Tình hình nợ ngắn hạn quá hạn theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG NGẮN hạn tại NGÂN HÀNG QUÂN đội CHI NHÁNH lê TRỌNG tấn (Trang 44)

Bảng 11: Tình hình nợ ngắn hạn quá hạn theo ngành kinh tế

(Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn MB chi nhánh Lê Trọng Tấn)

Cũng giống như các thành phần kinh tế thì các ngành cũng có những năm NH không có tình hình nợ quá hạn một phần 1à do thời hạn hợp dồng 1à chưa dến, một phần 1à do khả năng dánh giá tốt tính khả thi của dự án dể thực hiện hợp dồng.

Nhìn trên tổng thể thì tình hình nợ quá hạn của NH có một sự biến dộng. Cụ thể 1à trong năm 2006 nợ quá hạn 1à 2.920 triệu dồng, sang năm 2007 chỉ còn 1.187 triệu dồng dã giảm 1.733 triệu dồng hay giảm 59,35%. Nhưng sang năm 2008 thì nợ quá hạn dã 1à 4.388 triệu dồng tăng thêm 3.201 triệu dồng hay tăng 269,67%. Tuy nhiên mức dộ giao dộng trên số 1ượng 1à không 1ớn.

Đánh giá một cách tổng quát thì hiệu quả quản 1ý nợ nợ quá hạn của NH 1à có hiệu quả tuy nhiên nhìn trên danh mục nợ theo thành phần kinh tế và theo ngành cho ta thấy tình hình nợ ngắn hạn quá hạn của chi nhánh có xu hướng tập trung nhiều vào một ngành. Đây có thể nói 1à một cơ cấu không tốt và khó khăn trong việc thu hồi nợ.

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007 so với 2006 2008 so với 2007 Số tiền % Số tiền % 1. Công nghiệp - - 3.594 - - - - 2. Xõy dựng - - 5 - - - 3. Thương mại dịch vụ 822 220 - -602 -73,24 - - 4. Ngành Khác 2.098 987 789 -1111 -52,96 -198 -20,06 5. Tổng 2.920 1.187 4.388 -1.733 - 59,35 3.201 269,67

Trên đây là tất cả những vấn đề về nợ quá hạn được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, sù so sánh giữa nợ quá hạn của các đơn vị ngoài quốc doanh, quốc doanh; thời gian quá hạn nợ, tỷ trọng nợ quá hạn của các thành phần kinh tế cũng như tỷ trọng nợ quá hạn của các khoản cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Vậy nguyên nhân của các khoản nợ quá hạn do đâu mà gây ra. Chóng ta hãy xem xét bảng nguyên nhân nợ quá hạn và những giải pháp mà chi nhánh đã kịp thời ngăn chặn để đạt kết quả tốt như trong năm qua.

Bảng 12 : Nguyên nhân nợ quá hạn

(Đơn vị : triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Do đơn vị kinh doanh thua lỗ 2.56 2.184 0.349

Do cơ chế 0.128

Do khác 0.524 1.076 0.074

Tổng nợ quá hạn 3.084 3.26 0.551

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB chi nhánh Lê Trọng Tấn )

Qua bảng 12 trên chúng ta sẽ hiểu được nguyên nhân nợ quá hạn do đâu mà có:

Năm 2006 nợ quá hạn do các đơn vị kinh doanh thua lỗ gây nên là 2.56 triệu VNĐ trong tổng số nợ quá hạn 2.56 triệu tức là chiếm 83%, còn nợ quá hạn do các nguyên nhân khác chiếm tỷ trọng là 17%. Năm 2007 tổng nợ quá hạn là 3.26 triệu trong đó nợ quá hạn do các đơn vị vay vốn tín dụng kinh doanh thua lỗ là 2.184 triệu chiếm tỷ trọng 67% còn nợ quá hạn do các nguyên nhân khác chiếm tỷ trọng 33% còn lại.

Năm 2008 nợ quá hạn do các đơn vị kinh doanh thua lỗ gây nên là 0.349 triệu chiếm tỷ trọng 63,3%, nợ quá hạn do cơ chế gây ra là 0.074 triệu chiếm 23,3% trong tổng số, còn nợ quá hạn do các nguyên nhân khác gây ra 0.551 triệu chiếm 13,4 % trong số nợ quá hạn còn lại.

