Thực trạng kinh tế xã hội nói chung và kinh tế tri thức nói riêng ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Vai trò của khoa học trong quá trình phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay (Trang 35)

- Thứ tư: Cơ sở kỹ thuật của kinh tế tri thức là máy điều khiển tự động.

2.1.1.Thực trạng kinh tế xã hội nói chung và kinh tế tri thức nói riêng ở Việt Nam hiện nay

2.1. Thực trạng kinh tế - xã hội và thực trạng khoa học Việt Nam hiện nay

2.1.1. Thực trạng kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế tri thức nói riêng ở Việt Nam hiện nay Việt Nam hiện nay

2.1.1.1. Thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay * Một số thành tựu đạt được

Đánh giá chung về thực trạng kinh tế - xã hội Việt nam có thể thấy rằng, kể từ khi chúng ta tiến hành quá trình đổi mới đất nước (năm 1986) đến nay, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đất nước đã bước qua thời kỳ khủng hoảng, nền kinh tế có mức tăng trưởng khá nhanh theo hướng công nghiệp hoá.

Đánh giá về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong hơn 20 năm đổi mới, Đảng khẳng định, về cơ bản nền kinh tế đã vượt qua thời kỳ suy thoái, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và tương đối toàn diện; tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm sau tăng cao hơn năm trước, bình quân trong 5 năm 2001 - 2005 là 7,51% đạt mức kế hoạch đề ra, GDP theo giá hiện hành đạt 838 ngàn tỉ đồng, bình quân khoảng 640 USD/người/năm, đến năm 2006 là 720 USD/người /năm và năm 2007 là 809 USD/người/năm.

Lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục có sự tăng trưởng khá, tính trong 6 tháng đầu năm 2008, giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản đã tăng 3,04% so với cùng kỳ năm 2007, trong đó điều đáng mừng đối với ngành nông nghiệp nước ta là năng suất, sản lượng và hàm lượng công nghệ trong sản phẩm tăng đáng kể, an ninh lương thực được đảm bảo, một số sản phẩm xuất khẩu chiếm vị trí cao trên thế giới như: năm 2005 Việt nam đã đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu, đứng thứ hai về xuất khẩu gạo, cà phê, hạt điều và đứng thứ tư về xuất khẩu cao su…[17, tr. 143], đặc biệt nhờ áp dụng những thành tựu công nghệ mới mà lần đầu tiên trong năm 2006 giá gạo xuất khẩu của

Việt nam đã ngang bằng với giá của Thái Lan - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, nhờ đó mà đời sống người nông dân đã từng bước được cải thiện, bộ mặt nông nghiệp, nông thôn có sự đổi mới đáng kể so với trước đây.

Công nghiệp và xây dựng liên tục tăng trưởng với mức tăng 10,2%/năm, tính trong 6 tháng đầu năm 2008 khu vực công nghiệp và xây dựng đã tăng 7% so với cùng kỳ năm 2007 [18, tr. 5], trong đó nhờ có sự ứng dụng những thành tựu mới về khoa học - công nghệ nên đã có sự chuyển biến tích cực về cơ cấu, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, tỷ lệ nội địa hoá trong các ngành công nghiệp và xây dựng ngày càng cao.

Lĩnh vực dịch vụ có bước phát triển mới cả về quy mô, ngành nghề, thị trường và hiệu quả với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Đặc biệt là ngành Bưu chính - viễn thông, nhờ sự đầu tư hợp lý và có hiệu quả nên tăng trưởng rất nhanh theo hướng ngày càng hiện đại, tính đến hết tháng 6 năm 2008, cả nước đã có 68,1 triệu thuê bao điện thoại các loại và khoảng 6 triệu thuê bao Internet, 100% xã có điện thoại; kéo theo đó, các ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, y tế, giáo dục... đều có bước phát triển đáng kể; tính trong 6 tháng đầu năm 2008, khu vực dịnh vụ đã đạt mức tăng trưởng 7,6% so với cùng kỳ năm 2007 [18, tr. 11-12].

