Đẩy mạnh giáo dục các giá trị văn hóa tuyền thống

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa truyền thống và vai trò của nó trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam thời kỳ hội nhập (Trang 81)

Công tác giáo dục nói chung đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Ngay sau khi cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, chính phủ đã phát động phong trào "Bình dân học vụ" nhằm "diệt giặc dốt", để khắc phục hậu quả dưới sự thống trị của đế quốc để lại 95% dân số Việt Nam mù chữ. Cùng với những thành tựu của công cuộc xây dựng dất nước, công tác giáo dục đã thu được nhiều thành tựu to lớn, quy mô đào tạo các cấp học không ngừng được mở rộng với chất lượng ngày càng cao.

Trong giáo dục không chỉ tạo ra các cá nhân với trình độ kỹ thuật, công nghệ cao mà cùng với đó, cần đặc biệt quan tâm những tri thức về lịch sử, những giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại. Hoạt động giáo dục đòi hỏi phải tạo ra những con người toàn diện cho xã hội. Thông qua giáo dục về lịch sử, về xã hội để xây dựng cho thế hệ trẻ sự hiểu biết và tự hào về truyền thống phát triển của dân tộc mình. Thực tế cho thấy sẽ chẳng có một dân tộc nào có thể giữ gìn, bảo vệ và phát triển các giá trị văn hóa tốt nếu như các thành viên của dân tộc đó luôn có sự mặc cảm, tự ti về những di sản văn hóa của mình, hoặc không am hiểu về lịch sử, về văn hóa của họ. Niềm tự hào về dân tộc phải thông qua công tác giáo dục và sự hiểu biết sâu sắc về dân tộc mình mới có được. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế ngày nay.

Hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu của thời đại. Trong quá trình hội nhập đó, chúng ta đã tiếp thu được những giá trị của văn hóa nhân loại làm phong phú cho đời sống tinh thần người Việt. Nhưng bên cạnh đó, không phải tất cả những gì của thế giới đều tốt đẹp, đều hướng tới sự phát triển của con người. Do đó, yêu cầu công tác giáo dục phải xây dựng con người Việt Nam nêu cao tinh thần tự lập, tự cường, tiếp thu có chọn lọc những giá trị của văn hóa nhân loại phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Thế hệ trẻ Việt

Nam phải biết cảnh giác đối với những sản phẩm văn hóa đi ngược lại với truyền thống văn hóa của dân tộc.

Để đạt được mục đích trên, công tác giáo dục phải đào tạo thế hệ trẻ hiểu biết sâu sắc về những giá trị truyền thống của dân tộc, ý chí khắc phục khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. Thông qua hoạt động giáo dục, lớp trẻ nhận thức được những giá trị của các thế hệ trước để lại và cùng với sự hiểu biết của mình tạo ra bản lĩnh sống, ý thức được những khó khăn của đất nước hiện nay. Và từ đó khơi dậy ý chí quyết tâm, phát huy tinh thần của các thế hệ đi trước xây dựng đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.

Ngày nay, thế giới đang đề cập nhiều đến vấn đề văn hóa, coi văn hóa là động lực, là mục tiêu của sự phát triển kinh tế- xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng đó nhằm khẳng định những giá trị truyền thống của dân tộc. Càng đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước càng phải phát huy những giá trị của văn hóa truyền thống dân tộc. Với phương hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được Đảng ta đề ra, đang đòi hỏi hoạt động giáo dục phải có sự chuyển biến cơ bản về mục tiêu, nội dung, phương pháp để tạo ra những con người gắn bó chặt chẽ với truyền thống của dân tộc, đồng thời từng bước làm chủ các thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại. Đó là những con người có cốt cách tâm hồn Việt Nam, trong mọi hoạt động của họ đều thể hiện cách tư duy độc lập, có cách làm vừa hiện đại, vừa mang sắc thái Việt Nam.

Để thực hiện giáo dục các giá trị của văn hóa truyền thống thì bên cạnh nội dung, chương trình cũng cần có các hoạt động bổ trợ khác. Đó là việc xây dựng môi trường đầy tính nhân văn trong nhà trường, hướng học sinh, sinh viên vào các hoạt động xã hội, nâng cao năng lực và trách nhiệm công dân, phát huy tính tự chủ, năng động, sáng tạo của họ. Thông qua các hoạt động

thực tiễn đó, họ có điều kiện để tiếp cận các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Các phong trào hiện nay chúng ta đang thực hiện như: đền ơn đáp nghĩa, cứu giúp đồng bào bị thiên tai, quyên góp ủng hộ nhân dân Nhật Bản bị thảm họa động đất và sóng thần, phong trào hiến máu nhân đạo, phong trào quyên góp mối khi tết đến xuân về để ủng hộ người nghèo đón tết… đều chưa đựng bản chất nhân văn truyền thống của dân ta. Các phong trào đó tác động không nhỏ tới nhân sinh quan của thế hệ trẻ ngày nay, họ viết tiếp những trang sử vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam giữ vai trò xung kích trong hoạt động vì cộng đồng.

