Những giá trị có tính điển hình của văn hoá truyền thống Việt Nam

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa truyền thống và vai trò của nó trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam thời kỳ hội nhập (Trang 25)

Hệ thống các giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam phong phú và đa dạng. Việc kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống là khơi dậy, củng cố và làm phong phú thêm bản sắc văn hoá dân tộc. Thông qua đó, làm cho các thế hệ nối tiếp tiếp tục bảo tồn, phát triển văn hoá dân tộc, phát huy sức mạnh tinh thần dân tộc, văn hoá dân tộc vào công cuộc phát triển đất

nước theo hướng hiện đại. Trong khuôn khổ của Luận văn này chúng tôi xin nêu ra những giá trị điển hình của văn hoá truyền thống Việt Nam.

Một là; tinh thần yêu nước nồng nàn của con người Việt Nam: tinh thần

yêu nước của con người Việt Nam đã được nhiều tác giả đề cập, nghiên cứu. Tinh thần yêu nước của người Việt Nam không phải tự nhiên mà có, tinh thần ấy có được gắn liền với đặc thù hình thành quốc gia dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam được hình thành từ cộng đồng của 54 dân tộc anh em. Mỗi cộng đồng dân tộc có điều kiện sống riêng, có đặc điểm văn hoá khác nhau nhưng đều có chung tinh thần yêu nước. Tinh thần yêu nước là một trong những giá trị điển hình của bản sắc văn hoá Việt Nam. Nó là giá trị văn hoá truyền thống xuyên suốt lịch sử dân tộc và hun đúc tinh thần , khí phách của con người Việt Nam. Việt Nam là một nước nhỏ nhưng trong quá trình tồn tại, chúng ta đã phải chống lại đế quốc hùng mạnh nhất thế giới. Yêu nước được coi là giá trị hàng đầu của người Việt Nam qua mọi thời đại, nó trở thành cái chung trong mỗi con người, trở thành thước đo phẩm giá của người Việt Nam.

Tinh thần yêu nước của người Việt Nam được biểu hiện cụ thể ở lòng dũng cảm, ý chí bất khuất trước kẻ thù, anh hùng bền vững và sâu sắc, dám xả thân vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Tinh thần yêu nước của người Việt Nam luôn luôn gắn liền với ý thức về cội nguồn, tôn trọng yêu mến cội nguồn tổ tiên, thờ phụng tổ tiên như một lẽ sống của mỗi người. Điều đó được ẩn sâu trong mỗi người, có lúc có thể bị chìm hẳn đi, hầu như bị lãng quên mất hẳn, nhưng mỗi khi có điều kiện khơi dậy nó lại bùng cháy mãnh liệt làm lên sức mạnh tinh thần to lớn.

Thực tiễn đã chứng minh, lịch sử dân tộc ta đã trải qua ngàn năm Bắc thuộc, thế nhưng không ai quên tổ tiên Hùng Vương của mình, không ai quên nguồn gốc của mình là “con rồng cháu tiên”. Ngay từ thế kỷ thứ Nhất, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng nhằm đánh đuổi quân thù để giành lại giang sơn cũng với ý thức là nhằm nối nghiệp Hùng Vương. Tất cả các lãnh tụ khởi

nghĩa chống ngoại xâm đều giương cao tinh thần cội nguồn dân tộc để động viên, tập hợp nhân dân, tập hợp lực lượng. Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thành công, vào tháng 10 năm 1954 trên đường từ Việt Bắc về Hà Nội, đứng trước Đền thờ các Vua Hùng Chủ tịch Hồ Chí Minh từng xúc động nói: Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ

lấy nước.

Người Việt Nam dù cho dưới thời phong kiến, yêu nước không phải là yêu vua mà là yêu đất nước, yêu quê hương, tổ tiên. Ông vua nào chiến đấu cho tình yêu ấy thì được nhân dân tin yêu. Dân tin yêu vua là vì vua thay mặt nhân dân, lãnh đạo nhân dân bảo vệ đất nước, quê hương và nguồn gốc tổ tiên. Ông vua nào làm ngược lại thì bị người dân khinh ghét và sẵn sàng chống lại. Từ trong lịch sử dân tộc, kẻ nào phản bội tổ quốc, phản bội tổ tiên là kẻ có tội lớn nhất, bị nguyền rủa nhiều nhất, bị nhân dân khinh ghét nhất.

