Địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 53)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.2.Địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu đƣợc triển khai trên địa bàn thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, du lịch, dịch vụ không những của tỉnh Thái Nguyên mà còn cả khu vực trung du miền núi Bắc Bộ. Trong lĩnh vực kinh tế Thành phố Thái Nguyên luôn đạt tốc độ tăng trƣởng khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ. Nền kinh tế của Thành phố Thái Nguyên là đầu tàu dẫn dắt sự phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên, thu ngân sách, giá trị của các ngành sản xuất trên địa bàn hàng năm đều chiếm khoảng từ 1/3 đến 1/4 tổng giá trị của các ngành sản xuất trong toàn tỉnh. Năm 2010, thành phố Thái Nguyên đã đƣợc chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh. Do vậy Thành phố Thái nguyên đƣợc lựa chọn làm địa bàn nghiên cứu của đề tài.

2.2.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

Trên cơ sở các nghiên cứu của đề tài, Luận văn sử dụng phƣơng pháp thu thập tài liệu đã công bố (tài liệu thứ cấp), bao gồm; các văn kiện, nghị quyết của Trung ƣơng, tỉnh, Thành phố về phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Các chƣơng trình, kế hoạch, định hƣớng phát triển kinh tế- xã hội của Chính phủ, tỉnh Thái Nguyên, Thành phố Thái Nguyên; sử dụng một số sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã đƣợc xuất bản, công bố về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế; các báo cáo, số liệu về tình hình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên qua các năm, từ 2010 đến năm 2013; nguồn số liệu thống kê của tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên liên quan đến tình hình phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Ngoài ra, tác giả còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã đƣợc công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học, nhà quản lý về cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Sử dụng phƣơng pháp chuyên khảo, tham khảo ý kiến của một số chuyên gia, một số nhà khoa học trong lĩnh vực kinh tế, giáo viên hƣớng dẫn, tham vấn một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ có kinh nghiệm trực tiếp tham mƣu xây dựng kế hoạch, định hƣớng phát triển kinh tế- xã hội của Thành phố (cán bộ phòng kinh tế phụ trách các lĩnh vực phát triển công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp; cán bộ chi cục thống kê, phòng tài chính- kế hoạch…) để trên cơ sở đó xây dựng định hƣớng, giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn tới.

2.2.3.2. Phương pháp tổng hợp số liệu, tài liệu

Bằng các phƣơng pháp đồ thị thống kê và bảng thống kê.

Đề tài sử dụng các loại đồ thị toán học nhƣ: đồ thị hình quạt, hình cột và bảng thống kê số liệu để mô tả hiện trạng cơ cấu ngành kinh tế ở Thành phố Thái Nguyên và tác động của các yếu tố tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Thành phố Thái Nguyên.

2.2.3.3.Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thứ cấp sau khi thu thập đƣợc tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010 và phần mềm chuyên ngành khác. Từ các số liệu thu thập đƣợc tiến hành phân tích, chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu có cơ sở khoa học.

2.2.3.4. Phương pháp phân tích tài liệu

Thông qua nguồn số liệu đã thu thập từ thực tế và các số liệu đã công bố, tính toán, tiến hành phân tích, so sánh; thông qua các tiêu chí cụ thể để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xem xét, đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, so sánh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thành phố Thái Nguyên qua các năm, so sánh tốc độ chuyển dịch của từng ngành kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành kinh tế và so sánh với sự chuyển dịch chung của nền kinh tế.

2.2.3.6. Phương pháp dự báo

Trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập, tổng hợp đƣợc, căn cứ và các chỉ tiêu phân tích, các mô hình toán học và xu thế phát triển của nền kinh tế, xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, đƣa ra những định hƣớng, dự báo chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới.

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

Đề tài sử dựng một số các chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gồm: - Chỉ tiêu GDP: Chỉ tiêu GDP là một trong những thƣớc đo khái quát nhất, phổ biến nhất để đo lƣờng, đánh giá về tốc độ tăng trƣởng, trạng thái và xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Mức độ tăng các ngành kinh tế hàng năm thể hiện tốc độ tăng trƣởng, sự gia tăng tổng sản phẩm hàng hóa theo ngành trong nền kinh tế, phản ánh bằng tỷ lệ phần trăm(%) theo ngành/thành phần trong GDP.

- Chỉ tiêu đánh giá mức độ thay đổi cơ cấu ngành kinh tế Thành phố Thái Nguyên: đƣợc xác định bằng tỷ lệ % cơ cấu năm hiện tại (t) so với năm trƣớc đó (t-1). Phản ánh bằng tỷ lệ chênh lệch của giá trị tƣơng đối (%).

- Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế: Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn đƣợc đánh giá qua chỉ tiêu quan trọng đó là cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế đƣợc phân bổ nhƣ thế nào vào các ngành, lĩnh vực sản xuất khác nhau. Do đó, đè tài sẽ sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố Thái Nguyên.

