Nâng cao hiệu quả về vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước nhằm phát huy có hiệu quả vai trò của khoa học trong quá

Một phần của tài liệu Vai trò của khoa học trong quá trình phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay (Trang 77)

- Thứ tư: Cơ sở kỹ thuật của kinh tế tri thức là máy điều khiển tự động.

3.2. Nâng cao hiệu quả về vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước nhằm phát huy có hiệu quả vai trò của khoa học trong quá

Nhà nước nhằm phát huy có hiệu quả vai trò của khoa học trong quá trình phát triển kinh tế tri thức ở Việt nam hiện nay

Như trên đã nói, khoa học là một trong những hình thái ý thức xã hội

và xét cho cùng, chúng đều chịu sự chi phối mang tính quyết định của tồn tại xã hội; tuy nhiên các hình thái ý thức xã hội không thụ động mà chúng luôn tác động qua lại lẫn nhau và có tính độc lập tương đối trong quá trình phát triển, trong các tính độc lập tương đối của ý thức xã hội thì khoa học thể hiện rõ nét nhất ở sự phát triển vượt trước so với tồn tại xã hội nhằm định hướng, dẫn dắt hoạt động thực tiễn của con người theo những mục đích nhất định.

Tuy nhiên, muốn cho khoa học thực sự được phát huy để có thể định hướng và dẫn dắt hoạt động thực tiễn của con người có hiệu quả, thì bên cạnh tính đúng đắn, tính khách quan… của tri thức khoa học, còn cần có sự quản lý có hiệu quả của cả hệ thống chính trị mà trước hết là vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động khoa học và công nghệ. Chính sự quản lý có hiệu quả này sẽ tạo ra sự liên kết giữa khoa học với sản xuất, cũng như với toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Trong kinh tế tri thức yếu tố quan trọng nhất là tri thức; bởi vậy, vai trò

quản lý kinh tế của Nhà nước sẽ có nhiều thay đổi đáng kể, từ chỗ quản lý những nguồn lực vật chất hữu hình chuyển sang quản lý tri thức, nhằm phát huy tối đa năng lực sáng tạo của các nhà khoa học và sử dụng có hiệu quả những tri thức khoa học để biến nó thành giá trị. Điều đó đòi hỏi sự đổi mới mạnh mẽ ở hệ thống quản lý, muốn vậy Đảng và Chính phủ sẽ phải linh hoạt hơn, phải tự đổi mới mình thông qua quá trình điện tử hoá để nâng cao hiệu quả và vai trò lãnh đạo nhằm phát huy vai trò của tri thức khoa học trong quá trình phát triển kinh tế tri thức.

Qua nghiên cứu về thực trạng khoa học Việt Nam hiện nay; chúng ta thấy rằng, đã đến lúc phải nhận rõ những yếu tố cản trở khoa học và công nghệ Việt Nam, phải nhận thức lại vai trò của khoa học và công nghệ đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội để nhanh chóng đổi mới hệ thống khoa học và công nghệ Việt Nam trên cơ sở tôn trọng các tiêu chí đánh giá và các chuẩn mực quốc tế về khoa học và công nghệ.

Khi đó hệ thống khoa học và công nghệ mới sẽ tạo điều kiện tối ưu nhất cho những ai hội đủ các tiêu chí về năng lực, phẩm chất và khả năng nghiên cứu khoa học; đồng thời nó cũng sẽ từng bước "đào thải" những người không hội đủ những điều kiện nghiên cứu khoa học theo yêu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức hiện nay.

Về các giải pháp thực hiện những yêu cầu đó cơ bản đã được toàn dân bàn bạc và thống nhất ý kiến trong nghị quyết Đại hội X về nhiệm vụ phát triển khoa học - công nghệ giai đoạn 2006 - 2010; cũng như trong các Nghị định, chỉ thị của Chính phủ điển hình là Nghị định 115 và Nghị định 80 đã nêu trên. Tuy nhiên, về lĩnh vực đổi mới nhận thức và nâng cao hiệu quả về vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động khoa học và công nghệ cần tập trung thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau:

* Thứ nhất: Tiến hành đổi mới hệ thống quản lý khoa học - công nghệ. Có thể nói rằng, đây là một việc làm có ý nghĩa tiên quyết, nếu thành

công không những sẽ có thể nhanh chóng xoá bỏ mọi rào cản hiện nay trong hoạt động khoa học và công nghệ, mà còn tạo ra những xung động mới cho khoa học và công nghệ Việt Nam vận hành và tăng tốc.