Chính tinh thần yêu nước đã tạo ra chủ nghĩa anh hùng Việt Nam. Người Việt Nam có bản tính là yêu chuộng hoà bình, có lối sống thân thiện, tôn trọng tự do nhưng khi đất nước bị đe doạ bởi các thế lực ngoại xâm thì mọi người sẵn sàng giết giặc. Họ sẵn sàng “quyết tử vì tổ quyết quyết sinh”, “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu

làm nô lệ”. Và khi giặc đến nhà thì: “Hễ là người Việt Nam ai cũng phải tham gia giết giặc cứu nước”.

Yêu nước là một tình cảm đã được ăn sâu vào máu thịt của người Việt Nam, không bao giờ nguôi, không bao giờ quên, không bao giờ mờ nhạt, không bao giờ mất. Lịch sử phát triển của dân tộc ta đã chứng minh cho sức sống mãnh liệt của giá trị tinh thần yêu nước trong con người Việt Nam. Dân tộc ta đã từng bị đế quốc ngoại lai xâm chiếm, đô hộ hàng ngàn năm nhưng họ không thể đồng hóa được dân tộc Việt, với những đòn tra tấn dã man của kẻ thù cũng không thể khuất phục được ý chí bất khuất, kiên cường chống lại

kẻ thù của các chiến sỹ cách mạng, thậm chí nhiều người sẵn sàng chết vì tổ quốc vì họ hiểu và tin rằng sự ngã xuống của họ để Tổ quốc tồn tại.

Lịch sử hơn 4000 năm của các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam đã từng phải đứng lên chống lại các thế lực ngoại xâm, đưa dân tộc Việt Nam “sánh vai cùng các cường quốc”, với khí thế: “bách chiến bách thắng” được thế giới nể phục. Một dân tộc không bao giờ chịu khuất phục trước các thế lược ngoại xâm. Vì thế, lịch sử nước ta có nhiều cuộc chiến đấu kiên cường, dài ngày để giành độc lập dân tộc. Ở thế kỷ XIII, Nhà Trần đã ba lần thực hiện cuộc kháng chiến chống đế quốc Nguyên - Mông hùng mạnh vào bậc nhất thế giới lúc bấy giờ trong suốt hơn 20 năm. Lê Lợi đã thực hiện cuộc khởi nghĩa chống sự đô hộ của Nhà Minh vào thế kỷ XV để giành lại chủ quyền đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải 30 năm ra đi để tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, và khi đất nước giành được độc lập nhưng kẻ thù không cho ta được hưởng những giá trị của một dân tộc độc lập, tự do. Các thế lực đế quốc tiếp tục dã tâm xâm lược Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam lại phải tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta chiến đấu chống kẻ thù tới 30 năm tiếp theo mới thống nhất được đất nước, đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Chính lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta đã tạo nên truyền thống yêu nước, ý chí độc lập, tinh thần đoàn kết. Đây là một giá trị văn hoá nổi bật, một truyền thống cần được kế thừa và phát huy trong việc xây dựng đời sống văn hoá hiện nay.

Tinh thần yêu nước trong giai đoạn hiện nay được biểu hiện là sự vững tin vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam, chống lại những luận điểm sai trái, xuyên tạc bản chất của chế độ ta. Đồng thời, nó còn được biểu hiện là ý chí khắc phục khó khăn để vươn lên chống đói nghèo, chống lạc hậu, không ngừng học hỏi, tiếp thu các giá trị của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật thế giới ngày nay đem lại để đưa đất nước phát triển lên một

tầm cao mới. Để được “sánh vai với các cường quốc năm châu” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dăn dạy, mong muốn. Để đạt được mục tiêu “dân giàu,

nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.

