Phát huy vai trò của khoa học đáp ứng yêu cầu khách quan của quá trình tự động hoá sản xuất và tin học hoá xã hội trong kinh tế tr

Một phần của tài liệu Vai trò của khoa học trong quá trình phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay (Trang 69)

- Thứ tư: Cơ sở kỹ thuật của kinh tế tri thức là máy điều khiển tự động.

2.2.2. Phát huy vai trò của khoa học đáp ứng yêu cầu khách quan của quá trình tự động hoá sản xuất và tin học hoá xã hội trong kinh tế tr

quá trình tự động hoá sản xuất và tin học hoá xã hội trong kinh tế tri thức

Như đã trình bày, một trong những đặc trưng của kinh tế tri thức là quá trình phát triển kinh tế - xã hội được dựa trên hai công nghệ cơ bản và chủ yếu là tự động hoá sản xuất và tin học hoá xã hội; trong đó mạng thông tin trở thành cơ sở hạ tầng quan trọng nhất của nền kinh tế và của xã hội, điều đó có nghĩa là muốn có được 2 công nghệ trên, thì không có con đường nào khác là chúng ta phải phát huy có hiệu quả vai trò của khoa học và công nghệ, trong đó cơ bản nhất là phát huy vai trò của ngành công nghệ thông tin và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu mới nhất của nó không chỉ trong sản xuất mà còn trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Chính vì vậy, ngay từ đầu những năm 1990 khi công cuộc đổi mới đất nước bước đầu có những hiệu quả tích cực. Nhận thức được vai trò to lớn của công nghệ thông tin đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Chính phủ đã ra Nghị quyết số 49/CP về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tiến tới thực hiện chương trình quốc gia về công nghệ thông tin giai đoạn 1996 - 2000, nghị quyết đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành, các cấp tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của mình; bởi vậy, công nghệ thông tin đã bước đầu có những đóng góp tích cực vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từng bước tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam.

Sau khi Nghị quyết 49/CP được triển khai, nhận thức được ý nghĩa to lớn từ việc phát huy vai trò của ngành công nghệ thông tin trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng kinh tế tri thức, ngày 17/10/2000 Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ra chỉ thị số 58/CT-TW về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; có thể nói rằng, chỉ thị 58 đã chính thức đánh dấu mốc khởi đầu của con đường phát triển công nghệ thông tin nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đồng thời từng bước tạo ra những nền móng và điều kiện cần thiết cho sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam, đại ý chỉ thị xác định: tập trung phát triển các dịch vụ điện tử trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hải quan, hàng không, thương mại và các dịch vụ công cộng…đảm bảo các điều cần thiết để hội nhập với khu vực và quốc tế; các doanh nghiệp cần đầu tư cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, sử dụng thương mại điện tử, coi đó là biện pháp cơ bản để đổi mới quản lý, đổi mới công nghệ, cơ cấu lại sản xuất, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh… khẩn trương xây dựng các chương trình ứng dụng và triển khai công nghệ thông tin, kết hợp công nghệ thông tin với công nghệ sinh học để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước… tạo điều kiện để mọi tầng lớp xã hội ở khắp mọi miền đất nước đều có thể khai thức, sử dụng thông tin điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin… các cơ quan thông tin đại chúng khẩn trương phát triển các loại hình thông tin điện tử, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức về công nghệ thông tin cho toàn xã hội…

Hơn thế nữa, chỉ thị số 58 còn coi công nghệ thông tin không chỉ là một ngành kinh tế kỹ thuật mà còn là một động lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội khi cho rằng, mục đích của việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế… tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với mục tiêu là

đến năm 2010 công nghệ thông tin Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Và mới đây, trong hai ngày 21 và 22 tháng 9 năm 2006 tại Huế đã diễn ra Hội thảo Quốc gia về Công nghệ thông tin - Truyền thông lần thứ IV với chủ đề "Công nghệ thông tin và sự nghiệp Giáo dục, Y tế" do Ban chỉ đạo Quốc gia về công nghệ thông tin cùng các ban ngành liên quan phối hợp tổ chức; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng - kiêm Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia về công nghệ thông tin đã gửi thư tới hội nghị; trong thư khẳng định, chỉ thị 58/CT-TW của Bộ Chính trị khoá VIII và các Nghị quyết của Chính phủ trong thời gian qua đều đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta; Đại hội X tiếp tục khẳng định việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi phát triển mạnh các ngành kinh tế và các sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức là yếu tố quan trọng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá; trong đó công nghệ thông tin chính là một trong những lĩnh vực đó. Vì vậy, chính phủ xác định đầu tư cho công nghệ thông tin là đầu tư cho sự phát triển.

