bệnh nhân có phẫu thuật/thủ thuật
Tỉ lệ kháng sinh đƣợc kê đơn sử dụng cho mục đích điều trị là 66,1%. Tỉ lệ này thấp hơn so với kết quả trong một số nghiên cứu của châu Âu. Tỉ lệ kháng sinh dùng điều trị trong nghiên cứu tại Đức năm 2011 là 70% [21], trong một nghiên cứu ở bệnh viện chuyên khoa lớn ở Thụy Sĩ là 75,4% [14].
Trong nghiên cứu này, tỉ lệ kháng sinh đƣợc sử dụng ở các bệnh nhân có phẫu thuật/thủ thuật là 33,9%. Trong số 54 bệnh nhân có tiến hành phẫu thuật/thủ thuật thuộc mẫu nghiên cứu, không có bệnh nhân nào chỉ sử dụng kháng sinh trƣớc phẫu thuật để dự phòng nhiễm khuẩn mà đều kéo dài thời gian sử dụng kháng sinh sau phẫu thuật/thủ thuật. Thời gian sử dụng kháng sinh trung bình ở bệnh nhân có phẫu thuật/thủ thuật lần lƣợt là 9,6 ± 8,4 ngày và 10,1 ± 5,9 ngày. Tất cả các bệnh nhân có tiến hành phẫu thuật/thủ thuật đều sử dụng kháng sinh dài ngày, ít nhất là 3 ngày, nhiều nhất 53 ngày.
Có 24 bệnh nhân (44,44%) đƣợc sử dụng kháng sinh sau khi phẫu thuật/thủ thuật. Đa số các bệnh nhân (chiếm 55,6%) đƣợc sử dụng kháng sinh cả trƣớc và sau ca phẫu thuật/thủ thuật, trong đó, có 19 bệnh nhân (35,2%) sử dụng cùng một loại kháng sinh. Còn lại 11 bệnh nhân (20,4%) sử dụng 2 phác đồ kháng sinh khác nhau trƣớc và sau khi phẫu thuật/thủ thuật.
Kết quả này cho thấy vấn đề kê đơn kháng sinh dự phòng trong ngoại khoa của bệnh viện vẫn chƣa đƣợc giám sát chặt chẽ. Để nâng cao chất lƣợng sử dụng kháng sinh trong ngoại khoa, bệnh viện cần xây dựng hƣớng dẫn cụ thể về kê đơn kháng sinh dự phòng để đảm bảo phân loại đúng mức độ phẫu thuật cũng nhƣ kháng sinh dự phòng cần sử dụng trong từng phẫu thuật cụ thể.