy hoạch, kế hoạch phát triển chung, Thành phố Thái Nguyên đã chủ động xây dựng các chƣơng trình, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2011-2015. Với sự nỗ lực phấn đấu, phát huy tối đa các tiềm năng, cơ hội, thế mạnh, đồng thời khắc phục, tháo gỡ những khó khăn, thách thức, vận dụng tốt các chính sách ƣu đãi đầu tƣ, tạo môi trƣờng thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đầu tƣ vào Thành phố, kinh tế của Thành phố Thái Nguyên tiếp tục có bƣớc tăng trƣởng, phát triển mới, tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt khá, các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ đạt đƣợc mức tăng trƣởng khá cao, đời sống dân cƣ đƣợc cải thiện, giá trị các ngành sản xuất ngày càng tăng.

Bảng 3.3: Tốc độ tăng trƣởng và cơ cấu kinh tế ( GDP) của Thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2010-2013 ( Đơn vị tính: %)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 212 Năm 2013

Tốc độ tăng trƣởng

kinh tế (GDP) 14 13,27 12 11,72

TRong đó:

+ Công nghiệp-XD 13,5 12,08 9,63 9,55

+Dịch vụ-Thƣơng mại 15,5 15,1 15,29 13,95

+ Nông, lâm nghiệp 4,7 9,38 5,9 4,39

Cơ cấu kinh tế (GDP) 100 100 100 100

Trong đó:

+ Công nghiệp-XD 48,01 47,47 47,7 47,78

+Dịch vụ-Thƣơng mại 47,37 48,07 48,24 48,42

+ Nông, lâm nghiệp 4,62 4,46 4,06 3,8

(Nguồn: Chi cục Thống kê Thành phố Thái Nguyên)

Nhìn vào bảng trên ta thấy: Cơ cấu kinh tế ngành của Thành phố tiếp tục có bƣớc chuyển biến tích cực theo hƣớng tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2010, cơ cấu ngành kinh tế của Thành phố Thái Nguyên vẫn là: Công nghiệp- Dịch vụ- Nông nghiệp nhƣng đến năm 2011 Thành phố đã có cơ cấu kinh tế là: Dịch vụ- Công nghiệp và nông nghiệp, với các tỷ trọng tƣơng ứng:

Năm 2010: Tỷ trọng các ngành Công nghiệp- Xây dựng chiếm 48,01%; Dịch vụ- Thƣơng mại chiếm 47,37%; Nông, lâm nghiệp chiếm 4,62%.

Năm 2011, tỷ trọng các ngành Dịch vụ - Thƣơng mại chiếm 48,07%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 47,47%; Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản chiếm 4,46%.

Năm 2012, tỷ trọng các ngành Dịch vụ - Thƣơng mại chiếm 48,16%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 47,77%; Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản chiếm 4,04%. Năm 2013: Dịch vụ - Thƣơng mại chiếm 48,42%; Công nghiệp - Xây dựng chiếm 47,78%; Nông - Lâm nghiệp chiếm 3,8%.

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế của Thành phố Thái nguyên năm 2010

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu kinh tế của thành phố Thái Nguyên năm 2013

48.01% 47.37%

4.62%

Năm 2010

Công nghiệp-XD Dịch vụ-Thƣơng mại Nông, lâm nghiệp

Công nghiệp-XD 47,78% Dịch vụ- Thương mại 48,42% Nông, lâm nghiệp 3,8% Năm 2013

Các ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch từ hƣớng công nghiệp- xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất đã chuyển sang cơ cấu các ngành dịch vụ, thƣơng mại chiếm tỷ trọng lớn nhất (năm 2013 cơ cấu dịch vụ thƣơng mại chiếm 48,42%, tăng lên 1,05% so với năm 2010), tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế giảm từ 4,62% ( năm 2010) xuống còn 3,8% (năm 2013). Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp (công nghiệp, dịch vụ) đã chiếm trên 96% tổng cơ cấu GDP của Thành phố. Nhƣ vậy, mức đóng góp của khu vực dịch vụ, thƣơng mại đã tăng lên trong khi mức đóng góp của khu vực nông - lâm - thuỷ sản giảm đi. Điều này thể hiện sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu kinh tế của thành phố Thái Nguyên.

