Khoa học nhân tố quyết định trong quá trình phát triển kinh tế tri thức

Một phần của tài liệu Vai trò của khoa học trong quá trình phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay (Trang 31)

- Thứ tư: Cơ sở kỹ thuật của kinh tế tri thức là máy điều khiển tự động.

1.3.Khoa học nhân tố quyết định trong quá trình phát triển kinh tế tri thức

Hơn nữa, với vai trò là nền tảng kỹ thuật trong kinh tế tri thức, việc phát triển của khoa học và công nghệ mới sẽ không thể thực hiện được nếu chính phủ các nước không có chính sách xã hội phù hợp để nâng cao mức sống người dân, không phổ cập và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn dân, đặc biệt là chính sách hợp lý để đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài cao cấp ở các lĩnh vực chuyên môn… Thiết nghĩ, những điều đó chỉ có thể có được khi kinh tế tài nguyên đã phát triển đến một trình độ nhất định như hiện nay.

Chính vì thế, hiện nay rất nhiều nước đã tập trung và ưu tiên phát triển các khu công nghệ cao, kết hợp với chính sách đào tạo, bồi dưỡng và chiêu ngộ nhân tài một cách hợp lý để từng bước phát triển kinh tế tri thức. Do vậy, có thể kết luận rằng, kinh tế tài nguyên phát triển cao đã tạo ra những điều kiện khách quan đưa nhân loại chuyển dần từ kinh tế tài nguyên sang kinh tế tri thức; và do đó có thể khẳng định kinh tế tri thức là sự phát triển tất yếu của lực lượng sản xuất trong giai đoạn hiện nay.

1.3. Khoa học - nhân tố quyết định trong quá trình phát triển kinh tế tri thức tế tri thức

Qua phần trình bày và phân tích khái quát về các giai đoạn phát triển kinh tế của nhân loại; chúng ta có thể thấy rằng, trong mỗi nền kinh tế, mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội thường có một hoặc một vài nhân tố đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của giai đoạn đó. Vấn đề là cần phải làm thế nào để phát huy được vai trò của những nhân tố đó trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Trong giai đoạn kinh tế sức lao động (còn gọi là kinh tế nông nghiệp, hay kinh tế tự nhiên), nhân tố đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội là tài nguyên thiên nhiên, trong đó chủ yếu là đất đai và điều kiện tự nhiên thuận lợi… thì nếu ai nắm giữ càng nhiều đất đai và sức lao động (như trong chế độ chiếm hữu nô lệ) để có thể sử dụng sức lao động đó

khai thác và phát huy những giá trị từ thiên nhiên, thì người đó sẽ nắm quyền quyết định trong sản xuất và chi phối sự phát triển xã hội.

Sang giai đoạn kinh tế tài nguyên hay kinh tế công nghiệp, thì nhân tố đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển xã hội đó không chỉ là đất đai như trước đây nữa, mà bao gồm tất cả những nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị, có thể khai thác để phục vụ lợi ích con người; và trong nền kinh tế này, nếu ai nắm giữ được nhiều các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tập trung được nhiều tư bản, máy móc, phương tiện… và có những biện pháp bóc lột sức lao động của người công nhân để khai thác tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên thì người đó sẽ nắm quyền quyết định trong sản xuất và chi phối sự phát triển xã hội.

Và ngày nay là giai đoạn kinh tế tri thức, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật và tri thức khoa học công nghệ nhanh chóng được vật hoá thành hàng hoá, mà các nhân tố tự nhiên đóng vai trò quyết định trong các giai đoạn kinh tế trước đây đã bị chuyển xuống hàng thứ yếu; thay vào đó, nhân tố đóng vai trò quyết định lúc này là tri thức và việc phát hiện, chiếm hữu, phân phối, sử dụng các nguồn tài nguyên trí lực (chủ yếu là tri thức khoa học và công nghệ). Điều đó có nghĩa là trong giai đoạn này, nếu ai nắm giữ được nhiều tri thức khoa học, nhiều phát minh, sáng chế… và có những biện pháp, cơ chế chính sách hợp lý để phát huy vai trò của các sáng chế, phát minh… phục vụ cho sản xuất và đời sống thì người đó sẽ nắm quyền quyết định trong sản xuất và chi phối sự phát triển xã hội. Vấn đề là làm thế nào để những sáng chế, phát minh khoa học nhanh chóng được áp dụng vào thực tiễn sản xuất nhằm mang lại giá trị phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