Hai là: Tinh thần cần cù, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn là một giá trị to lớn của văn hóa truyền thống Việt Nam. Tinh thần cần cù, chịu

đựng gian khổ, khắc phục khó khăn là một đức tính quan trọng của người Việt, trở thành một giá trị của văn hóa truyền thống Việt Nam. Có thể nói, về bản chất của con người luôn có tính cần cù, chịu đựng gian khó, nó không chỉ tồn tại duy nhất ở người Việt. Nó là một đặc tính cố hữu của con người. Bởi lẽ, ngay từ khi xuất hiện loài người, các yếu tố đầu tiên của lao động luôn chứa đựng trong nó đặc tính cần cù và chịu đựng gian khó. Chỉ thông qua cần cù và chịu đựng gian khó con người mới cải biến được thế giới khách quan, tạo ra các sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình. Tuy nhiên, để các đặc tính ấy trở thành giá trị của văn hóa của mỗi dân tộc lại là vấn đề khác, điều đó cần môi trường xã hội và sự quy định của hệ tư tưởng, tính cách văn hóa.

Đối với dân tộc Việt Nam, ngay từ khi mới hình thành với điều kiện sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Trong điều kiện sản xuất đó đòi hỏi con người phải chịu đựng gian khó và cùng với công cụ lao động ban đầu còn giản đơn nên lao động với sức lực bỏ ra rất lớn. Với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên dân tộc ta “nửa năm tát nước ra sông, nửa năm vắt đất thay

trời làm mưa”. Bên cạnh đó, để tồn tại dân tộc ta cũng phải liên miên thực

hiên các cuộc chiến tranh để bảo vệ đất nước, bảo vệ xóm làng trước nạn ngoại xâm. Do vậy, những đức tính cần cù, chịu đựng gian khó, khắc phục khó khăn đã dần trở thành một tính cách, một giá trị quan trọng của đời sống dân tộc Việt Nam. Cùng với tinh thần yêu nước, người Việt lao động sản xuất và chiến đấu bằng tinh thần cần cù, chịu đựng gian khổ. Đức tính đó trở thành tính cách của văn hóa, trở thành giá trị của văn hóa Việt Nam.

Nghiên cứu về Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam,

giáo sư Trần Văn Giàu đã coi đức tính cần cù, chịu đựng gian khổ đã trở thành một giá trị của người Việt từ thời kỳ dựng nước đến thời đại Hồ Chí Minh. Ở mỗi giai đoạn đức tính cần cù, chịu đựng gian khổ có sự biểu hiện khác nhau.

Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc trong lịch sử là minh chứng cho tinh thần yêu nước thấm sâu và tạo nên những hành động anh hùng và cần cù trong lao động, chiến đấu của con người Việt Nam. Dân tộc ta trong lịch sử đã phải chống lại các thế lực ngoại xâm hùng mạnh. Từ đâu mà trong lịch sử dân tộc ta đã có được những chiến thắng trước đế quốc hùng mạnh như Mông - Nguyên dưới chế độ phong kiến nhà Trần, hay như chiến thắng trước đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ trong thế kỷ XX của thời đại Hồ Chí Minh. Chính đức tính cần cù, chịu đựng gian khó là một trong những nguyên nhân tạo ra những thắng lợi đó. Để rồi thế giới biết đến Việt Nam như là tấm gương sáng chói trong phong trào giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ xã hội mới.

Rõ ràng, tinh thần yêu nước tích hợp các giá trị của nó, rồi sản sinh ra tinh thần cần cù, chịu đựng gian khổ. Trong điều kiện hoạt động để phát triển kinh tế hay trong chiến đấu chống lại kẻ xâm lược, bảo vệ bờ cõi, bảo vệ xóm làng, bảo vệ non sông đất nước, trước những biến cố gian khổ của lịch sử thì tinh thần yêu nước là trục kết tinh để phát triển giá trị văn hóa cần cù, chịu đựng gian khó của dân tộc. Đức tính cần cù, chịu đựng gian khó ấy chính là một trong những giá trị quý báu của giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam. Nhất là trong công cuộc đổi mới hiện nay, nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn để trở thành một nước phát triển, để được “sánh vai cùng các

cường quốc Năm Châu” như lòng mong mỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ

đại, lãnh tụ của nhân dân Việt Nam, “anh hùng giải phóng dân tộc”, một “danh nhân văn hóa thế giới”.

