Phát huy vai trò của người dân, của cộng đồng trong việc phát

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa truyền thống và vai trò của nó trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam thời kỳ hội nhập (Trang 85)

huy giá trị văn hóa Việt Nam

Lịch sử đã chứng minh chính nhân dân là lực lượng sáng tạo ra các giá trị văn hóa nói riêng và sáng tạo ra đời sống xã hội nói chung. Cùng với đó, chính con người là chủ thể của bảo tồn và phát huy các giá trị mà mình sáng tạo ra. Do đó, muốn phát huy các giá trị truyền thống thì người dân, cộng đồng sẽ phải được đóng vai trò chủ thể của sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa đó. Đảng ta đã khẳng định: “Con người là trung tâm của chiến lược phát

triển, đồng thời là chủ thể của phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân. Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội,

gia đình, nhà trường, từng tập thể lao động, các đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính” [15, tr.77].

Để phát huy vai trò người làm chủ trong quá trình bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và chủ động hội nhập quốc tế chúng ta cần phải chú ý tới một số những biện pháp nhất định. Để nhân dân thể hiện được vai trò chủ thể văn hóa thì phải bằng tuyên truyền, cổ động, thông qua các hoạt động văn hóa để năng cao nhận thức của người dân về văn hóa nói chung và các giá trị văn hóa truyền thống nói riêng. Trong tiếp nhận văn hóa bên ngoài thì vai trò cá nhân rất quan trọng. Cá nhân là chủ thể của quá trình tiếp nhận những giá trị văn hóa từ bên ngoài. Từ sự tiếp nhận đó, nó sàng lọc và có thái độ ứng xử cho phù hợp. Vì vậy, thông qua công tác giáo dục, công tác truyền thông để giúp người dân, cộng đồng năng cao dân trí, ý thức văn hóa để tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn hóa thế giới và chủ động loại bỏ những văn hóa độc hại làm ảnh hưởng đến giá trị của văn hóa dân tộc.

KẾT LUẬN

Lịch sử phát triển loài người đã chứng minh văn hóa chính là cơ sở, là nền tảng cho mọi sự phát triển. Văn hóa là hiện tượng do con người sáng tạo và lưu giữ trải qua các thế hệ phát triển nối tiếp nhau. Văn hóa là cái thể hiện trình độ người, là kết tinh sức mạnh bản chất sáng tạo của loài người. Mặc dù văn hóa được hình thành và phản ánh tồn tại xã hội nhưng cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, nó có sự tác động to lớn đối với tồn tại xã hội. Nó trở thành năng lực nội sinh quy định sự bảo tồn, sự phát triển tương lai của một dân tộc.

Việt Nam là một dân tộc có bề dày lịch sử phát triển. Những giá trị văn hóa trong đời sống của người Việt có phần phong phú và đa dạng. Xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là điều kiện thiết yếu để đảm bảo cho quá trình phát triển. Việc giữ gìn, bảo vệ và phát triển những giá trị của văn hóa truyền thống trong công cuộc xây dựng nền văn hóa mới hiện nay là vấn đề quan trọng đối với Việt Nam trong giai đoạn Hội nhập quốc tế. Việc phát huy những giá trị của văn hóa truyền thống không chỉ để khẳng định sức mạnh văn hóa của dân tộc mình mà còn khẳng định bản lĩnh tham gia vào quá trình Hội nhập, chủ động tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa của nhân loại để làm phong phú thêm bản sắc của mình vì đây là quy luật của sự phát triển văn hóa.

Trong điều kiện của Hội nhập quốc tế ngày nay dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam cần phải ý thức được và chủ động phát huy những giá trị của văn hóa truyền thống Việt Nam trong việc xây dựng nền văn hóa mới. Xây dựng nền văn hóa mới đòi hỏi phải tổng hợp được sức mạnh của văn hóa truyền thống với những giá trị của thời đại. Việc bảo tồn và phát huy những giá trị của văn hóa truyền thống, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là mục đích vì sự phát triển của dân tộc Việt Nam.

Để phát huy được những giá trị của văn hóa truyền thống, chúng ta phải có con người hiểu biết về những giá trị ấy; bởi lẽ suy cho cùng sự thành công hay thất bại trong hoạt động thực tiễn thì nhân tố quyết định chính là yếu tố con người. Để đạt được mục tiêu đó cần phải tổ chức hoạt động giáo dục văn hóa truyền thống, giáo dục ý thức dân tộc cho cộng đồng dân cư Việt Nam là hoạt động cần thiết hiện nay. Thông qua đó để mỗi người dân Việt Nam luôn có ý thức tự hào dân tộc, trân trọng nó và bảo vệ, phát huy và phát triển. Bên cạnh việc giáo dục ý thức dân tộc, Nhà nước cũng cần có các chính sách cụ thể nhằm giữ gìn, bảo tồn những giá trị của văn hóa dân tộc. Đồng thời để phát huy tố các giá trị văn hóa của dân tộc trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới phải quán triệt nhất quán về quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động Hội nhập quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Sự lãnh đạo của Đảng ta dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ là cơ sở định hướng vững chắc cho xây dựng nền văn hóa mới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Báo cứu quốc (25/11/1946).

