/Liều Đường tiêm (IV) Chuyển đường uống(PO)
Levofloxacin 500mg mỗi 24 giờ Liều tƣơng tự đƣờng tiêm Ciprofloxacin 400mg mỗi 12giờ - 500mg mỗi 12 giờ
- 750mg mỗi 12 giờ nếu
Pseudomonas spp.
3.3. Kết quả áp dụng bộ công cụ đánh giá thử nghiệm tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện E kháng sinh tại bệnh viện E
Trong bộ công cụ, các chỉ tiêu liên quan đến bệnh viện đƣợc thu thập thông tin từ các tài liệu ngoài bệnh án và đƣợc trình bày kết quả trong bảng 3.8.
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu liên quan đến bệnh viện
STT- Tên chỉ tiêu Kết quả
Chỉ tiêu 1: Sự tồn tại danh mục thuốc thiết yếu bệnh viện.
- Bệnh viện hiện có danh mục thuốc thiết yếu.
- Thời gian sửa đổi cuối cùng của danh mục này là năm 2014.
- Số lƣợng kháng sinh nằm trong danh mục thuốc là 106 biệt dƣợc tƣơng ứng với 44 hoạt chất.
- Tất cả các thuốc trong danh mục đều viết dƣới dạng tên chung có kèm theo biệt dƣợc cho từng hoạt chất cụ thể.
Chỉ tiêu 2: Tập hợp KS có dấu sao có sẵn trong khoa Dược bệnh viện vào những ngày nghiên cứu.
Trong thời gian nghiên cứu, các tài liệu cần thiết ở khoa Dƣợc để khảo sát chỉ tiêu về kháng sinh có dấu sao (*) không có sẵn, do vậy, chúng tôi không tiến hành áp dụng chỉ tiêu 2 và chỉ tiêu 3 vào đánh giá.
Chỉ tiêu 3: Số ngày trung bình các kháng sinh có dấu sao không có (hết hoặc thiếu thuốc) trong nghiên cứu và các kháng sinh thay thế.
Chỉ tiêu 4: Tỉ lệ % chi phí kháng sinh so với tổng chi phí thuốc của bệnh nhân.
Khảo sát số liệu năm 2014 tại bệnh viện E. Tổng chi phí kháng sinh chiếm tỉ lệ 20,1% so với tổng chi phí thuốc của bệnh viện (20431,6 triệu đồng / 101.497,0 triệu đồng)
Các chỉ tiêu còn lại thu thập thông tin từ bệnh án. Trong khoảng thời gian từ 02/02 đến 08/02/2015, có 342 bệnh nhân xuất viện, trong đó có 201 bệnh nhân sử dụng kháng sinh. Sau khi thu thập thông tin cần thiết từ bệnh án, chúng tôi trình bày các kết quả nhƣ sau: