Bộ công cụ đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh viện E đƣợc xây dựng bằng cách mô tả các thông tin ở các tài liệu tham khảo, khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh viện E, và lấy ý kiến dƣợc sĩ khoa Dƣợc.
- Đối với bộ công cụ của ESAC: Một số chỉ tiêu khó đánh giá do việc khảo sát cắt ngang tiến cứu tại 1 ngày để đánh giá sử dụng kháng sinh phù hợp với các hƣớng dẫn khó thực hiện hơn nghiên cứu hồi cứu.
- Bộ công cụ MSH không những đơn giản hơn, dễ thực hiện hơn mà còn tƣơng đối toàn diện do có những chỉ số đánh giá cả các mặt hỗ trợ cho sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý: đó là các chỉ tiêu bệnh viện và chỉ tiêu về cung ứng thuốc. Tuy có một số chỉ tiêu không áp dụng đƣợc ở một số cơ sở điều trị, nhƣng bộ MSH phù hợp để khoa Dƣợc tiến hành đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh, nên các dƣợc sĩ khoa Dƣợc đã đồng thuận chọn bộ công cụ MSH làm cơ sở.
4.2.2. Về các chỉ tiêu của bộ công cụ đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện E bệnh viện E
Nghiên cứu đã xây dựng đƣợc bộ công cụ gồm 17 chỉ số để đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện E trong đó có 10 chỉ tiêu áp dụng từ bộ công cụ MSH. Đây là các chỉ tiêu có thể áp dụng ngay ở bệnh viện để đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh từ bệnh án và các tài liệu sẵn có ở bệnh viện, không cần chỉnh sửa.
- Có 4 chỉ tiêu sửa đổi từ bộ công cụ MSH. Trong đó, chỉ tiêu 3 và chỉ tiêu 4 trong bộ công cụ MSH là chỉ tiêu đo lƣờng sự sẵn có của các kháng sinh quan trọng trong bệnh viện, và thời gian kháng sinh quan trọng hết trong khoa Dƣợc. Ở bệnh viện E, danh mục kháng sinh quan trọng chƣa đƣợc xác định nên chúng tôi xác định kháng sinh quan trọng ở đây là kháng sinh có dấu sao (*) theo quy định của Bộ Y
tế. Chỉ tiêu này cho phép đo lƣờng tính sẵn có của kháng sinh có dấu sao trong khoa Dƣợc, cũng nhƣ việc quản lý cung ứng thuốc của khoa Dƣợc. Tại khoa Dƣợc bệnh viện E, việc theo dõi kháng sinh có dấu sao (*) thông qua sổ theo dõi và thông báo thuốc hết, thuốc mới và thuốc thay thế, do đó ở chỉ tiêu này, có thể khảo sát thêm thuốc thay thế kháng sinh có dấu (*) khi hết trong khoa Dƣợc. Tuy nhiên, cần chú ý là sổ theo dõi và thông báo thuốc hết – thuốc mới đƣợc ghi chép theo tên biệt dƣợc, và cần xác định xem trong kho có biệt dƣợc khác cùng hoạt chất hay không, để đánh giá chỉ tiêu đúng. Trong thời gian nghiên cứu, các tài liệu cần thiết để khảo sát 2 chỉ tiêu này không có sẵn ở khoa Dƣợc, nên chúng tôi không áp dụng 2 chỉ tiêu này để đánh giá thử nghiệm tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh viện E. Chúng tôi đề xuất lƣu lại tài liệu để đánh giá đƣợc 2 chỉ tiêu này trong những năm tiếp theo.
Chỉ tiêu 15 trong bộ công cụ MSH: Tỉ lệ kháng sinh được dùng theo đúng liều trong đơn theo quy định. Muốn khảo sát chỉ tiêu này chính xác cần đánh giá bằng
phƣơng pháp tiến cứu, đi thực tế trên lâm sàng, quan sát việc thực hiện cấp phát thuốc của điều dƣỡng và việc dùng thuốc của bệnh nhân… Do sự khó khăn khi tiến hành đánh giá tiến cứu, dƣợc sĩ khoa Dƣợc đề xuất đánh giá hồi cứu bằng cách sử dụng bảng nhật trình điều trị và công khai thuốc để đánh giá. Chỉ tiêu đƣợc sửa đổi thành: tỉ lệ bệnh án có nhật trình điều trị và công khai thuốc kháng sinh đúng cho bệnh nhân.
Chỉ tiêu 12: số liều kháng sinh dự phòng trung bình trong mổ lấy thai. Do ở
bệnh viện chƣa có hƣớng dẫn điều trị chuẩn cho phẫu thuật mổ lấy thai nên chúng tôi sửa đổi chỉ tiêu thành thời gian điều trị kháng sinh trung bình và số lƣợng kháng sinh trung bình ở những bệnh nhân có tiến hành phẫu thuật/thủ thuật.
- Các chỉ tiêu không áp dụng từ bộ công cụ MSH gồm có 3 chỉ tiêu: do ở bệnh viện E chƣa có các tài liệu cần thiết (hƣớng dẫn điều trị chuẩn cho bệnh nhiễm trùng, hƣớng dẫn điều trị dự phòng cho bệnh nhân phẫu thuật mổ lấy thai, hƣớng dẫn điều trị chuẩn cho bệnh viêm phổi). Chúng tôi đề xuất bệnh viện sớm xây dựng các hƣớng dẫn điều trị ở bệnh viện để có căn cứ chuẩn và đồng thuận trong sử dụng kháng sinh trên lâm sàng.
4.2.3. Bàn luận về xây dựng tiêu chí chuyển đổi đường dùng kháng sinh quinolon từ đường tiêm sang đường uống
Hiện nay, có nhiều hƣớng dẫn điều trị đƣợc xây dựng gồm các chỉ tiêu đánh giá bệnh nhân về khả năng chuyển đổi đƣờng dùng từ đƣờng tiêm sang đƣờng uống. Các hƣớng dẫn trên đa số đồng thuận về các chỉ tiêu chuyển đƣờng dùng IV – PO. Các hƣớng dẫn này đƣợc chúng tôi tham khảo để xây dựng nên bản dự thảo các tiêu chí chuyển đổi đƣờng dùng từ đƣờng tiêm sang đƣờng uống.
Khi xây dựng đƣợc bản dự thảo, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến các bác sĩ ở 2 khoa lâm sàng là khoa Truyền nhiễm và khoa Hồi sức tích cực. Việc phỏng vấn bác sĩ lâm sàng ở bệnh viện sẽ giúp cho việc xây dựng tiêu chí sát với tình hình thực tế điều trị trên lâm sàng. Tuy nhiên, do mới ở những bƣớc đầu thử nghiệm, chúng tôi chỉ phỏng vấn đƣợc bác sĩ ở 2 khoa, không đại diện đƣợc cho tất cả các khoa khác trong bệnh viện vì ở mỗi khoa sẽ có đặc thù điều trị và sử dụng kháng sinh khác nhau. Kết quả lấy ý kiến cho thấy, các bác sĩ đƣợc phỏng vấn đều nhất trí với bản dự thảo các chỉ tiêu chuyển đổi đƣờng tiêm sang đƣờng uống. Tuy nhiên, để việc chuyển đổi này thực sự đƣợc áp dụng rộng rãi trên lâm sàng, bệnh viện cần có những chƣơng trình tập huấn/ tuyên truyền và lấy ý kiến rộng rãi các bác sĩ điều trị để có sự đồng thuận cao ở các khoa lâm sàng.