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm 2005 tỷ trọng giá trị nông, lâm, ngư trong GDP còn 20,9%, công nghiệp và xây dựng 41%, dịch vụ 38,1% [17, tr145]. Các thành phần kinh tế đều phát triển và có sự đóng góp to lớn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là cầu nối quan trọng với thế giới trong việc chuyển giao công nghệ và giao thương quốc tế.

Kể từ khi chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, nhất là trong những năm gần đây, vốn đầu tư toàn xã hội đã tăng khá nhanh, trong 6 tháng đầu năm 2008, vốn đầu tư được thực hiện theo giá thực tế ước tính đạt 265,4 nghìn tỷ đồng tăng 21,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nguồn vốn đầu tư từ trong nước đạt 106,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 40% tổng vốn đầu tư toàn xã hội [18, tr. 5-6]. Thêm vào đó nguồn vốn đã được đầu tư

đúng mục tiêu và có hiệu quả hơn với khoảng 70% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội phục vụ cho lĩnh vực kinh tế; 27% cho lĩnh vực xã hội, bao gồm các công trình phúc lợi xã hội khoảng 14%, giáo dục - đào tạo khoảng 4%, khoa học và công nghệ 1%, y tế 2% và khoảng 2% cho văn hoá - thể thao. Ngoài ra chúng ta còn thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, vốn hỗ trợ, vốn trực tiếp nước ngoài… phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Về giáo dục - đào tạo, với sự quan tâm và đầu tư chiếm khoảng 18% tổng chi ngân sách nhà nước mà trong những năm gần đây, giáo dục - đào tạo đã có những bước phát triển khá; cụ thể là, việc đổi mới toàn diện nền giáo dục theo hướng xã hội hoá giáo dục đang được triển khai có hiệu quả ở tất cả các cấp học, bậc học; công tác phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở tiếp tục được các địa phương tích cực triển khai, tính đến ngày 15/3/2008 cả nước đã có 42 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và 39 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở; đến nay nước ta đã có 96% dân số biết chữ và số người được đi học kể cả nhà trẻ, mẫu giáo là 27,5 triệu, chiếm 33% dân số; đã có 167 sinh viên đại học, cao đẳng đang theo học/vạn dân; số năm đi học của người Việt Nam bình quân là 7,3 năm/người; quy mô giáo dục tiếp tục được mở rộng, trình độ dân trí nói chung và chất lượng nguồn nhân lực nói riêng được nâng cao rõ rệt phục vụ đắc lực cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [18, tr. 13].

Bên cạnh đó, với tình hình chính trị - xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được tăng cường, quan hệ đối ngoại được mở rộng, nên trên lĩnh vực văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ, việc gắn kết giữa mục tiêu phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, chỉ số phát triển con người được nâng lên, theo báo cáo của Liên hợp quốc được tổng hợp cuối năm 2005, chỉ số phát triển con người của Việt Nam năm 2003 là 0,704 xếp thứ 108/177 quốc gia được xếp hạng (trong khi chỉ số này tại các nước kém phát triển là 0,518 và tại các nước trung bình là 0,774). Bên cạnh

đó, từ 2001 - 2005 chúng ta đã tạo việc làm cho khoảng 7,5 triệu lao động, tỷ lệ người lao động thất nghiệp ở thành thị giảm xuống còn 5,3%, thời gian sử dụng lao động ở nông thôn đạt 80,6% [17, tr. 156].

Tóm lại, tất cả những thành tựu mà chúng ta đạt được trong thời gian qua đã tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế -xã hội nói chung; đồng thời cũng tạo ra những tiền đề cần thiết cho việc phát triển kinh tế tri thức trong giai đoạn hiện nay.