Như vậy ta có thể thấy rằng nợ quá hạn do các đơn vị vay vốn tín dụng của Ngân hàng kinh doanh thua lỗ gây ra thường chiếm một tỷ trọng quá cao trong tổng số nợ quá hạn ( Năm 2006 là 83%, năm 2007 là 67% và năm 2008 là 63,3 %). Con số này phản ánh khâu quản lý tín dụng của chi nhánh vẫn còn hạn chế. Có thể ở khâu thẩm định cho vay chưa được làm tốt dẫn tới cho vay với những dự án vay không có tính khả thi, khâu theo dõi quá trình trong khi cho vay cũng chưa làm tốt dẫn đến tình trạng các đơn vị sử dụng vốn vay không đúng mục đích gây thua lỗ trong kinh doanh làm mất vốn vay và do đó dẫn đến tình trạng nợ quá hạn nêu trên.

Tuy nhiên, cũng còn phải xét đến khả năng có thể thu hồi của các khoản nợ vì Ngân hàng nắm và quản lý tài sản thế chấp, một số trường hợp các doanh nghiệp. đang tìm nguồn trả nợ. Nợ quá hạn ở chi nhánh đều có khả năng thu hồi và không có nợ quá hạn không thể đòi. Nhưng nếu không quản lý tốt quá trình thu nợ thì rất có thể các khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi được sẽ chuyển sang nợ quá hạn không có khả năng thu hồi.

2.5. Đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn của NHMB - Lê Trọng Tấn 2.5.1. Những kết quả đạt được .

Trong suốt quá trình hoạt động, các khoản vay ngắn hạn của NHMB - Lê Trọng Tấn đều được thực hiện một cách có hiệu quả. Điều này không chỉ đem lại lợi nhuận cho khách hàng mà còn giúp khách hàng hoạt động có hiệu quả. Chính vì vậy, ngân hàng đã xây dựng được một đội ngũ khách hàng vững mạnh, có quan hệ tin tưởng nhau. Doanh sè cho vay ngắn hạn liên tục tăng lên qua các năm, nhưng tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn của khu vực này luôn ở mức thấp, đảm bảo được an toàn cho ngân hàng, giúp ngân hàng có một thế đứng vững mạnh trên thị trường ngân hàng. Việc mở rộng cho vay ngắn hạn nhằm sử dụng tốt nguồn vốn huy động nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng. Hiên nay ngân hàng nhà nước chủ trương trích 20% số vốn huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, do đó việc ngân hàng liên tục tăng doanh sè cho vay ngắn hạn trong những năm qua cho thấy đường lối đúng đắn trong quản lý ngân hàng.

2.5.2. Những nguyên nhân và hạn chế 2.5.2.1. Hạn chế từ phía ngân hàng. 2.5.2.1. Hạn chế từ phía ngân hàng.

Trong khi hầu hết các doanh nghiệp nhà nước được miễn phải thế chấp thì đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và cá thể, vấn đề tài sản thế chấp vẫn còn quá cứng nhắc. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh khi xin vay yêu cầu bắt buộc là phải có tài sản thế chấp, vậy mà nhiều trường hợp vẫn từ chối cho vay. Thành phần kinh tế tư nhân chỉ được vay theo hình thức cầm cố chứng từ có giá của 4 NHTM quốc doanh và trái phiếu kho bạc, còn các loại chứng từ có giá của các ngân hàng khác hoặc các loại tài sản khác không được chấp nhận. Điều này là một trở ngại đối với nhiều khách hàng khi muốn vay tại NHMB - Lê Trọng Tấn, làm hạn chế việc mở rộng tín dụng ngắn hạn đối với những đối tượng khách hàng này.

*Chất lượng tín dụng chưa cao, còn nhiều khoản vay phải gia hạn:

Mặc dù hiện nay tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản vay ngắn hạn ở mức thấp nhưng hầu hết các khỏan vay ngắn hạn đều phải gia hạn nợ, thậm chí có những khoản vay phải gia hạn nhiều lần. Điều này gây ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của NHMB - Lê Trọng Tấn và lảm giảm vòng quay của vốn.

*Tình trạng thiếu thông tin.

