Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức

Một phần của tài liệu Vai trò của khoa học trong quá trình phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay (Trang 75)

- Thứ tư: Cơ sở kỹ thuật của kinh tế tri thức là máy điều khiển tự động.

3.1.Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức

một tất yếu khách quan đối với Việt Nam hiện nay; đồng thời, từ thực trạng khoa học và yêu cầu khách quan của việc phát huy vai trò của khoa học Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế tri thức. Chúng tôi xin đưa ra 3 nhóm giải pháp cơ bản mang tính định hướng để phát huy có hiệu quả vai trò của khoa học, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay như sau:

3.1. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức triển kinh tế tri thức

Kế thừa có chọn lọc những thành tựu văn minh nhân loại, cùng với việc tổng kết thực tiễn và rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ bảy khoá VI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cộng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

Từ việc nghiên cứu về vai trò của khoa học và ý nghĩa quyết định của việc phát huy vai trò của khoa học trong kinh tế tri thức; có thể khẳng định rằng, trong giai đoạn hiện nay chúng ta cần phải xem việc phát triển nghiên cứu khoa học và áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội là một lĩnh vực cần ưu tiên mang tính chiến lược.

Tuy nhiên, khoa học là một trong những hình thái ý thức xã hội nên xét đến cùng, nó luôn bị chi phối bởi sự phát triển của tồn tại xã hội. Vậy nên, muốn phát triển khoa học trước hết cần tập trung phát triển kinh tế - xã hội, mà nhiệm vụ trước mắt là đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để có thể đầu tư nhiều hơn nữa cho lĩnh vực khoa học và công nghệ; thu hút nhiều thành phần xã hội tham gia vào quá trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào trong sản xuất và đời sống…

Muốn vậy, trước hết cần nhanh chóng hình thành và hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, qua đó thực sự giải phóng triệt để mọi lực lượng sản xuất của xã hội, phát triển năng lực sản xuất theo hướng hiện đại để có thể sử dụng một cách cao nhất lực lượng sản xuất xã hội nhằm tạo ra sức hút, nhu cầu của toàn xã hội về phát triển khoa học và công nghệ.

Trong thời gian tới, nếu có thể cần xem xét tới khả năng tăng kinh phí cho khoa học - công nghệ lên tương đương mức trung bình của thế giới là 2- 3% GDP thay vì chưa đầy 2% như hiện nay; muốn làm được như vậy ngoài nguồn chi từ ngân sách nhà nước cần có chính sách khuyến khích các cá nhân, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các nhà tài trợ trong và ngoài nước… tham gia đóng góp kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh đó, cần có chính sách kinh tế hợp lý để khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi người dân phát huy hết khả năng trong nghiên cứu khoa học, nhanh chóng đưa những thành tựu khoa học và công nghệ vào phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Mặt khác, cần nhanh chóng xoá bỏ triệt để mọi tàn dư của cơ chế quan liêu bao cấp trước đây, đặc biệt là tình trạng bao cấp và lối tư duy kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện sống và làm việc thuận lợi để khuyến khích các nhà khoa học hăng say nghiên cứu khoa học, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước; có chính sách ưu đãi về thủ tục, về vốn và thuế…

đối với các doanh nghiệp mới, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh công nghệ hiện đại.

Ưu tiên đầu tư và tập trung mọi nguồn lực để nhanh chóng xây dựng hoàn thiện và đưa vào hoạt động các khu chế xuất, khu công nghệ cao như khu công nghệ cao Hoà Lạc, khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, khu liên hiệp công nghiệp và nhà máy lọc dầu Dung Quất…

Có như vậy chúng ta mới có thể tạo môi trường thuận lợi cho khoa học phát triển và việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội mới thực sự có hiệu quả, vai trò của khoa học mới được phát huy có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Vai trò của khoa học trong quá trình phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay (Trang 75)