Do đó có thể khẳng định rằng, việc phát hiện, nắm giữ và phát huy có hiệu quả vai trò của khoa học là nhân tố quyết định trong quá trình phát triển kinh tế tri thức, mà trực tiếp là việc phát huy vai trò của khoa học trong quá trình sản xuất, vai trò này thường được thể hiện ở các chức năng xã hội của

khoa học; trong đó, chức năng lực lượng sản xuất trực tiếp là chức năng cơ bản nhất.

Vấn đề khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp đã được C. Mác đề cập đến lần đầu tiên vào giữa thế kỷ XIX, thực chất của việc coi khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là muốn khẳng định tri thức khoa học và công nghệ đã tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và vượt hơn hẳn các yếu tố khác trong quá trình sản xuất, để từ đó tìm ra những biện pháp phù hợp trong việc phát huy vai trò của khoa học, nhằm tạo ra và củng cố các mối liên hệ thường xuyên trong việc áp dụng các tri thức khoa học trong thực tiễn, kéo theo đó là sự xuất hiện những ngành hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, hình thành nên những mạng lưới thông tin khoa học - kỹ thuật… nhằm đem lại hiệu quả cao hơn trong các ngành sản xuất.

Bởi vậy, việc phát huy vai trò của khoa học trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức càng có ý nghĩa quan trọng hơn; bởi lẽ, nếu như chúng ta có sự nhận thức đúng đắn hơn về vai trò của khoa học để có cơ chế, chính sách hợp lý thúc đẩy khoa học phát triển thì khoa học ngày càng có thêm những động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của mình, vì bản thân việc phát huy và áp dụng tri thức khoa học vào sản xuất đã trở thành một yếu tố quyết định không chỉ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, mà còn trực tiếp thúc đẩy khoa học tiếp tục phát triển; đồng thời còn là điều kiện thiết yếu của sự tồn tại và tái sinh nhiều dạng hoạt động mà trước đây đã xuất hiện trong quá trình sản xuất nhưng ở ngoài mối liên hệ với khoa học.

Như vậy có thể nói rằng, chỉ có việc phát huy có hiệu quả vai trò của khoa học công nghệ, trước hết là công nghệ thông tin mới có thể có được quá trình tự động hoá sản xuất và tin học hoá xã hội, mở ra một thời đại mới của sự tiến bộ khoa học - kỹ thuật, kéo theo đó là những biến đổi căn bản về chất trong lực lượng sản xuất xã hội.

Hơn nữa, trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, nếu biết phát huy tốt vai trò của khoa học và công nghệ có thể làm cho máy móc ngày càng thực hiện nhiều chức năng mà trước đây chính

con người phải đảm nhiệm; bởi lẽ, trong kinh tế tri thức kỹ thuật hiện đại không phải đơn giản chỉ là sự nối dài thêmbàn tay con người hay là sự gắng sức nhiều lần của năng lượng cơ bắp như trong các giai đoạn kinh tế trước đây, mà còn cho phép con người thông qua các phương tiện kỹ thuật để thực hiện hàng loạt các thao tác trí tuệ, nhờ đó con người được giải phóng để tiến hành những hoạt động sáng tạo, thiết kế, lập chương trình điều khiển…

Như vậy, tri thức khoa học và công nghệ, cùng với sự tiến bộ của kỹ thuật là nhân tố quan trọng để tăng năng suất lao động, quyết định sự phát triển lực lượng sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội; bởi vậy có thể khẳng định, khoa học là nhân tố quyết định trong quá trình phát triển kinh tế tri thức hiện nay.

Chương 2

Một phần của tài liệu Vai trò của khoa học trong quá trình phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay (Trang 31)