Trước nhu cầu ngày một cao nhằm giảm rủi ro tới mức thấp nhất. NHNN đã thành lập trung tâm rủi ro tín dụng để cung cấp hồ sơ khách hàng. Do đó các doanh nghiệp nói chung đều có quan hệ với một TCTD nào đó, nên khi vay họ bắt buộc phải cung câp hồ sơ của mình như báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh, khả năng thanh toán, tình hình vay nợ... theo yêu cầu của ngân hàng cho vay, sau đó ngân hàng cho vay phải cung cấp những thông tin cho trung tâm rủi ro tín dụng của NHNN. Khi NHTM có khách hàng mới thì thông qua trung tâm rủi ro tín dụng sẽ biết được khách hàng rõ hơn. Nếu doanh doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, có tình hình tài chính tồi tệ không tiếp

tục ở ngân hàng đã sàng ngân hàng khác thì qua trung tâm này ngân hàng sẽ có hồ sơ của họ, như vậy sẽ tránh được rủi ro cho ngân hàng mới. Đây là sự chuyển biến tích cực, phần nào đáp ứng nhu cầu hiện nay trong nền kinh tế thị trường, giúp cho việc nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro. Tuy vậy, những thông tin đó chưa thể đủ trong quá trình xét duyệt món vay. Thông tin mà trung tâm tín dụng đưa ra các số liệu mang tính chất tĩnh, chưa có sự phân tích đánh giá mang tính chất động về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, NHMB - Lê Trọng Tấn lại chưa có bộ phận chuyên nghiên cứu vấn đề này. Các cán bộ trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ liên quan đến thu thập xử lý thông tin thì chưa được huấn luyện nghiệp vụ đó để có thể tra cứu từ các nguồn khác, mới chỉ thực hiện việc truyền nhận thông tin trong hệ thống theo chương trình đã cài sẳn, chưa đủ khả năng nắm bắt, khai thác, sử dụng các thông tin có Ých trên thị trường. Do thiếu thông tin cần thiết nên việc xét duyệt cho vay nhiều khi chưa chính xác nh: không biết rỏ tình hình thực tế của doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh thua lỗ nhưng vẫn cho vay, hoặc vay để trả nợ ngân hàng theo hình thức đảo nợ. Và do thiếu thông tin thương mại về tình hình giá cả, cung cầu biến động của thị trường nên không lường trước các rủi ro. Như vậy trong điều kiện không nắm bắt được đầy đủ, chính xác các thông tin về khách hàng cũng như không nắm bắt đầy đủ các thông tin có liên quan thì rủi ro xảy ra là điều kho tránh khỏi.

*Quy trình nghiệp vụ tín dụng phụ thuộc quá nhiều vào đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng.

Thực tế hiện nay để thực hiện một món vay thì cán bộ tín dụng là người thực hiện tất cả các công đoạn từ A đến Z. Cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, phân tích đánh giá khách hàng, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp các tài liệu các tài liệu khách hàng cung cấp, phân tích tính khả thi, khả năng trả nợ của phương án, kiểm tra, phân tích về biên

pháp bảo đảm tiền vay,về tính pháp lý, giá trị và khả năng xử lý tài sản bảo đảm này khi cần thiết. Sau khi thẩm định về khách hàng vay vốn và các vấn đề liên quan đến phương án dự án vay vốn, cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định và đề nghị giải quyết cho vay và là người chịu trách nhiệm về kết quả phân tích trong tờ trình, có ý kiến đề xuất về việc cho vay hay không, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ kèm theo tờ trình cho lãnh đạo phòng nghiệp vụ tín dụng. Khi nhận được hồ sơ, cán bộ tín dụng thẩm định lại hồ sơ và đưa ra quyết định, nếu cho vay thì trình giám đốc và giám đốc là người cuối cùng xét duyệt cho vay. Trường hợp được vay, cán bộ tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng để soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, theo dõi phát tiền vay, theo dõi kiểm tra việc sử dụng vốn vay, xử lý nợ khi cần thiết. Với quy trình thẩm định như trên thì trách nhiệm của cán bộ tín dụng là quá lớn và họ sẽ không thực hiện cho vay mà không tránh được mọi khiếm khuyết. Bởi vì một dự án, một hợp đồng vay vốn liên quan đến rất nhiều lĩnh vực nên cán bộ tín dụng không phải lúc nào cũng am hiểu hết.