- Cơ cấu hàng xuất khẩu: Trong điều kiện một nền kinh tế đang công nghiệp hóa thì cơ cấu hàng xuất khẩu cũng đƣợc xem là một trong những tiêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chí quan trọng đánh giá mức độ thành công của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đối với Thành phố Thái Nguyên, là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Thái Nguyên thì việc phát ttriển các mặt hàng xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu của địa phƣơng cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố.

2.4. Khung phân tích của đề tài

Theo khung phân tích của đề tài, Luận văn sẽ tập trung phân tích, làm rõ các yếu tố ảnh hƣởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và nội bộ ngành kinh tế của thành phố Thái Nguyên, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 80 km về phía Bắc, Thành phố Thái Nguyên đƣợc thành lập từ ngày 19/10/1962, là đô thị loại I trực thuộc tỉnh từ ngày 01/9/2010. Với vị trí địa lý: Phía bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lƣơng, phía đông giáp thị xã Sông Công, phía tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình. Thành phố Thái Nguyên nằm ở tọa độ địa lí 20020’ đến 22025’ vĩ độ Bắc; 105025’ đến 106016’ kinh độ Đông.

Ngày 02/11/2005, Thủ tƣớng Chính phủ có quyết định số 278/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Thái Nguyên đến năm 2020, trong đó xác định: “Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi Bắc Bộ; là một trong những trung tâm công nghiệp và giáo dục đào tạo của cả nƣớc. là đầu mối giao thông quan trọng nối liền các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ; có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng”.

Hiện nay, Thành phố Thái Nguyên có diện tích 186,30 km², dân số 330.707 ngƣời (2010) với 8 dân tộc chủ yếu, trong đó có khoảng 75% dân số thành thị, dân số ở nông thôn chiếm khoảng 25% (năm 2011); mật độ dân số 1.743 ngƣời/km² (2010). Là thành phố đông dân thứ 10 trong cả nƣớc, Thành phố đƣợc cả nƣớc biết đến là một thành phố công nghiệp, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ ba cả nƣớc (sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh). Thành phố Thái Nguyên hiện có 28 đơn vị hành chính (19 phƣờng, 9 xã).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(nguồn Công thông tin điện tử TP. Thái Nguyên)

biệt trong phát triển kinh tế -xã hội.

3.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng

Địa hình Thành phố Thái Nguyên khá bằng phẳng. Tuy nhiên, vùng đất này vẫn mang tính chất của diện mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đất dốc tụ) với những đồi gò thoải, bát úp xen kẽ nhau chiếm 50,2% diện tích tự nhiên. Bình quân diện tích đất nông nghiệp của thành phố là 425,55 m2/ngƣời, tập trung chủ yếu ở các xã phía Tây, Tây Nam: Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cƣơng, Thịnh Đức, Lƣơng Sơn. Phần lớn diện tích có độ dốc dƣới 80, phù hợp với cây lúa, cây trồng hàng năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Diện tích tự nhiên của thành phố là 18.630,56 ha, trong đó, đến năm 2013: đất nông nghiệp chiếm 47,08%, đất lâm nghiệp có rừng 15,59% tổng diện tích đất tự nhiên, đất chuyên dùng 4.439,34ha chiếm 24,26%, đất ở năm 2010 chỉ có 1.557,30 ha, chiếm có 8,36% tổng diện tích đất tự nhiên nhƣng đến năm 2013 đã là 2.064,36 ha chiếm tỷ lệ 11,08% (tăng 32,56% so với năm 2010) trong đó đất ở đô thị tăng nhanh qua các năm từ 1001,09 ha (năm 2010) đến năm 2013 đã tăng lên là 1508,25 ha (chiếm 73,06% tổng diện tích đất ở của thành phố và tăng 50,66% so với năm 2010). Bình quân diện tích tự nhiên trên 1 đầu ngƣời 640m2. Đơn vị có diện tích đất nhỏ nhất là Phƣờng Trƣng Vƣơng (102,88ha), đơn vị có diện tích đất lớn nhất là xã Phúc Xuân (18,53km2)

Trong thời gian tới, đất nông nghiệp tiếp tục có xu hƣớng giảm, đất ở sẽ tăng lên do tốc độ đô thị hóa của thành phố. Đất lâm nghiệp sẽ tăng do diện tích đất chƣa sử dụng có khả năng sử dụng vào mục đích trồng mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.1: Tình hình đất đai của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2013

Loại đất 2010 2013 ( năm 2013/2010) So sánh Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) % TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 18.630,56 100,00 18.630,56 100,00 0 1. Đất Nông nghiệp 9.278,93 49,80 8.771,87 47,08 -507,06 94,54 Đất trồng cây hàng năm 5.275,07 56,85 4.768,01 54,36 -507,06 90,39 Đất trồng lúa 3.606,06 68,36 3.160,00 66,28 -446, 06 97,63

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 17,57 0,33 17,57 0,37 0 100,00