Việc giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống không chỉ thực hiện thông qua tổ chức cho giới trẻ đi thăm các di tích văn hóa, các địa danh lịch sử mà đòi hỏi phải làm cho các giá trị văn hóa truyền thống ăn sâu vào trong lối sống, phong cách ứng xử… trong quan hệ cộng đồng của họ. Để bảo tồn và phát huy các giá trị của văn hóa truyền thống cần phải có sự gắn kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Trong mối quan hệ đó thì gia đình chính là nơi đầu tiên và có vai trò giáo dục truyền thống rất có hiệu quả. Có thể nói là gia đình chính là pháo đài chắc chắn để bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa phương Đông. Văn hóa phương Đông rất coi trọng gia đình và văn hóa gia đình. Đảng ta đang thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa chính là nhằm hướng tới bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc.

Bên cạnh giáo dục gia đình thì nhà trường và xã hội cũng có vai trò to lớn trong việc giáo dục và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhà trường và xã hội chính là môi trường để bổ sung những kiến thức, những phẩm chất mà con người phải có trong quá trình sống. Nhà trường giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tri thức văn hóa và phát triển trí tuệ cho thế hệ trẻ. Nhà trường chính là môi trường để khơi dạy học sinh, sinh viên có ý thức bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và đồng thời bồi

dưỡng năng lực để họ chọn lọc tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn hóa nhân loại.

Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa để thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Do vậy, việc phát triển kinh tế đang được ưu tiên, chú trọng. Trong điều kiện đó, dường như những giá trị vật chất đang được đề cao, việc giáo dục về đạo đức, về các giá trị truyền thống còn có phần bị coi nhẹ; bên cạnh đó do nhận thức chưa phù hợp, hoặc do phải lo toan cuộc sống hàng ngày mà không ít các bậc phụ huynh đã coi công việc giáo dục con cái họ là chức năng của trường học. Hoặc học với chương trình học tập quá tải dẫn đến học sinh, sinh viên hàng ngày chỉ chú ý tới việc học học tập mà ít có điều kiện để tiếp xúc với gia đình và tham gia các hoạt động xã hội. Đây cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên sự suy giảm về về ý thức gắn bó với các giá trị của văn hóa truyền thống của dân tộc.

Do vậy, giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống phải có sự kết hợp hài hòa giữa gia đình, nhà trường và xã hội để thế hệ trẻ có điều kiện để tiếp xúc, học tập, trau dồi, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống của dân tộc để từ đó có sự vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Đồng thời thông qua việc giáo dục các giá trị của văn hóa truyền thống để họ có nghị lực vượt qua những khó khăn, thách thức, để định hướng họ trong việc tiếp thu những tri thức của văn hóa nhân loại. Và "tiếp thu những kinh nghiệm tốt về phát triển

văn hóa của các nước, giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật đặc sắc của nước ngoài với công chúng Việt Nam. Thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế về bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả các sản phẩm văn hóa. Xây dựng cơ chế, chế tài ngăn chặn, đẩy lùi, vô hiệu hóa sự xâm nhập và tác hại của các sản phẩm đồi trụy, phản động; bồi dưỡng và nâng cao sức đề kháng của công chúng, nhất là thế hệ trẻ" [16, tr.227].

Cùng với hội nhập quốc tế, Công nghiệp hóa- hiện đại hóa là xu thế tất yếu của lịch sử mà bất cứ quốc gia nào cũng phải trải qua để thoát khỏi nghèo nàn, tụt hậu so với thế giới. Bên cạnh những giá trị mà nó đem lại, những mặt trái của nó cũng tác động không nhỏ tới đời sống xã hội. Để khắc phục mặt trái đó, chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đảng ta đã chỉ rõ: "Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao

lưu quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiếp thu những tinh hoa của văn hóa nhân loại, song phải luôn luôn coi trọng những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc, quyết không được tự đánh mất mình, trở thành bóng mờ hoặc bản sao chép của người khác" [11, tr.30].

Từ quan điểm, nhận thức về văn hóa, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng tạo điều kiện để phát triển đời sống tinh thần của quần chúng. Nhiều phong trào xây dựng đời sống văn hóa từ trong gia đình, trong cộng đồng các khu dân cư, trong các cơ quan, xí nghiệp đã được sự hưởng ứng nhiệt liệt của quần chúng. Văn hóa không chỉ được nói đến trong đời sống của các cá nhân, trong quan hệ xã hội, trong các lễ hội mà còn được coi như một chuẩn mực quan trọng trong các hoạt động của đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa truyền thống và vai trò của nó trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam thời kỳ hội nhập (Trang 81)