Tại thị trường Mỹ :
Vào những năm trước thời ky khủng hoảng, tức từ 2000 đến 2006, nhu cầu chi tiêu của người Mỹ tăng cao, đặc biệt là cho các mặt hàng về quần áo, thời trang,
hàng điện tử và nội thất nhà cửa. Tại các thị trường của T.J.Maxx và Marshall, tức là các bang tại Mỹ…,thì tầng lớp trung lưu chiếm một tỉ lệ nhất định cao hơn tầng lớp thượng lưu. Ngoài ra, từ 2000 đến 2006, tỉ lệ gia tăng dân số tại Mỹ tăng cao, số lượng gia đình trẻ, mới cưới theo đó cũng tăng, và làm tăng nhu cầu chi tiêu cho các mặt hàng gia đình như quần áo gia đình, các vật dụng gia đình, phụ kiện trang trí,… được bán với mức giá phải chăng.
Từ thời ky khủng hoảng đến 2010, cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động không nhỏ đến nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng tại Mỹ và gây ảnh hưởng lớn đến doanh số bán lẻ. Cụ thể vào năm 2008, doanh số bán lẻ đã giảm trong tháng 8 khi mãi lực giảm 2.8%. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ khi Bộ thương mại Mỹ thực hiện việc lưu trữ số liệu này từ năm 1992 và đây cũng là mức giảm mạnh nhất trong tháng. Kể từ khi nền kinh tế Mỹ bắt đầu chịu nhiều ảnh hưởng từ mức tiêu dùng của người dân thì với một sự suy yếu trong bảng báo cáo này đã cung cấp cho giới đầu tư một nhận định rằng con đường để cho kinh tế Mỹ phục hỗi sẽ còn rất dài. Báo cáo cũng chỉ ra sự sụt giảm xuất phát chủ yếu từ doanh số xe hơi khi doanh số của mặt hàng này giảm hơn 5.5% trong tháng.Bên cạnh đó giới tiêu dùng Mỹ đã dè dặt hơn trong việc mua các vật dụng cần thiết cho sinh hoạt như đồ nội thất, quần áo…"Nhu cầu tiêu dùng của các hộ gia đình Mỹ cũng giảm đi rõ rệt, họ chỉ mua những gì mà họ cảm thấy thực sự cần thiết" Một chuyên gia kinh tế cho biết. Các nhà bán lẻ tại Mỹ đã phải chịu những thiệt hại lớn từ vài tháng qua và dường như những thiệt hại này chưa dừng lại đối với họ. Kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu diễn ra trên thị trường nhà đất vào mùa hè năm ngoái cho đến nay thì đã có tất cả 14 các chuỗi cửa hàng bán lẻ trên toàn nước Mỹ phải tuyên bố phá sản và nạn nhân mới đây nhất là Circuit City. Với mức tiêu dùng cùng với những diễn biến không mấy khả quan đang diễn ra trên thị trường tài chính cũng như thị trường lao động thì giới chuyên gia vẫn không ky vọng mãi lực sẽ phục hồi trong mùa mua sắm năm nay. Các chuyên gia còn cho biết trong những tháng tới thì nền kinh tế Mỹ tiếp tục phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp cùng với sự suy yếu trong tiêu dùng của người dân.
Tuy nhiên, trước tình hình sụt giảm chi tiêu hàng tiêu dùng như trên, thì người tiêu dùng Mỹ lại ồ ạt đổ xô đến các cửa hàng để mua đồ điện tử và quần áo tháng trước, nhưng họ lại ngần ngại với việc sắm sửa đồ nội thất. Theo đó, có thể thấy,
nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng Mỹ hiện trong giai đoạn này là vẫn tiêu dùng những mặt hàng quần áo, thời trang, đồ dùng gia đình,….nhưng với giá cực thấp. Và TJX là sự lựa chọn của họ.
Có thể nói, với mức giá thấp, và sản phẩm từ những thương hiệu chất lượng, thì nhu cầu tiêu dùng vẫn sẽ không giảm ngay trong thời kỳ khủng hoảng. Bởi ngay trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, doanh số bán lẻ sụt giảm, nhưng với riêng những nhà bán lẻ OFF PRICE, lại vẫn tăng, và tăng cao hơn so với giai đoạn trước và sau khủng hoảng.
Tại thị trường Canada và châu Âu :
Tương tự như Mỹ, Canada và châu Âu cũng là hai thị trường rất tiềm năng. Đặc biệt là Canada, Canada được xếp vào hàng các nước có mức nhập khẩu hàng dệt may cao nhất tính trên đầu người. Các nhà xuất khẩu trên khắp thế giới đều đã hiện diện ở thị trường này, cạnh tranh khốc liệt và liên tục. Mức tiêu dùng bán lẻ hàng may mặc của Canada vào khoảng trên 20 tỷ đô la Canada (Cad)/ năm, trong đó trên một nửa là quần áo phụ nữ, tiếp đến là quần áo nam giới, số còn lại là quần áo trẻ em và quần áo chuyên dụng khác.Toàn Canada có trên 2.000 nhà sản xuất hàng may mặc. Phần lớn các công ty này do người Canada sở hữu, những công ty có yếu tố nước ngoài chủ yếu là các công ty đa quốc gia của Mỹ, như TJX chúng tôi, đã rất thành công khi đặt cửa hàng phân phối tại thị trường này.