Cùng với tốc độ tăng trƣởng kinh tế, GDP bình quân/ đầu ngƣời/năm của thành phố Thái Nguyên có bƣớc tăng trƣởng đáng kể. Đến năm 2013 đã đạt 48 triệu đồng/năm (tăng 18 triệu đồng so với năm 2010).

Tuy nhiên, tỷ trọng các ngành dịch vụ trong GDP của Thành phố vẫn chƣa đạt so với kế hoạch và chƣa thật sự vƣợt trội (Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố đề ra là đến năm 2015 tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ chiếm 49,5%), chƣa đạt cơ cấu kinh tế hiện đại (cơ cấu kinh tế hiện đại là nền kinh tế trong đó cơ cấu các ngành dịch vụ phải chiếm 60-70% tổng GDP của cả 3 ngành). Vì vậy, trong thời gian tới Thành phố Thái Nguyên cần có chiến lƣợc và các giải pháp để thúc đẩy tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh hơn nữa, bằng các chính sách và biện pháp cụ thể, ƣu tiên phát triển dịch vụ - thƣơng mại, tập trung thu hút đầu tƣ, phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động, bảo vệ môi trƣờng và an sinh xã hội….

Nhìn chung, trong giai đoạn 2010-2013 cơ cấu kinh tế ngành của thành phố Thái Nguyên đã có sự chuyển dịch đúng hƣớng với sự gia tăng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, nông nghiệp hàng hoá mà thành phố có lợi thế phát triển (nhƣ công nghiệp khai thác, chế biến, thƣơng mại, sản xuất sản

phẩm cây công nghiệp). Đến nay, dịch vụ đang là ngành đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế thành phố Thái Nguyên. Xu thế chuyển dịch này mang tính tích cực, hoàn toàn phù hợp với chủ trƣơng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của thành phố và của tỉnh Thái Nguyên.

3.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo vốn đầu tư

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Thái Nguyên lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2010 - 2015, trong những năm qua cùng định hƣớng và chính sách thu hút đầu tƣ, thành phố Thái Nguyên đã dần tạo đƣợc môi trƣờng đầu tƣ khá thông thoáng, thu hút nhiều dự án, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hƣớng tích cực.

Thành phố đã thu hút đầu tƣ, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khuyến khích đầu tƣ các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng dịch vụ, cá dự án cơ khí phục vụ nông nghiệp, chế biến nông sản, công nghiệp phụ trợ…

Bảng 3.4: Vốn đầu tƣ giai đoạn 2010-2013 của Thành phố Thái Nguyên

(Đơn vị tính: triệu đồng)

TT Vốn đầu tƣ Tổng số

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 39.565.674 50.342.574 53.788.203 59.317.953 1 Ngân sách NN 1.621.389 1.927.457 2.315.623 2.786.117 2 Vốn đầu tƣ của doanh nghiệp 25.188.382 33.711.474 34.814.746 35.807.981 3 Vốn của nhân dân 12.364.800 14.215.735 16.246.813 18.257.982 4 Vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài 391.103 487.908 411.021 2.465.873

(Nguồn: Chi cục Thống kê Thành phố Thái Nguyên)

Tổng số vốn đầu tƣ năm 2010 là 39.565.674 triệu đồng, đến năm 2013, tổng số vốn đấu tƣ năm 2013 đã tăng lên 59.317.953 triệu đồng. Trong đó,

vốn đấu tƣ của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ nhiều nhất, khoảng 60% tổng vốn đầu tƣ hàng năm của thành phố và tăng nhanh qua các năm. Tăng từ 25.188.382 triệu đồng năm 2010 lên 35.807.981 triệu đồng ( tăng gần gấp 1,5 lần so với năm 2010). Vốn của nhân dân chiếm khoảng 30% tổng nguồn vốn đầu tƣ. Điều này chứng tỏ thành phố đã huy động rất tốt các nguồn lực trong nhân dân để đầu tƣ phát triển thành phố. Vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cũng đã có bƣớc tăng trƣởng qua các năm. Từ 391.103 triệu đồng năm 2010 (chiếm khoảng 1% tổng nguồn vốn đầu tƣ của thành phố) lên 2.465.873 triệu đồng, bằng 4,15%/tổng nguồn vốn đầu tƣ của thành phố năm 2013.