- Trước hết chúng tôi thống nhất với rất nhiều quan điểm của các nhà khoa học có tâm huyết, trong đó có quan điểm của TS. Nguyễn Ngọc Châu - Cán bộ Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật là phải để cho giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ song hành cùng nhau, bổ trợ cho nhau… Vì vậy, trước hết về mặt quản lý cần phải sát nhập chức năng khoa học và công nghệ của Bộ Khoa học và công nghệ hiện nay sang Bộ Giáo dục - đào tạo thành Bộ Khoa học - công nghệ và Giáo dục - đào tạo.

- Nhanh chóng tổng kết đánh giá kết quả việc triển khai Nghị định 115 và Nghị định 80 của Chính phủ ở các địa phương, bộ, ngành được chọn triển khai thí điểm; để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp và có lộ trình cụ thể để sớm áp dụng các nghị định này ở tất cả các ngành, các cấp, các địa phương; đến lúc đó tất cả các tổ chức khoa học và công nghệ công lập trong diện chịu quy định của các Nghị định trên sẽ phải chuyển đổi thành một trong hai hình thức: hoặc là thành tổ chức khoa học và công nghệ tự trang trải kinh phí, hoặc là thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ, nếu đơn vị nào không thực hiện sẽ kiên quyết giải thể hoặc sáp nhập.

- Trong công tác quản lý cán bộ khoa học và công nghệ, chính phủ cần sớm xem xét, xúc tiến việc thành lập Uỷ ban phát triển và chống lãng phí nguồn nhân lực. Về vấn đề này, chúng tôi nhất trí với quan điểm của tập thể nhóm lưu học sinh đề án 322 tại Cộng hoà Pháp rằng, trên thực tế ở Việt Nam hiện nay đang có sự lãng phí nguồn nhân lực rất lớn, có người còn gọi đó là "sự chảy máu chất xám" theo các hướng sau:

+ Những nhà khoa học Việt Nam có trình độ rời bỏ quê hương sang sống và làm việc ở các nước khác; thêm vào đó, rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp không làm việc trong các cơ quan nhà nước mà làm việc cho các công ty tư nhân hay các tập đoàn tư bản nước ngoài...

+ Những người Việt Nam được đào tạo ở nước ngoài sau khi tốt nghiệp không trở về phục vụ quê hương đất nước.

+ Những cán bộ công chức trong bộ máy nhà nước có trình độ nhưng không được sử dụng đúng năng lực, đúng chuyên môn đã được đào tạo.

+ Những kiều bào có trình độ, có năng lực muốn trở về đóng góp cho quê hương nhưng không hiểu rõ chính sách của Chính phủ cũng như chưa được tạo điều kiện thuận lợi trong cuộc sống và công việc…

Bởi vậy, chúng tôi nhất trí rằng, việc thành lập "Uỷ ban phát triển và chống lãng phí nguồn nhân lực" (chúng tôi nhấn mạnh) hiện nay là một nhiệm vụ cấp bách, Uỷ ban này sẽ quản lý và phát huy có hiệu quả nguồn nhân lực hiện tại, đồng thời sẽ có chiến lược phát triển nguồn nhân lực tương lai phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế tri thức nói riêng.

Khi được thành lập, Uỷ ban này sẽ có những nhiệm vụ chủ yếu sau: + Quản lý có hiệu quả hoạt động của Quỹ khoa học và công nghệ quốc gia nhằm tập hợp các nguồn kinh phí, xem xét và tài trợ cho các hoạt động khoa học - công nghệ một cách công bằng; đồng thời tiến hành giám sát để nguồn kinh phí được sử dụng có hiệu quả.

+ Tham mưu cho Chính phủ trong việc xây dựng chính sách tiền lương, tạo điều kiện sống và làm việc thuận lợi cho những người có trình độ cao để họ yên tâm nghiên cứu khoa học phục vụ quê hương, đất nước.

+ Lập hồ sơ và có chế tài quản lý các cán bộ được nhà nước cử đi học. + Có chương trình tìm kiếm cán bộ tương lai giống như các nước tư bản phương tây đã làm với cái tên "săn đầu người", tức là phải rà soát, phát hiện những cán bộ trẻ có trình độ, những sinh viên có năng lực, những cử nhân tài năng… để có chính sách khuyến khích phát triển.

+ Xây dựng và công bố công khai các chương trình quốc gia về đào tạo, sử dụng, phát triển và thu hút nguồn nhân lực.

