Một số giải pháp hợp lý phát triển nuôi cá Trắm đen thương

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá hiện trạng nuôi và thị trường tiêu thụ cá trắm đen (mylopharyngodon piceus) thương phẩm tại thành phố hà nội (Trang 59)

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 52

Từ việc đánh giá, nhận định những khó khăn mà người nuôi gặp phải đó là nguồn thức ăn, thị trường tiêu thụ. Giải pháp giải quyết khó khăn và để phát triển bền vững nghề nuôi cá Trắm đen thương phẩm là giải quyết được nguồn cung cấp thức ăn, giảm chi phí thức ăn, giảm chi phí sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Một số giải pháp cụ thể đưa ra đối với nghề nuôi cá Trắm đen tại Hà Nội như sau:

- Giải pháp về công nghệ:

+ Với nhu cầu thị trường như hiện nay, người tiêu dùng rất ưa chuộng loại cá có kích cỡ lớn từ 4 – 5 kg/con trở lên, giá cá ở kích cỡ này cũng thường cao hơn từ 20 – 30 nghìn đồng và khả năng tiêu thụ dễ hơn so với loại Trắm đen thương phẩm có kích cỡ nhỏ 3 kg/con hoặc dưới 3 kg/con. Vì vậy người nuôi nên thả giống ban đầu với kích cỡ lớn từ 0,7 – 1,0 kg/con trở lên, nếu thả kích cỡ nhỏ thì thời gian nuôi dài hơn hoặc phải có ao để ương giống nhỏ thành giống như yêu cầu để đạt được kích cỡ thương phẩm lớn.

+ Nuôi với mật độ và tỷ lệ ghép phù hợp (mật độ nuôi từ 0,35 – 0,4 con/m2 với tỷ lệ ghép 20 - 25% cá Trắm đen, tránh thả với mật độ quá dày ảnh hưởng tới sức phát triển của cá và năng suất ao nuôi, làm tăng rủi ro trong quá trình nuôi, tăng chi phí sản xuất giảm hiệu quả kinh tế.

+ Sử dụng nguồn don biển cũng là giải pháp tốt kết hợp hoặc thay thế thức ăn chính là ốc để đảm bảo cung cấp đủ thức ăn cho cá phát triển giải quyết khó khăn về khâu thức ăn và tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên cần có phương pháp vận chuyển, bảo quản don để kéo dài thời gian sống của don vào thời tiết nóng, nhiệt độ cao như bảo quản, vận chuyển lạnh; vận chuyển vào các thời điểm mát.

- Giải pháp về thị trường:

+ Xúc tiến thương mại, giới thiệu cá Trắm đen nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cá Trắm đen thương phẩm.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 53

+ Tại những vùng phát triển nuôi nên xây dựng thương hiệu cá Trắm đen để nâng cao giá trị sản phẩm cũng như chủ động trong khâu tiêu thụ sản phẩm.

+ Xây dựng mô hình nuôi, kết hợp với giải trí, ăn uống và phục vụ nhu cầu tại chỗ.

- Giải pháp quy hoạch:

Quy hoạch những vùng có lợi thế phát triển nuôi, đã có phong trào nuôi, thuận lợi về cung cấp nguồn thức ăn và thị trường tiêu thụ cá thương phẩm. Thành lập hợp tác xã nuôi, xây dựng các nhóm, tổ sản xuất, tìm kiếm cung cấp thức ăn, tìm kiếm thị trường và vận chuyển tiêu thụ sản phẩm. Hình thành chuỗi sản xuất tiêu dùng nhằm chủ động trong việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.

- Giải pháp về cơ chế chính sách:

Thành phố cần có những cơ chế chính sách phù hợp như hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, khoa học kỹ thuật, vay vốn, thuê khoán đất canh tác… tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất cũng như người kinh doanh thu mua tiêu thụ cá Trắm đen thương phẩm.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 54

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá hiện trạng nuôi và thị trường tiêu thụ cá trắm đen (mylopharyngodon piceus) thương phẩm tại thành phố hà nội (Trang 59)