*Chất lượng công tác thẩm định chưa cao, trình độ cán bộ còn nhiều thiếu sót, chưa đáp ứng được những nhu cầu hiện tại:

Tại ngân hàng cán bộ tín dụng chưa phân công một cách chuyên sâu, một cán bộ được phân công quản lý một số khách hàng. Đây là những khách hàng thuộc nhiều loại hình cũng như nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Do đó, sự phân chia như vậy chưa hợp lý vì không phát huy được hiệu quả của công tác thẩm định. Nếu mỗi cán bộ tín dụng quản lý một loại hình kinh doanh sẽ giúp họ có thời gian tìm hiểu về loại hình này cũng như có điều kiện thuận lợi để so sánh tình hình hoạt động của các đơn vị cùng nghành nghề sản xuất kinh doanh. Hơn nữa công tác thẩm định chưa theo mét quy trình cụ thể. Ngân hàng chưa có một văn bản pháp lý cụ thể về các quy trình này dẫn đến việc cán bộ tín dụng phải thực hiện theo kinh nghiệm của mình.

điều này đôi khi dẫn đến nhiều bước trong quá trình thẩm định bị bỏ qua làm ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng.

Trong quá trình phân tích các thông tin tài chính, công tác thẩm định mới chỉ dừng lại đơn thuần ở việc đánh giá, so sánh các chỉ tiêu, hệ số kỳ này với kỳ trước. Chứ chưa có được hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, hay rất khó có được tình hình hoạt động của một đơn vị khác cùng loại hình để tiến hành so sánh.Nguyên của thực trạng này là chúng ta chưa có một cơ quan hay văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này. Trong nhiều trường hợp do hạn chế về thời gian nền nhiều chỉ tiêu cần thiết không được tính toán.

Mặc dù NHMB đã đưa ra một số các định mức để cán bộ tín dụng tiến hành đánh giá trong quá trình phân tích các hệ số tài chính song các định mức này được thực hiện với mọi nghành nghề kinh doanh gây nên sự bất cập trong quá trình đánh giá.

Trong quá trình thẩm định cán bộ tín dụng phải cáng đáng luôn cả việc đánh giá giá trị tài sản thế chấp. Điều này sẽ làm tăng rủi ro cho ngân hàng trong trường hợp phát mại tài sản vì cán bộ tín dụng chưa có những hiểu biết chuyên môn để có thể đánh giá chính xác giá trị của tài sản dẫn đến ngân hàng có thể cho vay quá tỷ lệ an toàn. hơn nữa do bối cảnh môi trường cạnh tranh gay gắt, ngân hàng chỉ có thể tiến hành thẩm định trong một thời gian ngắn. Sau khi cán bộ tín dụng thẩm định còn phải qua sự thẩm định của trưởng phòng kinh doanh và giám đốc, vì vậy cán bộ thẩm định phải đưa ra kết luận trong một thời gian từ 2 đến 3 ngày, quá Ýt ỏi và đòi hỏi một trình độ chuyên môn cao

*Việc chấp hành quy trình tín dụng chưa nghiêm, kiểm soát không thường xuyên.

Việc áp dụng các văn bản về cơ chế, chính sách chưa sát thực tế, chưa đúng với chỉ đạo của cơ quan ban hành văn bản. Khi thực thực hiện các văn bản còn khó khăn vướng mắc, chưa được xử lý kịp thời hiệu quả. Vẫn còn tình trạng cán bộ tín dụng xét duyệt vốn cho đã bỏ qua các nguyên tắc tín dụng, thực hiện không đúng quy trình nghiệp vụ cho vay. Có cán bộ tín dụng muốn cho vay được nhiều nên đã không kiểm tra kỹ lưỡng trước, trong và giám sát tốt khi cho vay nên để khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Khi phát hiện ra khách hàng có khó khăn trong việc hoàn trả nợ thì cán bộ tín dụng đã không có ngay các biện pháp phù hợp để kịp thời xử lý và trong nhiều trường hợp đã gia hạn sai chế độ. Bên cạnh đó việc kiểm tra kiểm soát lại không thường xuyên, nhiều khi chỉ mang tính hình thức nên không phát hiện kịp thời các sai phạm hoặc có phát hiện nhưng lại không có biện pháp xử lý hữu hiệu.

*Chiến lược khách hàng còn hạn chế, chưa sử dụng tốt chiến lược Marketing trong ngân hàng.

Các cán bộ tín dụng còn chưa có tính chủ động, sáng tạo cùng khách hàng tìm kiếm phương án kinh doanh có hiệu quả mà còn thụ động trong quá trình phục vụ khách hàng. Khi các điều kiện vay chưa đáp ứng đủ, các cán bộ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG NGẮN hạn tại NGÂN HÀNG QUÂN đội CHI NHÁNH lê TRỌNG tấn (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w