Vai trò của giá trị văn hoá truyền thống trong sự phát triển văn hoá

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa truyền thống và vai trò của nó trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam thời kỳ hội nhập (Trang 70)

văn hoá Việt Nam hiện nay

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện nay đòi hỏi phải xuất phát từ chính bản sắc của văn hóa Việt Nam. Bản sắc văn hóa chính là hạt nhân của tư tưởng sáng tạo của dân tộc, truyền từ đời này sang đời khác. Nó đã được làm giàu lên bằng những kinh nghiệm sống và sức sáng tạo của các thế hệ nối tiếp người Việt. Bản sắc văn hóa dân tộc, trước hết phải là sự tổng hòa các khuynh hướng cơ bản trong sáng tạo văn hóa của một dân tộc vốn được hình thành trong mối liên hệ thường xuyên với điều kiện kinh tế, môi trường tự nhiên, chính trị... trong quá trình vận động liên tục của dân tộc đó. Bản sắc văn hóa còn là mối liên hệ thường xuyên có tính định hướng của cái riêng (văn hóa dân tộc) với cái chung (văn hóa khu vực, văn hóa nhân loại). Mỗi dân tộc trong quá trình giao lưu văn hóa, sẽ cống hiến, đóng góp những gì đặc sắc của mình vào kho tàng văn hóa chung, đồng thời với nó là sự tiếp nhận có chọn lọc những giá trị văn hóa khác, cải biến nó cho phù hợp và tạo thành giá trị của văn hóa mình.

Bản sắc văn hóa của một dân tộc không phải là một biểu hiện văn hóa nhất thời mà nó có mối liên hệ lâu đời, bền vững trong lịch sử và trong đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc đó. Bản sắc văn hóa dân tộc xuất hiện khi con người với tư cách là một cộng đồng bắt đầu sáng tạo các giá trị văn hóa. Ngọn nguồn sâu xa của nó chính là các giá trị văn hóa truyền thống, những giá trị của văn hóa dân gian nhưng được nâng cao lên, khái quát hóa và hình thành xu hướng sáng tạo chủ đạo nhờ vào tài năng của các chủ thể sáng tạo các sản phẩm văn hóa. Chúng ta có thể nhận thấy tính dân gian sâu sắc trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, trong các tác phẩm của cụ Tam nguyên Yên Đổ

Nguyễn Khuyến hay những vần thơ của “Bà Chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương...

Không phải đến ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, sự xuống cấp của đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường... vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc mới được quan tâm và chú ý trong sự phát triển nền văn hóa dân tộc. Trong tư tưởng của cha ông ta đã hiểu rất sâu sắc vai trò của văn hóa truyền thống trong việc xác lập nền văn hóa dân tộc Việt để phân biệt với các nền văn hóa khác. Đồng thời, cha ông ta cũng đã nhận thức được đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc là đánh mất tất cả. Cuộc chiến đấu cho sự trường tồn của các giá trị văn hóa truyền thống, cuộc chiến đấu cho bản sắc văn hóa dân tộc là cuộc chiến đấu có ý nghĩa chiến lược của các dân tộc nói chung và của dân tộc Việt Nam nói riêng. Trong khi hành quân ra Bắc để đánh đuổi giặc Thanh, Quang Trung Nguyễn Huệ đã từng tuyên bố trước đại quân:

Đánh cho để dài tóc Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó chính luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất toàn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng tri hữu chủ.

Từ thời cổ đại, Khổng Tử- người sáng lập ra học thuyết Nho giáo, đã đưa ra luận điểm “Ôn cố nhi tri tân”, luận điểm đó không chỉ đúng với việc học chữ, không chỉ đúng với các khoa học khác mà còn đúng với cả sự phát triển văn hóa. Chúng ta ôn lại những giá trị của văn hóa truyền thống để làm cơ sở cho việc xây dựng nền văn hóa mới. Từ những giá trị của văn hóa truyền thống đó để đi lên, để tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa mới của nhân loại phù hợp với Văn hóa Việt Nam, đồng thời để sáng tạo ra những giá trị mới đầy nhân văn. Để “hướng mọi hoạt động văn hoá vào việc xây

dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Tạo điều kiện để nhân dân ngày càng nâng cao trình độ thẩm mỹ và thưởng thức nghệ thuật, trở thành những chủ thể sáng tạo văn hoá đồng thời là người hưởng thụ ngày càng nhiều các thành quả của văn hoá” [13, tr.38].

Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vừa là giữ gìn những giá trị của dân tộc mình, vừa là làm giàu cho văn hóa thế giới về sự đa dạng và phong phú. Chính vì những giá trị của nền văn hóa Việt Nam mà ông cha ta đã tự hào khẳng định Việt Nam là một dân tộc có nền văn hiến lâu đời. Các học giả thế giới cũng đánh giá nước ta có một nền văn minh nằm trong hơn 30 nền văn minh lớn của thế giới. Khi tìm hiểu nguyên nhân về sự thất bại của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, chính người Mỹ và thế giới đã thừa nhận là do yếu tố văn hóa. Họ đã không lường trước được khi họ xâm lược một dân tộc có tinh thần yêu nước sâu sắc, không chịu khuất phục trước bất kỳ kẻ thù nào để bảo vệ cho chủ quyền quốc gia, cho độc lập dân tộc. Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam được hình thành từ bao thế hệ, được hun đúc thành phong cách sống người Việt sẽ mãi mãi là những yếu tố để tạo ra nhân cách con người Việt Nam. Vì thế, hiện nay chúng ta đang thực hiện “bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá dân tộc, các giá trị văn học,

nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết và thuần phong mỹ tục của các dân tộc, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá” [13, tr.38], để tiếp tục kế thừa và phát huy

các giá trị của văn hóa dân tộc trong việc xây dựng nền văn hóa thời kỳ hội nhập ngày nay.

Phát triển văn hóa, theo ý nghĩa sâu xa của nó thực chất là phát triển con người, là không ngừng làm tăng lên chất lượng và trình độ người trong

phát triển. Con người là chủ thể của nhận thức và hành động, là chủ thể có nhân cách, để hoàn thiện nhân cách thì văn hóa giữ vai trò quan trọng.

Với việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc không chỉ thể hiện ở hệ tư tưởng mà còn bộc lộ đầy đủ và sâu sắc sâu sắc ở lối sống, nhân cách con người, đặt con người là chủ thể cảm thụ và sáng tạo văn hóa để phát triển và hoàn thiện chính mình. Nền văn hóa đó là sự đảm bảo tốt nhất về mặt xã hội và các cá nhân vượt qua những biến dạng của văn hóa, trước sự tác động mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày nay. Nó tạo điều kiện cho phát triển nhân cách con người Việt Nam trong thời đại mới, hoàn thiện các giá trị văn hóa làm người, làm cơ sở cho sự phát triển xã hội.

Trong giai đoạn hiện nay, dưới sự khởi xướng và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đang thực hiện công cuộc đổi mới đất nước nhằm đem lại cuộc sống ấm no cho mọi người. Chúng ta đang thực hiện đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, để “phấn đấu đến

năm 2020 chúng ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” và “từ nay đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [16, tr.71]. Đảng ta chủ trương thực hiện đường lối

đối ngoại rộng mở với tinh thần “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy

của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình và phát triển”;

“tích cực tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu. Ủng hộ và cùng nhân dân

thế giới đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh và chạy đua vũ trang; góp phần xây dựng trật tự chính trị, kinh tế quốc tế dân chủ, công bằng” [14, tr.43]. Và “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” [15, tr.112].

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa truyền thống và vai trò của nó trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam thời kỳ hội nhập (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)