* Những yếu kém, tồn tại

Trong những năm qua, nhờ đường lối đổi mới đúng đắn chúng ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; tuy nhiên, có thể thấy rằng, những thành tựu đó còn dưới mức khả năng phát triển của đất nước; chất lượng, hiệu quả và tính cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, tốc độ đổi mới và sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế diễn ra chậm, động lực của sự tăng trưởng chủ yếu vẫn còn dựa vào các nguồn tài nguyên sẵn có, ít dựa vào tri thức khoa học và công nghệ; tiềm năng trí tuệ chưa được phát huy, sự chảy máu chất xám và lãng phí nguồn nhân lực còn diễn ra phổ biến. Cụ thể là:

Nhìn chung, xét ở giác độ sự phát triển của lực lượng sản xuất, sau hơn 20 năm đổi mới chúng ta vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu; năng suất, chất lượng và hiệu quả của sự phát triển kinh tế - xã hội còn ở mức thấp; năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn nhiều yếu kém, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của đất nước; bên cạnh đó, quy mô nền kinh tế còn nhỏ lẻ, nước ta vẫn là nước nghèo, thu nhập bình quân đầu người năm 2007 mới chỉ đạt 809 USD/người/năm, nằm trong khoảng 40 nước có thu nhập thấp nhất thế giới và đứng thứ 7 trong khối ASEAN. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2007 GDP và GDP bình quân đầu người của các nước như sau: Singapore: 161 tỉ và 34.152 USD/người/năm; Malayxia: 117 tỉ và 6.146; Philippine: 97 tỉ và 1.590; Thái Lan: 159 tỉ và 1540; còn Việt Nam là: 76 tỉ và 809… [17, tr. 163]; điều đó chứng tỏ tốc độ phát triển kinh

tế của chúng ta còn rất thấp so với các nước trong khu vực và so với tiềm năng của đất nước; để hiểu rõ điều này chúng ta xem qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1.1: So sánh GDP của Việt Nam so với một số nước trong khu

vực Đơn vị tính:

Tỷ USD

Nguồn: [17, tr. 163]

Hơn nữa, về cơ bản tăng trưởng kinh tế của chúng ta vẫn chủ yếu dựa vào các nhân tố phát triển theo chiều rộng, với những ngành nghề truyền thống, nên năng suất, chất lượng và hiệu quả thấp bởi công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên liệu, vốn và lao động… kéo theo đó là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế chúng ta còn rất kém. Theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2004, chỉ số cạnh tranh toàn cầu của nước ta xếp 77/104 nước được khảo sát, trong đó chỉ số cạnh tranh về môi trường kinh tế vĩ mô là 58/104, về thể chế công nghệ là 82/104, về công nghệ là 92/104 và 90/104 là chỉ số cạnh tranh về kinh doanh [17, tr. 163].

Bên cạnh đó, chúng ta vẫn chưa thực hiện tốt việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, nên sau một thời gian tập trung sức để phát triển kinh tế, môi trường ở nhiều nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng do sức

161 117 117 97 159 76 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180

ép của sự phát triển và điều đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Mặt khác, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội chúng ta cũng chưa có được những chính sách phù hợp để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có của đất nước, tình trạng thất thoát lãng phí các nguồn tài nguyên, kể cả nguồn lực con người vẫn còn xảy ra phổ biến, các nguồn lực trong dân còn chưa được phát huy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Cơ cấu kinh tế đã có nhiều thay đổi, tuy nhiên nếu so sánh tỷ lệ cơ cấu với một số nước trong khu vực cho thấy tỷ trọng khu vực nông nghiệp Việt Nam còn quá cao so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malayxia, trong khi khu vực dịch vụ tỷ lệ lại quá thấp. Về vấn đề này, chúng ta xem qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1.2: So sánh cơ cấu kinh tế giữa Việt Nam và một số nước trong khối ASEAN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: tổng cục thống kê Việt Nam năm 2005 Nếu so sánh với tỷ lệ bình quân của thế giới thì sự cách biệt đó sẽ

