Hiện trạng ao nuôị

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá hiện trạng nuôi và thị trường tiêu thụ cá trắm đen (mylopharyngodon piceus) thương phẩm tại thành phố hà nội (Trang 33)

* Diện tích ao:

Kết quả điều tra cho thấy diện tích ao trung bình của các hộ nuôi là 4.235m2, lớn nhất 25.000m2 và nhỏ nhất 1.200m2. Kết quả phân tích cụ thể ở hình 3: 21.6 43.2 13.5 21.6 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 45.0 50.0 <2000 >=2000-4000 >=4000-6000 >=6000 Diện tích (m 2) T l ( % )

Hình 3: Tỷ lệ số hộ theo diện tích nuôi

Số hộ có diện tích ao nằm trong khoảng từ 2.000 - 4.000m2 chiếm chủ yếu 43,2% và số hộ nuôi ở diện tích nhỏ dưới 2.000m2 và quá lớn trên 4.000 – 6000m2 chiếm tỷ lệ thấp. Có nhiều người nuôi ở mức diện tích này theo chúng tôi là do Trắm đen là loại cá có giá trị kinh tế cao nên việc đầu tư lớn và loại cá này cũng chỉ mới được nuôi trong một vài năm trở lại đâỵ Vì vậy ở diện tích nuôi này phù hợp với mức độ cũng như dễ dàng trong công tác quản lý ao nuôi và chăm sóc cá.

Ở diện tích nuôi nhỏ diện tích mặt thoáng kém cũng phần nào ảnh hưởng đến cá nuôi do Trắm đen là loại ưa nước sạch và có nồng độ oxy cao, nhưng ở diện tích này phù hợp với những người có khả năng đầu tư thấp. Ở diện tích quá lớn tuy đảm bảo được điều kiện tốt cho cá phát triển tuy nhiên

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 26

mức độ đầu tư cũng như quản lý chăm sóc cá khó khăn hơn.

* Công tác chuẩn bị ao:

Chuẩn bị ao là khâu rất quan trọng trong nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nghề nuôi thuỷ sản nước ngọt nói riêng. Trong quá trình điều tra các hộ nuôi cá Trắm đen thương phẩm đều thực hiện công tác chuẩn bị ao khá tốt.

- Có 100% các hộ nuôi không nạo vét đáy, do ở các ao nuôi cá Trắm đen thức ăn chủ yếu là các loại động vật thân mềm như: ốc, don, ốc bươu vàng nên khi ăn chúng thải ra vỏ của các loại này, tạo thành một lớp vỏ dày dưới đáy ao (đặc biệt những khu vực đổ thức ăn nhiều) vì vậy việc nạo vét bùn ao ở các ao nuôi Trắm đen sau các vụ nuôi là không có, việc nạo vét này chỉ thực hiện với những hộ nuôi cá năm đầu và ở các ao có độ bùn dàỵ

- Có 100% hộ nuôi dùng vôi để diệt tạp cho ao với liều lượng không đồng nhất nhưng hầu hết liều lượng khoảng từ 7 - 15 kg/100m2.

Sau khi nạo vét bùn ao và bón vôi thì hầu hết (80%) số hộ phơi ao trong vòng 1 tuần đến nửa tháng sau đó mới lấy nước vào ao, 20% số hộ còn lại không có điều kiện phơi ao do lượng ốc mà cá sự dụng vẫn còn nhiều nên việc phơi đáy ao sẽ làm chết ốc vì vậy các hộ này không thực hiện phơi aọ

Nhưng khác với các công tác chuẩn bị ao trong các hệ thống nuôi các loài cá nước ngọt khác khi bắt đầu mỗi vụ nuôi phải bón phân gây màu nước cho ao (Nguyễn Duy Khoát, 2005), ở hệ thống nuôi cá Trắm đen thương phẩm thì 100% các hộ không sử dụng phân để gây màu nước trước khi thả cá vì theo một số người nuôi trả lời: “cá Trắm đen là loài cá sống trong môi trường sạch nếu bẩn chúng sẽ chết nên không cần gây màu”. Nhưng theo chúng tôi điều này ngoài lý do cá Trắm đen sống trong môi trường nước sạch thì còn do cá Trắm đen ăn thiên về động vật (ăn ốc, trai, hến, sò nhỏ, cua và côn trùng) (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001; Vũ Trung Tạng và Nguyễn Đình Mão, 2005), chúng không ăn tảo vì vậy khi nuôi cá Trắm đen

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 27

không cần gây màu nước.

* Nguồn nước cấp và mực nước nuôi:

Nuôi cá Trắm đen thương phẩm theo những hộ nuôi, thì nguồn nước là rất quan trọng. Nước nuôi cá Trắm đen phải là nước sạch không bị ô nhiễm vì khi dùng nguồn nước ô nhiễm thì cá sẽ dễ bị nhiễm bệnh và giảm tăng trưởng làm giảm hiệu quả kinh tế. Nhưng hiện nay theo chúng tôi điều tra thì nguồn nước cung cấp cho các ao nuôi chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp vì vậy việc chủ động về nguồn nước và chất lượng nước là chưa đảm bảo cho các ao nuôi cá Trắm đen thương phẩm.

Nguồn nước nuôi cá chủ yếu vẫn lấy từ các mương máng xung quanh, những nguồn nước này được người nuôi bơm vào ao hoặc tháo trực tiếp bằng cống.

Mực nước mà người nuôi cá Trắm đen thương phẩm ở các Huyện sử dụng để nuôi cá cũng có sự khác nhau tương đối nhưng hầu hết mức nước nuôi cá trong khoảng từ 1 – 3 m. Số hộ nuôi cá ở mực nước nuôi từ 1,5 - 2 m chiếm tỉ lệ cao nhất, 84,6% tổng số hộ nuôị Ở mực nước này lượng cá chứa được trong ao là vừa phải, đảm bảo cho cá không bị quá nóng vào mùa hè và quá lạnh vào mùa đông, đảm bảo cho sự phát triển cho cá. Ngoài ra ở mực nước này nguồn thức ăn chính của cá là ốc không bị chết vì vậy nhiều hộ chọn nuôi ở mực nước nàỵ

Ở mức nước dưới 1,5 m và >2 - 3 m có số rất ít hộ nuôị Ở mức nước sâu >2 - 3 m tuy chứa được nhiều cá nhưng lại ảnh hưởng đến loài làm thức ăn chính cho cá là ốc, chúng sẽ chết, gây thối ảnh hưởng đến nguồn thức ăn cho cá và ảnh hưởng tới môi trường trong ao nuôi, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế cả vụ nuôị Ở mực nước quá thấp thì chứa được ít cá hơn so với mực nước lớn, hơn nữa ở mực nước này lúc thời tiết quá nóng, quá lạnh gây sốc cho cá ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bắt mồi làm cá giảm tăng trưởng cá

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 28

sẽ chậm lớn. Vì vậy chỉ có số ít hộ nuôi ở mực nước nàỵ

Từ kết quả phân tích năng suất của các hộ nuôi và sự quan sát trong quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy nuôi cá ở mực nước từ 1,5 - 2 m là tốt nhất và cho năng suất cá là cao nhất. Mực nước này cũng tương tự với mực nước tốt nhất khuyến cáo nuôi các loài cá nước ngọt khác ở ao nước tĩnh là 1,5 - 2m (Nguyễn Duy Khoát, 2005).

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 29

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá hiện trạng nuôi và thị trường tiêu thụ cá trắm đen (mylopharyngodon piceus) thương phẩm tại thành phố hà nội (Trang 33)