Kích cỡ giống

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá hiện trạng nuôi và thị trường tiêu thụ cá trắm đen (mylopharyngodon piceus) thương phẩm tại thành phố hà nội (Trang 38)

Kích cỡ giống thả tuỳ thuộc vào thời gian thả cá và kích cỡ thu hoạch để đạt được hiệu quả cao nhất, thả giống nhỏ thì thời gian nuôi dài còn thả giống lớn thì thời gian nuôi ngắn nhanh thu hoạch. Trên thực tế chúng tôi điều tra được trong 37 hộ nuôi thì kích cỡ giống cá Trắm đen thả nuôi trung bình là 0,52 kg/con với kích cỡ lớn nhất là 1,5 kg/con và nhỏ nhất là 0,3 kg/con. Kết quả phân tích về kích cỡ cá Trắm đen thả của các hộ nuôi cá Trắm đen thương phẩm được thể hiện ởbảng 1.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 31 Bảng 1: Kích cỡ cá Trắm đen và kích cỡ các loài thả ghép Loài Giá trị Trắm đen Chép Trắm cỏ trắng Mè hoa Trôi Trung bình 0,52 0,17 0,49 0,16 0,51 0,16 Sai số chuẩn 0,04 0,01 0,02 0,01 0,02 0,01 Lớn nhất 1,50 0,30 1,00 0,30 1,00 0,30 Nhỏ nhất 0,30 0,10 0,30 0,10 0,40 0,10 (Đơn vị: kg/con)

Kết quả phân tích tỷ lệ số hộ theo các mức kích cỡ thả được thể hiện ở hình 5. 48.6 29.7 16.2 5.4 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 >=0,3-0,5 >=0,5-0,7 >=0,7-1,0 >1,0 Kích cỡ (kg/con) T l ( % )

Hình 5: Tỷ lệ số hộ nuôi theo kích cỡ thả cá Trắm đen

Ta thấy rằng, trọng lượng cá từ 0,3 - 0,7 kg/con chiếm tỷ lệ cao hơn so với các kích cỡ khác. Theo chúng tôi thả cá ở kích thước nhỏ giá tuy cao hơn cá cỡ giống lớn nhưng số đầu con nhiều, dễ vận chuyển và vẫn đảm bảo được kích cỡ thu hoạch vào đầu năm sau trên 3 kg/con, hơn nữa cá ở cỡ này trên thị

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 32

trường dễ tìm muạ Thả cá ở kích cỡ lớn, số đầu con rất ít nên chi phí đầu tư cho giống lớn, tốn kém và ở cỡ này rất khó mua giống vì hầu hết những người sản xuất giống có rất ít người nuôi cá giống cỡ to như vậỵ Ngoài ra cá giống to có trọng lượng lớn vận chuyển sẽ rất khó, tốn chi phí và rất dễ bị xây xát trong khi đánh bắt, vận chuyển. Ở kích cỡ lớn này chủ yếu là những cá từ vụ trước không đủ kích cỡ thương phẩm và giá thương phẩm không cao nếu bán sẽ không có lợi nhuận nhiều hoặc do người nuôi tự nuôi giống để chủ động giống. Tuy nhiên cũng theo một số hộ cho biết hiện nay trên thị trường tiêu thụ thì cá thương phẩm có kích thước lớn lại dễ tiêu thụ và bán được giá cao vì vậy đây cũng là nguyên nhân một số hộ thả giống ở kích cỡ lớn.

Kết quả nghiên cứu về kích cỡ thả cá Trắm đen của các hộ nuôi tương đương như kết quả nghiên cứu của Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ (2004) sưu tầm, với các khu ruộng giàu ốc có thể thả ghép cá Trắm đen với mật độ 1 con trên 80 - 150 m2 ruộng, cỡ cá giống thả tốt nhất là 0,5 - 0,7 kg sau 1 năm nuôi đạt cỡ 4 - 7 kg; Nguyễn Văn Việt (1993) cá Trắm đen thả thưa trong ao đầm có động vật nhuyễn thể một năm có đạt trong lượng từ 3 - 4 kg với cỡ cá giống 0,1 - 0,15 kg; Ths. Kim Văn Vạn và ctv (2011) (từ 0,3 – 0,5 kg/con). Sự giống nhau về kích cỡ giống cá Trắm đen thả của các nghiên cứu qua các năm, ta thấy ở kích cỡ cá từ 0,1 - 0,5 kg/con là phù hợp với nuôi thương phẩm cá Trắm đen.

Đối với kích cỡ thả của những loài nuôi ghép với cá Trắm đen được thể hiện ở bảng 1, thì kích cỡ thả những loài này tuỳ thuộc vào tốc độ tăng trưởng, đặc tính từng loài và kích cỡ thương phẩm để người nuôi lựa chọn kích cỡ thả phù hợp để thu hoạch đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên với kích cỡ cá thả các loài cá này cũng tương đương với kích cỡ thả giống khuyến cáo trong một số sách kỹ thuật nuôi cá nước ngọt.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 33

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá hiện trạng nuôi và thị trường tiêu thụ cá trắm đen (mylopharyngodon piceus) thương phẩm tại thành phố hà nội (Trang 38)