Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa truyền thống và vai trò của nó trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam thời kỳ hội nhập (Trang 74)

Vấn đề di sản văn hóa luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các quốc gia dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế thì bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa càng có ý nghĩa to lớn. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã coi việc bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa là liên quan tới vấn đề tồn tại hay suy vong của một dân tộc. Một dân tộc mà mất đi bản sắc văn hóa của mình thi dân tộc đó coi như không tồn tại. Chính vì thế, phải coi việc đầu tư cho hoạt động bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa là hoạt động đầu tư cho phát triển.

Theo PGS. TS Phạm Duy Đức thì di sản văn hóa là tài sản, của cải qúy báu kết tinh sự sáng tạo lâu dài của dân tộc do lịch sử để lại, bao gồm các di sản vật thể và phi vật thể. Di sản văn hóa còn là cơ sở để liên kết cộng đồng, là nền tảng để sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới, là tiền đề để mở rộng giao lưu văn hóa với các dân tộc khác trên thế giới. Di sản văn hóa không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhân dân, góp phần khẳng định niềm tự hào dân tộc, mà còn là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng qua hệ thống di sản văn hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với thế hệ trẻ hôm nay. Vì thế, đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, nâng cao trách nhiệm của nhân dân đối với việc bảo vệ và phát huy vai trò của di sản văn hóa dân tộc là công việc vừa cơ bản, vừa cấp bách, cần phải được tiến hành nghiêm túc, kiên trì và thận trọng.

Nhìn lại quá trình đấu tranh cho sự tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam, người ta luôn đặt ra câu hỏi: tại sao với một đất nước nhỏ như Việt Nam luôn bị sự nhòm ngó, xâm lược của các thế lực ngoại bang, thậm chí đã có giai đoạn Việt Nam đã bị các thế lực ngoại bang xâm chiếm hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm mà dân tộc ta vẫn tồn tại, vẫn phát triển, không bị

đồng hóa? Trả lời cho những vấn đề trên chính là tìm về những di sản văn hóa của dân tộc ta.

Tìm về những di sản văn hóa chính là tìm về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Nổi bật nhất trong những giá trị văn hóa truyền thống đã được tình bày ở trên, đó là truyền thống tinh thần yêu nước, truyền thống cấu kết cộng đồng sâu sắc, quan hệ giữa con người với con người là tình nghĩa… chính những giá trị truyền thống đó đã tạo ra thuần phong mỹ tục trong lối sống, trong quan hệ giữa con người với con người từ trong phạm vi gia đình, làng xóm đến xã hội. Trong tâm thức của người Việt Nam, như đã trình bày ở trên, nhà - làng - nước là ba phạm trù luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Như vậy, việc bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa cũng có ý nghĩa bảo vệ và phát huy những giá trị làm nền tảng tinh thần cho đời sống các cá nhân cũng như của cộng đồng, của dân tộc.

Trên phương diện quản lý nhà nước, Việt Nam đã xây dựng và ban hành Luật di sản văn hóa, cũng như việc xây dựng các cơ chế chính sách tạo hành lang pháp lý cho hoạt động bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa. Chúng ta đã có sự thống kê các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Trong hệ thống đồ sộ của các di sản, một số di sản (di sản vật thể và di sản phi vật thể) đã được Ủy ban Unesco công nhận là di sản thế giới. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để giữ gìn và phát huy di sản. Đồng thời, cũng là cơ hội để thế giới hiểu sâu sắc hơn về văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, với một dân tộc có sự đa dạng về văn hóa như Việt Nam, những công trình nghiên cứu, phân loại về văn hóa phi vật thể, theo nhận xét của các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, còn ít. Đây sẽ là nguy cơ làm mai một đi các giá trị của văn hóa truyền thống. Đồng thời với sự mai một của các giá trị văn hóa truyền thống sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự tấn công của các luồng văn hóa xa lạ trọng chiến lược "Diễn biến hòa bình" mà các thế lực đế quốc đang thực hiện ở Việt Nam,

đặc biệt là đối với giới trẻ. Với mưu đồ của chúng nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đã lựa chọn và đang xây dựng.

Ngoài những giá trị văn hóa truyền thống được ông cha ta để lại, chúng ta cũng cần có sự đầu tư để bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa mà chúng ta đã xây dựng được được sau Cách mạng. Điểm lại từ sau cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, trên phương diện văn hóa vật thể chúng ta chưa có những công trình đồ sộ, chưa có những công trình văn hóa mang tầm cỡ quốc tế, mang tầm cỡ tương xứng với lịch sử mới. Nhưng trên phương diện văn hóa phi vật thể lại có sự phong phú, đa dạng.