41 49 49 21 15.1 45.4 31 38.1 42 33 54 46 68.9 20.9 9 46 30.9 8.6 0.1 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Việt nam Malayxia Mianma Philippine Thai Lan Xingapore

là quá lớn, hiện nay bình quân trên thế giới tỷ lệ về nông nghiệp chỉ còn khoảng 5%, trong khi đó tỷ lệ các ngành dịch vụ đã chiếm khoảng khoảng 61%. Hơn nữa, một vấn đề chúng ta cần phải quan tâm là trong vòng 15 năm qua, tỷ lệ các ngành dịch vụ trong GDP chỉ tăng từ 36,8% năm 1990 lên 38,1% năm 2005. trong khi đó, theo đánh giá của WB hiện nay chỉ số này của Philippine là 54%, Thái Lan là 46%, Malayxia: 42% [17, tr. 164]. Hơn nữa, trong thời gian qua, các loại dịch vụ cao cấp, có giá trị tăng thêm lớn còn chưa được quan tâm tạo điều kiện để phát triển. Điều đó nói lên sự kém hiệu quả và tốc độ chuyển dịch cơ cấu chậm trong nền kinh tế nước ta.

Trong khối các ngành nông, lâm, ngư nghiệp của chúng ta việc áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật nhất là công nghệ sinh học và công nghệ sau thu hoạch còn chậm dẫn đến năng suất, chất lượng và hiệu quả trong các ngành này còn thấp; bên cạnh đó, tốc độ chuyển dịch lao động từ các ngành nông, lâm, ngư sang khu vực công nghiệp và dịch vụ rất chậm (hiện vẫn còn khoảng 70% dân số lao động trong các ngành nông, lâm, ngư). Điều đó chứng tỏ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của chúng ta còn rất lúng túng và chưa thực sự có hiệu quả.

Trong khu vực công nghiệp, dù đã có những bước phát triển nhất định với những thành tự đáng tự hào; tuy nhiên, hàm lượng tri thức khoa học kết tinh trong hầu hết các sản phẩm còn thấp, chỉ chiếm khoảng 15 - 20% giá trị, phần còn lại chủ yếu vẫn do nguyên vật liệu, lao động cơ bắp của người công nhân trực tiếp tạo ra; bên cạnh đó, công nghiệp công nghệ cao phát triển chậm, tốc độ đổi mới công nghệ diễn ra chậm, chủ yếu vẫn là công nghệ gia công, lắp ráp… giá trị nội địa hoá tăng rất chậm, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, năm 2003, tỉ lệ hàng xuất khẩu công nghệ cao trong tổng xuất khẩu hàng chế tác của Malayxia chiếm 58%, của Thái Lan là 30%, Trung Quốc 27% và của Việt Nam là 2% [17, tr. 165].

Các thành phần kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa được tạo môi trường thuận lợi để phát triển nên quy mô còn nhỏ, sức cạnh tranh yếu và chưa được quản lý tốt…

Về mặt kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, mặc dù đã được quan tâm, tạo điều kiện để củng cố và phát triển nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển kinh tế tri thức nói riêng; đặc biệt là hạ tầng bưu chính viễn thông được đầu tư xây dựng thiếu đồng bộ, công nghệ cũ và không phù hợp, nên giá dịch vụ còn cao so với các nước trong khu vực, trong khi chất lượng dịch vụ thấp, hoạt động bưu chính viễn thông ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo… còn nhiều khó khăn, bên cạnh đó, hạ tầng phục vụ cho giáo dục, y tế… vừa thiếu, vừa lạc hậu, thiếu đồng bộ và chất lượng còn thấp… dẫn đến chất lượng giáo dục và đào tạo thấp; bên cạnh đó, nhiều vấn đề hạn chế, yếu kém chậm được khắc phục; đặc biệt việc phát triển giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học chưa cân đối với giáo dục phổ thông, chưa bám sát với nhu cầu của thị trường; thêm vào đó là quá trình đào tạo nghề vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng, dẫn đến một thực trạng là công nhân lành nghề và công nhân kỹ thuật phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao còn thiếu nghiêm trọng; trong buổi trả lời trực tuyến trên Vietnamnet của Thủ tướng

Một phần của tài liệu Vai trò của khoa học trong quá trình phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay (Trang 35)