3. Nguyễn Chí Bền (2010), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Trần văn Bính (2007), Một số vấn đề về văn hoá văn nghệ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Huy Cận (1994), Suy nghĩ về bản sắc văn hoá dân tộc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Đoàn Văn Chúc (1993), Những bài giảng về văn hóa, Nxb. Văn hóa

Thông tin, Hà Nội.

7. Đoàn Văn Chúc (1997), Văn hoá học, Nxb. Văn hoá - Thông tin, Hà

Nội.

8. Nguyễn Trọng Chuẩn (2/1998), “Vấn đề khai thác giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển”, Tạp chí Triết học.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ V Ban chấp

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương, khoá IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Lê Quý Đức - Hoàng Chí Bảo (2007), Văn hoá đạo đức ở nước ta hiện

nay vấn đề và giải pháp, Nxb. Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

18. Phạm Duy Đức (chủ biên, 2010), Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn

2011 - 2020 Những vấn đề phương pháp luận (xuất bản lần hai), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Phạm Văn Đồng (1994), Văn hóa và đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.

21. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp

hóa - hiện đại hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Phạm Minh Hạc - Nguyễn Khoa Điềm (2003), Về phát triển văn hóa và

xây dựng con người Thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa, Nxb. Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

23. Hà Thành Hiên (2001), “Sự giao lưu văn hoá Trung - Việt thời Đường và tư tưởng của Khương Công Phụ”, Tạp chí Triết học, (6).

24. Nguyễn Huy Hoàng (2004), “Truyền thống và chủ nghĩa đa nguyên trong sự lý giải của Phâyơraben từ góc độ văn hoá học”, Tạp chí Triết

25. Nguyễn Đắc Hưng (2009), Việt Nam văn hóa và con người, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Nguyễn Thị Hương (chủ biên, 2011), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà

Nội.

27. Vũ Ngọc Khánh (2006), Truyền thống Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt

Nam, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.

28. Đinh Xuân Lâm - Bùi Đình Phong (2007), Văn hóa và triết lý phát triển

trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. C.Mác (1960), Tư Bản, Tập 1, Quyển 1, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

30. C.Mác và Ph.Ăngghen (1960), Tuyển tập, Tập 1, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 31. C.Mác (1962), Góp phần phê phán Khoa Kinh tế - chính trị, Nxb. Sự

thật, Hà Nội.

32. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

34. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. V. M Rô-đin (2000), Văn hoá học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn học, Hà Nội. 39. Phan Ngọc (2006), Sự tiếp xúc văn hoá Việt Nam với Pháp, Nxb. Văn

hoá - Thông tin, Hà Nội.

40. Mai Thị Quý (2001), “Vấn đề kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá”, Tạp chí Triết học, (9).

41. Hoàng Thị Như Thanh (1998), Hướng tới một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, Nxb. Học viện Chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh, Hà Nội.

42. Mai Thị Thanh (1999), Vai trò của văn hoá truyền thống đối với sự phát

triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá hiện nay, Luận văn Thạc sỹ triết

học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 43. Hồ Bá Thâm (2007), Sự phát triển văn hoá đồng bộ và tương xứng với

phát triển kinh tế tạo ra sự phát triển bền vững, Nxb. Phương Đông, Hà

Nội.

44. Lê Quang Thiêm (1998), Văn hoá với sự phát triển của xã hội Việt Nam

theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45. Đỗ Thị Minh Thuý (1997), Mối quan hệ giữa văn hoá và văn học, Nxb. Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

46. Hà Văn Thuỳ (2006), Tìm lại cội nguồn văn hoá Việt, Nxb. Văn học, Hà Nội.

47. Bùi Quang Thắng (2003), Hành trình vào văn hoá học, Nxb. Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

48. Hoàng Trinh (1996), Vấn đề văn hoá và phát triển, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

49. Văn hóa, văn nghệ cũng là một mặt trận (1981), Nxb. Văn học, Hà Nội.

50. Phạm Thái Việt (2004), “Bản sắc văn hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá”,

Tạp chí Triết học, (8).

51. Trần Nguyên Việt (2002), “Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và cách phổ biến toàn nhân loại của đạo đức trong nền kinh tế thị trường”,

Tạp chí Triết học, (5).

52. Hoàng Vinh (1997), Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn

53. Hoàng Vinh (2003), Những vấn đề văn hoá trong đời sống xã hội Việt

Nam hiện nay, Nxb. Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

54. Hồ Sỹ Vịnh (2008), Giao lưu văn hoá thời hội nhập, Nxb. Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

55. Trần Quốc Vượng (1996), Văn hoá học đại cương và cơ sở văn hoá Việt

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa truyền thống và vai trò của nó trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam thời kỳ hội nhập (Trang 85)