Thủ tướng cũng đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương… trong thời gian tới cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để sớm đề ra các cơ chế, chính sách thúc đẩy mạnh mẽ quy mô ứng dụng công nghệ thông tin vào cuộc sống. Với mục tiêu, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phải thực sự trở thành động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, nhanh chóng đưa công nghệ thông tin trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quyết định thành công trong việc thực hiện quá trình tự động hoá sản xuất và tin học hoá xã hội tiến tới phát triển kinh tế tri thức. Đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi chỉ thị 58/CT-TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết đại hội X của Đảng.

Trong nhận thức đã vậy, còn trên thực tế hiện nay vấn đề là làm thế nào để những nghị quyết, chỉ thị và ý kiến chỉ đạo đó được triển khai tích cực ở tất cả các cấp các ngành trong cả nước, từ các cơ quan doanh nghiệp cho đến

những người dân nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực về ứng dụng công nghệ thông tin ở nước ta, thông qua đó từng bước thực hiện quá trình tự động hoá trong sản xuất và từng bước hình thành một xã hội thông tin hiện đại. Điều đó cho thấy rằng, thực tiễn đã và đang đòi hỏi chúng cần phải nhanh chóng có được quá trình tự động hoá trong sản xuất và tin học hoá trong toàn xã hội; nên chúng tôi thiết nghĩ, trong giai đoạn hiện nay, muốn làm được điều đó, không có con đường nào khác là chúng ta phải phát huy có hiệu quả vai trò của khoa học và công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin trong sản xuất cũng như trong đời sống xã hội.

Do đó, chúng tôi cho rằng, mục tiêu phát triển khoa học và việc phát huy vai trò của khoa học đặc biệt là công nghệ thông tin trong giai đoạn hiện nay là nhằm gắn kết giữa khoa học với thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội, đáp ứng các yêu cầu sau:

- Làm thế nào để chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cộng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

- Nhanh chóng nắm bắt và áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới vào mọi khâu, mọi quá trình của sản xuất, đặc biệt là chú trọng đầu tư ứng dụng các dây chuyền công nghệ hiện đại vào trong sản xuất, nhằm từng bước thay thế lao động trực tiếp của con người bằng sự hoạt động của máy móc, điều đó vừa tạo điều kiện giải phóng sức lao động cho con người, vừa tạo ra được những sản phẩm ít sai sót, có hàm lượng tri thức lớn, có giá trị và sức cạnh tranh cao… thông qua việc sử dụng ngày càng nhiều máy tự động quá trình, máy công cụ điều khiển bằng số, rôbốt…

Trong lĩnh vực nông nghiệp, làm sao để tiếp tục phát triển và đưa các ngành nông, lâm và ngư nghiệp lên một trình độ mới theo hướng hình thành

nền nông nghiệp hàng hoá lớn, phù hợp với yêu cầu thị trường và điều kiện tự nhiên của từng vùng; trong đó, chú trọng việc triển khai các đề tài khoa học và công nghệ về lai tạo giống mới, bảo quản và chế biến các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam. Đặc biệt, trong lĩnh vực này cần có sự phối hợp tốt giữa "4 nhà" (nhà nước, nhà khoa học nhà nông và nhà doanh nghiệp) để xây dựng cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý, đổi mới cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích…

Trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, cần có những dây chuyền công nghệ với các thiết bị công nghiệp hiện đại để phát triển nhanh những ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, nhanh chóng chuyển từ hình thức công nghiệp gia công, lắp ráp, chế biến thô… như hiện nay sang các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, cơ khí và sản xuất các tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị cho các ngành kinh tế, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu… chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới… nhằm chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng phổ biến sức lao động cộng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ. Đây là một yêu cầu khách qian trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.

- Bên cạnh đó, trong lĩnh vực chính trị - xã hội, trong giai đoạn hiện nay vấn đề dân chủ, công khai và tính minh bạch của các hoạt động chính trị xã hội, nhu cầu thương mại điện tử, giáo dục qua mạng, chữa bệnh qua mạng, hội nghị điện tử… cũng là một yêu cầu khách quan đòi hỏi khoa học, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin phải đáp ứng để tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước…

Xét đến cùng, khoa học Việt Nam muốn đáp ứng được các yêu cầu đó, tiến tới hình thành quá trình tự động hoá sản xuất và tin học hoá xã hội, chúng ta phải nhanh chóng có những giải pháp cơ bản, đồng bộ và phù hợp

để phát huy vai trò của khoa học nói chung và phát triển ngành công nghệ thông tin nói riêng, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội tiến tới phát triển kinh tế tri thức.

Chương 3

Một phần của tài liệu Vai trò của khoa học trong quá trình phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)