Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo tồn và phát huy các giá

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa truyền thống và vai trò của nó trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam thời kỳ hội nhập (Trang 78)

trị văn hóa dân tộc cũng như tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại

Công tác tuyên truyền có vai trò rất lớn đối với việc trao đổi thông tin nói chung và công tác phổ biến các giá trị văn hóa nói riêng. Thông qua hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ và nhân dân ta về ý thức bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc cũng như việc tiếp thu những tinh hoa của văn hóa nhân loại.

Về lý luận và thực tiễn đã được khẳng định nhân tố quyết định những hành vi của con người là nhận thức về việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc. Giá trị văn hóa truyền thống chính là nhân tố cốt lõi của một

nền văn hóa nói chung và của văn hóa Việt Nam nói riêng. Việc tuyên truyền, giáo dục nhận thức về giá trị văn hóa truyền thống cũng như tiếp thu có chọn lọc các giá trị tinh hoa của văn hóa nhân loại cần được tiến hành thường xuyên và lâu dài với những hình thức phong phú, đa dạng phù hợp với điều kiện cụ thể. Trong các hình thức để tuyên truyền và giáo dục các giá trị của văn hóa truyền thống thì hệ thống thông tin đại chúng và hệ thống giáo dục có vai trò chủ yếu và chiếm vị trí đặc biệt quan trọng.

Hệ thống thông tin đại chúng có vai trò hàng đầu là quảng bá thông tin, tuyên truyên, giáo dục những hiểu biết về văn hóa trong và ngoài nước. Hệ thống này được biểu hiện thông qua các phương tiện như phát thanh, truyền hình, báo chí, sách vở, các phương tiện nghe nhìn... Thực tế của sự phát triển ở Việt Nam trong thời gian qua, những phương tiện thông tin đại chúng đã có sự phát triển trong việc thông tin, tuyên truyền các giá trị văn hóa của con người Việt Nam trên tất cả các vùng của tổ quốc. Các thông tin đó đã có tác động nhất định đối với công tác xây dựng đời sống văn hóa mới. Các di sản, các giá trị văn hóa, bản sắc văn hóa của dân tộc đã được chuyển tải hàng ngày đến với người dân. Nó góp phần giải quyết nhu cầu tìm hiểu, nâng cao trình độ dân trí. Đồng thời, cùng đó làm cho các cá nhân trong xã hội, các dân tộc có điều kiện để hiểu biết và xích lại gần nhau.

Để có thể phổ cập rộng rãi những hiểu biết về văn hóa dân tộc thì hệ thống giáo dục quốc dân có vai trò quan trọng. Nhận thức được vai trò quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển xã hội, trong những năm gần đây những kiến thức về văn hóa đã được chú ý trong công tác giáo dục nói chung và giáo dục học Đại học nói riêng. Đặc biệt, từ cuối thế kỷ trước Bộ Giáo dục và đào tạo đã đưa môn văn hóa học vào giảng dạy ở các trường đại học và cao đẳng với tư cách là phần kiến thức đại cương. Tuy nhiên, hiệu quả của chủ trương này vẫn còn hạn chế nhất định, bởi một thực tế cho thấy sự hiểu biết về văn hóa dân tộc còn rất ít, thậm chí mơ hồ, trong sinh viên, thậm chí là

trong một bộ phận không nhỏ của đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay, mặc dù chuyên môn cụ thể các kỹ năng, kiến thức chuyên nghành của họ cao.

Trong hệ thống giáo dục phổ thông, ngoài các kiến thức văn hóa chung thông qua các môn học về khoa học xã hội và nhân văn, thì kiến thức về văn hóa dân tộc và địa phương cũng đang bị thiếu hụt. Các phương tiện thông tin đại chúng đã nhiều lần phản ánh là chương trình giáo dục về văn hóa còn chung chung mà chưa thấy được tính đặc thù của văn hóa vùng miền trong việc giảng dạy cho các đối tượng người học ở các vùng miền khác nhau. Ví dụ như học sinh phổ thông của các dân tộc thiểu số được học các kiến thức văn hóa về Việt Nam, nhưng các em lại không được học về các giá trị văn hóa là đặc thù của các dân tộc của các em. Việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, trước hết phải chú ý tới việc giữ gìn các giá trị văn hóa của các cộng đồng tộc người cụ thể. Bởi văn hóa Việt Nam là sự phản ánh sự đa dạng các giá trị văn hóa của các dân tộc anh em. Chính vì vậy, theo chúng tôi việc giáo dục các giá trị văn hóa của các dân tộc cụ thể cũng cần phải được chú trọng.

Thực tế cho thấy, khi con người có được những hiểu biết về giá trị văn hóa dân tộc mình thì họ nảy sinh ý thức và lòng tự hào về các di sản văn hóa đó và kèm theo là những việc làm, những hành động nhằm giữ gìn và phát huy nó trong cuộc sống. Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều di sản vật thể và di sản phi vật thể đã được công nhận là di sản thế giới như Khu di tích Cố đô Huế, khu Hoàng thành Thăng Long, di tích thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, di tích Thành nhà Hồ, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế, Dân ca quan họ Bắc Ninh... đồng thời cũng chúng ta cũng đã công nhận nhiều di sản cấp quốc gia, cấp tỉnh. Hệ thống các giá trị di sản này đã và đang là có vai trò rất lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam. Công tác tuyên truyền sẽ giúp cho nhân dân nhận thức được giá trị và vai trò của di sản để có ý thức và hành động trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản của dân tộc.

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa truyền thống và vai trò của nó trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam thời kỳ hội nhập (Trang 78)