Thành phố đã tập trung đầu tƣ các ngồn vốn vào phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực có tiềm năng và ƣu thế cạnh tranh. Ƣu tiên phát triển các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; công nghệ chế biến lƣơng thực - thực phẩm theo hƣớng đa dạng hóa sản phẩm và chế biến sâu; công nghiệp may sẽ theo hƣớng giảm dần tỷ lệ gia công.

Bảng 3.5: Vốn đầu tƣ chia theo ngành kinh tế

Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng %

2010 3.481.779 8,8 22.635.522 57,21 13.448.373 33,99

2011 4.631.517 9,2 28.030.745 55,68 17.680.312 35,15

2012 4.894.726 9,1 28.722.900 53,4 20.170.576 37,5

2013 6.109.749 10,3 31.913.059 53,8 21.295.145 35,9

(Nguồn: Chi cục Thống kê Thành phố Thái Nguyên)

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy, cơ cấu vốn đầu tƣ của thành phố vẫn chủ yếu đầu tƣ vào ngành công nghiệp (hàng năm đều chiếm trên 50% tổng vốn đầu tƣ phát triển của thành phố). Năm 2013 vốn đầu tƣ của ngành công nghiệp là 31.913.059 triệu đồng chiếm 53,8%; Ngành nông, lâm nghiệp thu hút đƣợc 6.109.749 triệu đồng, chiếm tỷ trọng thấp với 10,3% trong tổng

vốn đầu tƣ; ngành dịch vụ thu hút đƣợc 21.295.145 triệu đồng, chiếm 35,9% tổng vốn đầu tƣ

Tuy nhiên, xu hƣớng vốn đầu tƣ cho phát triển ngành công nghiệp có chiều hƣớng giảm (từ 57,21% năm 2010 giảm xuống còn 53,8% năm 2013) còn thu hút vốn đầu tƣ vào phát triển ngành dịch vụ có chiều hƣớng gia tăng. Năm 2013, do tình hình kinh tế khó khăn, sức mua trên thị trƣờng với nhiều loại hàng hóa giảm, một số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ thƣơng mại trên địa bàn phải tạm ngừng hoạt động hoặc phá sản do đó ảnh hƣởng đến cơ cấu vốn đầu tƣ của ngành dịch vụ trên địa bàn giảm, năm 2012 là 37,5% đến năm 2013 giảm xuống còn 35,9% (giảm 1,6% so với năm 2012).

Cơ cấu vốn đầu tƣ đã góp phần hình thành một số ngành mũi nhọn, thúc đẩy mở rộng sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa.

Thành phố đã ký kết với các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung tâm nghiên cứu khoa học trên địa bàn thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh và ứng dụng công nghệ hiện đại vào các lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, công nghiệp chế biến, y tế, công nghệ thông tin, điện, điện tử - tin học...

Yếu tố vốn đầu tƣ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố giai đoạn 2010-2013.

Về chính sách thu hút đầu tƣ, ngoài các chính sách chung, Thành phố Thái Nguyên đã ban hành các quy định, quy chế về chính sách hỗ trợ, ƣu đãi có lợi nhất cho các nhà đầu tƣ. Năm 2013, Công ty Bujeon Electronics (Hàn Quốc) đã khởi công xây dựng Nhà máy điện tử Glonics Việt Nam tại thành phố Thái Nguyên. Đây là nhà máy sản xuất linh kiện điện tử cho điện thoại di động và ti vi LCD đầu tiên tại Thái Nguyên và thứ 2 của Công ty Bujeon Electronics tại Việt Nam. Nhà máy đi vào hoạt động sẽ góp phần nâng cao giá

trị sản xuất công nghiệp, đóng góp vào ngân sách, tạo việc làm cho ngƣời lao động thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài vào thành phố còn rất ít, chỉ chiếm 4,15% trong tổng nguồn vốn đầu tƣ (năm 2013); nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển dịch vụ còn thấp, chƣa tƣơng xứng với yêu cầu phát triển, ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Thành phố. Do đó, trong thời gian tới Thành phố Thái Nguyên cần có những chính sách ƣu đãi và mời gọi các nhà đầu tƣ, mở rộng thị trƣờng, sản phẩm, tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi nhất cho các nhà đầu tƣ, thu hút các nguồn vốn nhất là các nguồn vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài vào đầu tƣ để phát triển thành phố và đầu tƣ mạnh vào phát triển ngành dịch vụ- thƣơng mại của Thành phố.

3.2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế

Một trong những chỉ tiêu đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là đánh giá qua sự chuyển dịch cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế.