Ba là: tính cách bình dị của tâm hồn người Việt. Bình dị là một nét đẹp

của văn hóa con người Việt Nam. Bình dị là một nét đẹp cao cả của tâm hồn. Bình dị hàm chứa cả sự giản dị, sự khiêm tốn, sự đúng mực, vừa phải, sự hồn nhiên, sự nhân hậu, sự khoan dung, độ lượng. Nó ngược lại với tính khoa trương, cường điệu, giả tạo, tủn mủn, vụn vặt. Bình dị đó là lòng yêu thiên nhiên, hòa với thiên nhiên, là bộc lộ bản chất người một cách chất phác, hồn nhiên. Bình dị được thể hiện chủ yếu ở lối sống, trong thị hiếu của thẩm mỹ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bình dị là từ trong tâm hồn, từ ở tấm lòng. Con người có tấm lòng bình dị tự nhiên có những hành vi tỏa ra một tình cảm ấm áp đầy sức thuyết phục và cảm hóa người khác. Cái bình dị bao giờ cũng hồn nhiên, có hồn nhiên thì mới có bình dị, vì vậy bình dị hàm chứa sự khoan dung, sự chân thành, trung thực, hàm chứa sự thương yêu, tôn trọng lẫn nhau. Bình dị là một phong cách Việt Nam.

Bình dị của người Việt Nam có thể nói đã được biểu hiện thông qua tác phong Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính Người là sự kết tinh nhiều vẻ của cái bình dị Việt Nam vào trong phong cách của mình, làm nên một bình dị Việt Nam rất tế nhị và văn minh, nêu lên một lý tưởng về phong cách mà mọi người Việt Nam đều yêu mến, ngưỡng mộ, hướng tới, ghi nhận lại như là một nét đậm đà của bản sắc Việt Nam trong phong cách sống. Nhà thơ Liên Xô cũ Ô - xíp Man - đen - xtam, phóng viên báo Ngọn lửa nhỏ viết về Hồ Chí Minh năm 1923 như sau: Tôi đã hình dung ra một cách rất cụ thể bọn thực dân đang dùng rượu đầu độc như thế nào dân tộc Việt Nam đáng yêu, một dân tộc rất lịch thiệp và độ lượng, rất ghét những gì thái quá. Dáng dấp của con người đang ngồi trước tôi đây, đồng chí Nguyễn Ái Quốc, cũng tỏa ra một cái gì thật lịch thiệp và tế nhị. Văn minh châu Âu trên đất ấy đã dùng lưỡi lê và rượu độc để thu giấu tất cả những đức tính tốt đẹp ấy của dân tộc Việt Nam xuống dưới cái áo đen của bọn cố đạo. Nhưng từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra

một thứ văn hóa, không phải văn hóa châu Âu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai [49, tr.478].

Bình dị Việt Nam còn được biểu hiện thông qua thị hiếu thẩm mỹ và thị hiếu nghệ thuật Việt Nam. Các công trình xây dựng qua các thế hệ để lại đều gợi cho ta sự trang nhã, gọn gàng, thân mật và gần gũi. Trong thị hiếu hàng ngày người ta thường nói tới trang nhã, thanh lịch, người ta trê trách những gì lòe loẹt, diêm dúa không phù hợp với tác phong của người Việt Nam.

Thị hiếu thẩm mỹ Việt Nam là một thị hiếu tinh tế, hướng tới cái thanh tao, trang nhã gắn với thiên nhiên, hòa vào thiên nhiên, hướng tới một cái đẹp bình dị hồn nhiên. Nó nhất quán với cái bình dị hồn nhiên nhân hậu trong phong cách sống, trong phong cách ứng xử của con người tạo nên một bản sắc bình dị Việt Nam gắn với thiên nhiên và hòa vào thiên nhiên. Như vậy, bình dị đi liền với trung thực, nhân hậu và hồn nhiên là một nét đẹp của tâm hồn Việt Nam, là một giá trị cần khai thác, phát huy trong quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam thời kỳ Hội nhập quốc tế ngày nay.

Bốn là: tinh thần cố kết cộng đồng có tính bền chặt, đây cũng là một

yếu tố tạo ra giá trị của văn hóa truyền thống Việt Nam. Nhờ có tính cộng đồng là cơ sở cho củng cố khối đại đoàn kết của dân tộc. Nói như vậy không có nghĩa là chỉ có dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam mới có tinh thần cố kết cộng đồng còn các dân tộc khác không có đặc điểm này. Như chúng ta đã biết, để hình thành dân tộc thống nhất thì bất cứ quốc gia nào con người cũng

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa truyền thống và vai trò của nó trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam thời kỳ hội nhập (Trang 25)