Đất trồng cây hàng năm khác 1.651,44 31,31 1.590,44 33,36 -61 96,3

Đất trồng cây lâu năm 4.003,86 43,15 4.003,86 45,64 0 100,00

2. Đất Lâm nghiệp (DT đất có rừng) 2.904,03 15,59 2.987,62 15,59 83,59 102,87 Rừng tự nhiên (phòng hộ) 984,82 33,91 984,82 33,91 0 100,00 Rừng trồng 1.919,21 66,09 2.002,8 66,09 83,59 102,87 3. Đất ở 1.557,30 8,36 2.064,36 11,08 507,06 132,56 Đất ở nông thôn 556,21 35,72 556,11 26,94 -0,1 99,98 Đất ở thành thị 1001,09 64,28 1508,25 73,06 507,16 150,66 4. Đất chuyên dùng 4.520,42 24,26 4.439,34 24,26 -81,08 98,21 5. Đất chưa sử dụng 369,88 1,99 367,37 1,99 -2,51 99,32 Đất bằng chƣa sử dụng 281,65 76,15 279,14 76,15 -2,51 99,1

Đất đồi núi chƣa sử dụng 88,23 23,85 88,23 23,85 0 100,00

(Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường TP Thái Nguyên, 2013)

3.1.1.4. Đặc điểm thời tiết và khí hậu

Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, khí hậu

Thái Nguyên mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa nóng mƣa nhiều, từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình khoảng 23 - 280C và lƣợng mƣa chiếm tới 90% lƣợng mƣa cả năm. Mùa đông có khí hậu lạnh, mƣa ít, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Sự đa dạng về khí hậu đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về cây trồng, vật nuôi, đây là cơ sở cho tỉnh Thành phố Thái Nguyên sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hoá đa dạng, phong phú, phát huy lợi thế so sánh của địa phƣơng.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của thành phố Thái Nguyên

Toàn thành phố Thái Nguyên năm 2013 có 290,620 nhân khẩu chiếm gần 25% dân số tỉnh Thái Nguyên, gồm 08 dân tộc chủ yếu là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Mông, Sán Chay, Hoa và Dao cùng sinh sống. Mật độ dân số thành phố tƣơng đối cao, cao gấp 4,71 lần so với mật độ chung của tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Song xét theo các tiêu chí của đô thị loại I thì quy mô và mật độ dân số vẫn chƣa đạt tiêu chuẩn của đô thị loại I (quy mô dân số từ 250.000 ngƣời trở lên, mật độ dân số bình quân đạt 10.000 ngƣời/km2

- Nghị định số 72/2001/NĐ-CP, ngày 05/10/2001 về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị).

Bảng 3.2: Thực trạng dân số và cơ cấu lao động của TP. Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2013

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2013

1 Dân số trung bình Ngƣời 279.689 290.620

2 Cơ cấu/giới tính Nam/nữ

- Nam % 49,01 49,12 - Nữ % 50,09 50,88 3 Cơ cấu/khu vực % - Thành thị % 72,72 79,92 - Nông thôn % 27,28 20,08 4 Tổng số lao động Ngƣời 186.608 194.715

5 Cơ cấu lao động % 100 100

+ Công nghiệp % 38,72 37,78

+ Nông nghiệp % 26,37 25,4

+ Dịch vụ % 34,91 36,82

Tốc độ phát triển dân số trung bình của thành phố không có sự biến động lớn qua các năm, năm 2010 dân số thành phố là 279.689 ngƣời, đến năm 2013 dân số thành phố là 290.620 ngƣời, bình quân giai đoạn 2010 - 2013 tăng 0,6%.

Về nguồn lao động, thành phố Thái Nguyên có nguồn lao động khá dồi dào. Năm 2013, tổng số lao động là 194.715 ngƣời, chiếm 66,7% dân số thành phố. Trong đó tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ (phi nông nghiệp) chiếm trên 75% tổng số lao động, cơ cấu lao động ngành nông nghiệp chiếm 25,4% (năm 2013).

3.1.2.2. Điều kiện cơ sở vật chất-hạ tầng

Trong những năm qua, thành phố có tốc độ đô thị hóa khá cao, hiện nay tỉ lệ đô thị hóa của thành phố đã đạt 76%; tỷ lệ nhà bán kiên cố trở lên khu vực nội thị đạt trên 95%; 100% các tuyến đƣờng phố chính, 90% các ngõ phố có điện chiếu sáng.

-Hệ thống giao thông: Thành phố Thái Nguyên có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh và phân bố hợp lý giữa các đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ , đƣờng nội thị và liên phƣờng, liên xã. Toàn thành phố có 487km đƣờng trong đó quốc lộ 30km, tỉnh lộ 15km, đƣờng ô vuông thành phố có 42km, trên 300km đƣờng dân sinh, đã trải nhựa và bê tông đƣợc 187km. Đƣờng quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Cao Bằng qua trung tâm thành phố là mạch giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh lân cận. Đƣờng Quốc lộ 3 mới (Cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên) đƣợc xây dựng từ năm 2009 đã đƣợc hoàn thành và đƣa vào sử dụng cuối năm 2013 tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân, tạo cơ hội mới cho phát triển kinh tế, giao lƣu hàng hóa giữa tỉnh Thái Nguyên, Thành phố Thái Nguyên với thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Ngoài ra còn

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 53)