Để bảo vệ độc lập dân tộc, để bảo vệ chế độ mới, từ thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), Đảng và nhân dân ta đã phải thực hiện các cuộc kháng chiến chống xâm lược, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Sự thắng lợi của các cuộc kháng chiến đó đã đem lại vẻ vang to lớn cho dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, cho truyền thống không chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược dù chúng mạnh hơn ta nhiều lần. Song, cùng với những thắng lợi, chúng ta cũng không tránh khỏi những tổn thất hy sinh về nhân lực và vật lực. Trong các cuộc kháng chiến đó đã không ít các thế hệ thanh niên Việt Nam đã tạm rời bỏ làng quê của mình theo tiếng gọi của Tổ quốc lên đường đánh giặc. Họ đã để lại tuổi thanh xuân của mình trên các chiến trường và trong số họ, không ít người đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc. Các nghĩa trang liệt sỹ, các đài tưởng niệm liệt sỹ tại khắp các xã - phường, khắp các huyện - quận, khắp các tỉnh - thành của Việt Nam. Đây chính là những dấu tích oai hùng và bi thương của một thời kỳ lịch sử đáng ghi nhớ của dân tộc Việt Nam. Chúng ta có thể coi đây chính là những giá trị văn hóa vật thể của dân tộc. Vì về mặt ý nghĩa các nghĩa trang liệt sỹ cũng như các công trình văn hóa thờ những người có công

với nước trong lịch sử để nhắc nhở các thế hệ sau luôn ghi nhớ, niềm tự hào và lòng biết ơn sâu sắc về sự hy sinh của các thế hệ trước.

Sự gắn bó chặt chẽ giữa hiện tại và quá khứ, cùng với tinh thần uống nước nhớ nguồn sẽ là cơ sở cho việc phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc. Các thế hệ Việt Nam hôm nay đã được sinh ra trong giai đoạn hòa bình. Họ không có điều kiện chứng kiến trực tiếp một thời kỳ đau thương nhưng cũng rất oai hùng của dân tộc. Các nghĩa trang liệt sỹ, các đài tưởng niệm liệt sỹ đã được nhân dân ta xây dựng ở khắp nơi, cùng với những địa danh tiêu biểu trong các cuộc kháng chiến sẽ là những nhân chứng lịch sử, là những bài học về truyền thống lịch sử của dân tộc cho các thế hệ mai sau. Chính vì thế, chúng ta cần phải bảo vệ và phát huy các giá trị đó, cũng như việc tôn tạo nó như một giá trị quan trọng của thời đại.

Trải qua hơn 65 năm xây dựng chế độ xã hội mới, dân tộc ta đã xây dựng được những giá trị mới trong quan hệ giữa con người với con người như tình đồng bào được phát triển, tình đồng chí, tình quân dân… Chính những tình cảm đó đã phát huy được sức mạnh đại kết dân tộc để tạo ra một sức mạnh mới trong thời hiện đại này. Các tác phẩm văn học nghệ thuật chan chứa tinh thần yêu nước, sâu đậm trữ tình và tràn đầy khí phách quật cường của dân tộc trong giai đoạn thực hiện các cuộc kháng chiến đã phản ánh một cách hùng hồn và chân thật của một thời kỳ lịch sử. Đồng thời, nó cũng là động lực tinh thần quan trọng để thôi thúc các thế hệ hôm nay và mai sau vươn lên hoàn thành những nhiệm vụ mới trong giai đoạn lịch sử mới. Vì vậy chúng ta cần coi đây là những giá trị văn hóa cần được gìn giữ và phát huy trước những biến động ngày nay đang có nguy cơ bị lãng quên.

Mặc dù chúng ta đã thoát khỏi tình trạng một nước có thu nhập thấp, chúng ta đã được thế giới xếp hạng những nước có thu nhập thuộc tốp trung bình. Đây là sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi trong công cuộc xây dựng đất nước của các thế hệ hôm nay. Song chúng ta cũng phải nhận thức một thực tế,

nước ta vẫn còn nghèo, điều kiện sinh hoạt vật chất của các tầng lớp nhân dân đã được cải thiện nhiều so với trước nhưng so với các nước trong khu vực và trên thế giới chung ta vẫn còn một khoảng cách khá xa. Trong bối cảnh này, chúng ta phải tập trung phát triển kinh tế, phải giáo dục cho người dân ý thức thực hành tiết kiệm, vươn lên thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Bên cạnh việc phát triển kinh tế, Đảng và nước ta cũng rất chú trọng đến việc phát triển lĩnh vực văn hóa nói riêng và đời sống tinh thần nói chung. Chúng ta luôn khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần, là động lực và mục tiêu cho sự phát triển kinh tế- xã hội. Nhận thức vấn đề đó, Đảng ta luôn khẳng định "Bảo

tồn và phát huy các di sản văn hoá dân tộc, các giá trị văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết và thuần phong mỹ tục của các dân tộc, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá” [13, tr.38] là nhiệm vụ quan trọng ngày nay.

Mặc dù, về phương diện vật chất chúng ta hiện nay còn nhiều khó khăn nhưng dân tộc ta đang làm chủ một kho tàng của cải vô giá. Đó chính là những di sản văn hóa mà ông cha ta để lại và những giá trị văn hóa mới được hình thành sau cách mạng tháng Tám. Việc bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa đó trong giai đoạn hiện nay sẽ giúp ta vượt qua những khó khăn thách thức, những nguy cơ đe dọa sự nghiệp đổi mới.

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa truyền thống và vai trò của nó trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam thời kỳ hội nhập (Trang 74)