Bảng 3.6: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của Thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2010-2013

TT Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2010 2011 2012 2013

1 Dân số Ngƣời 279.689 283.333 287.910 290620

2 Tổng số lao động Ngƣời 186.608 189.125 192.237 194.715

3 Cơ cấu lao động % 100 100 100 100

+ Công nghiệp % 38,72 38,93 38,11 37,78

+ Dịch vụ % 34,91 35,26 36,17 36,82

+ Nông nghiệp % 26,37 25,81 25,72 25,40

Năm 2010, tổng số lao động của thành phố là 186.608 ngƣời với cơ cấu lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp chiếm 38,72%, nông nghiệp chiếm 26,37%, dịch vụ chiếm 34,91%. Năm 2011, tổng số lao động của thành phố là 189.125 ngƣời với cơ cấu lao động là: công nghiệp chiếm 38,93%, nông nghiệp chiếm 25,81%, dịch vụ chiếm 35,26%. Năm 2012, tổng số lao động của thành phố là 192.237 ngƣời với cơ cấu lao động là: công nghiệp chiếm 38,11%, nông nghiệp chiếm 25,72%, dịch vụ chiếm 36,17%. Năm 2013, tổng số lao động của thành phố là 194.715 ngƣời với cơ cấu lao động là: công nghiệp chiếm 37,78%, nông nghiệp chiếm 25,4%, dịch vụ chiếm 36,82%.

Xét trong cả giai đoạn 2010 -2013, tỷ trọng lao động làm việc ở nhóm ngành sản xuất vật chất (công nghiệp và nông nghiệp) đã giảm xuống (ngành nông, lâm nghiệp đã giảm từ 26,37% năm 2010 xuống còn 25,4% năm 2013; ngành công nghiệp giảm từ 38.72% năm 2010 xuống 37,78% năm 2013); trong khi tỷ trọng lao động đang làm việc ở ngành dịch vụ, thƣơng mại đã tăng lên (tƣơng ứng từ 34,91% lên 36,82%) chủ yếu thuộc lĩnh vực thƣơng mại, lƣu trú, ăn uống, đã thu hút và góp phần chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông, lâm nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ thƣơng mại.

Nhờ sự chuyển dịch số lao động đang làm việc từ nhóm có năng suất lao động thấp (là nông- lâm nghiệp- thủy sản) sang các nhóm ngành có năng suất lao động cao hơn (công nghiệp - xây dựng và dịch vụ), nên năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế của thành phố đã tăng lên, cơ cấu ngành kinh tế của Thành phố Thái Nguyên tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tuy nhiên, tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của thành phố Thái Nguyên biến động ít, tốc độ chuyển dịch chậm điều này chứng tỏ sự thay đổi tỷ trọng lao động trong các ngành kinh tế trên địa bàn thành phố không nhiều, tỷ lệ lao động làm việc ở nhóm ngành nông, lâm nghiệp vẫn còn cao.

3.2.4. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế qua cơ cấu hàng xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2013 có nhiều chuyển biến tích cực. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thành phố Thái Nguyên là dệt may, xuất khẩu thép, chè đều có tốc độ tăng trƣởng khá, cụ thể:

- Dệt may: Với tổng sản phẩm năm 2010 là 14,256 nghìn sản phẩm đến năm 2013 đã tăng 30,095 nghìn sản phẩm.

- Mặt hàng thép thỏi xuất khẩu đã giảm mạnh từ 807 nghìn tấn xuống còn 637 nghìn tấn.

- Mặt hàng chè khô có xu hƣớng tăng, năm 2010 đạt 8.217 tấn, năm 2013 đạt 8.817 tấn.

Các mặt hàng trên tuy đƣợc xem là mặt hàng góp phần làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng cao và là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2010 -2013 nhƣng các mặt hàng này đều vẫn sử dụng nhiều lao động hoặc thuộc nhóm hàng nhạy cảm, chịu nhiều rủi ro bởi biến động về giá cả và thị trƣờng thế giới.

Hàng hóa xuất khẩu của thành phố Thái Nguyên có chất lƣợng ngày càng cao, mẫu mã đa dạng. Nhiều ngành hàng có tốc độ xuất khẩu tăng nhanh nhƣ sản phẩm gỗ và thủ công mỹ nghệ... Các sản phẩm công nghệ cao nhƣ

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)