+ Kiên quyết xử lý nghiêm những hành vi gây lãng phí nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có trình độ cao như việc cố tình không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích, không đúng chuyên môn…

+ Phối kết hợp với Bộ lao động thương binh - xã hội và các bộ ngành liên quan thực hiện tốt chính sách tinh giản biên chế của Chính phủ, kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ không đủ năng lực chuyên môn, không tham gia nghiên cứu khoa học và không có tinh thần học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ…

+ Và cuối cùng, một nhiệm vụ quan trọng của Uỷ ban này là phải thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các nhà khoa học Việt Nam đang sống và công tác ở nước ngoài có mong muốn được cống hiến cho đất nước, để chủ động tiếp cận và đặt vấn đề mời họ hợp tác.

Thiết nghĩ, việc thành lập thêm một uỷ ban trong Chính phủ là một việc làm cần phải cân nhắc; tuy nhiên nếu quyết tâm và thấy thật sự cần thiết chúng ta vẫn có thể làm được, bởi uỷ ban này sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về khoa học và công nghệ phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nếu chúng ta làm tốt việc này sẽ góp một phần không nhỏ giúp cho tư duy khoa học Việt Nam được đổi mới, năng lực nội sinh được tăng cường vai trò của khoa học được phát huy, phục vụ tích cực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển kinh tế tri thức nói riêng.

- Nhanh chóng xoá bỏ mọi tàn dư của chế độ kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý khoa học - công nghệ theo hướng Nhà nước đầu tư vào các chương trình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới, từng bước xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ trong một số lĩnh vực trọng điểm.

- Nhanh chóng xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, nhất là luật đầu tư và luật về quyền sở hữu trí tuệ… nhằm tạo ra bước chuyển biến cơ bản trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, trong đó hướng mạnh hơn vào những ngành, những lĩnh vực quan

trọng của nền kinh tế, đặc biệt là những ngành công nghệ cao, công nghệ mới…

- Xây dựng cơ chế chính sách để phát triển nhanh thị trường khoa học và công nghệ.

- Và cuối cùng, thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta phải mạnh dạn xoá bỏ hệ thống biên chế theo kiểu hành chính cứng nhắc, kém hiệu quả trong hoạt động khoa học và công nghệ hiện nay, thay vào đó là mô hình các tổ chức khoa học và công nghệ tự trang trải kinh phí, hay các doanh nghiệp khoa học và công nghệ; khi đó về quản lý cán bộ viên chức, tất cả cán bộ viên chức trong các tổ chức khoa học và công nghệ sẽ chuyển sang chế độ ký hợp đồng làm việc, không phân biệt người đó trước đây trong biên chế hay ngoài biên chế; trong đó giao quyền tự chủ cho các nhà khoa học đứng đầu trong việc quyết định toàn bộ biên chế của tổ chức, có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, biệt phái, nghỉ hưu, chấm dứt hợp đồng lao động, khen thưởng, kỷ luật tất cả các chức vụ trong tổ chức của mình; như tại Khoản b, Tiết 4, Điều 5, Mục 1, Chương II, Nghị định số 115/NĐ-CP ngày 05/09/2005 đã quy định rõ, thủ trưởng đơn vị có quyền: "trực tiếp quyết định mời chuyên gia, các nhà khoa học nước ngoài vào Việt Nam và cử cán bộ ra nước ngoài công tác"; thiết nghĩ, nếu chúng ta thực hiện tốt quy định này, sẽ sớm chấm dứt tình trạng nhức nhối bấy lâu nay mà thực chất đây là sản phẩm tàn dư của chế độ quản lý bao cấp trước đây để lại, đó là tâm lý người lao động sau khi vào biên chế cứ thế yên vị cho đến khi nghỉ hưu cho dù năng lực yếu kém, hoặc lười biếng, hoặc làm việc không hiệu quả…

* Thứ hai: Đổi mới hệ thống các tổ chức nghiên cứu khoa học - công nghệ, nhanh chóng tạo ra sự liên kết giữa các viện nghiên cứu với các trường đại học trong việc nghiên cứu và đào tạo.

- Có một thực tế đã tồn tại từ rất lâu ở Việt Nam là về cơ bản chúng ta chưa có sự liên kết giữa các trường đại học với các viện nghiên cứu khoa học trong quá trình hoạt động, phần lớn các trường đại học ở Việt Nam chỉ làm một nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo, còn chức năng nghiên cứu khoa học

hầu như chưa được quan tâm phát triển, điều này đã gây ra sự lãng phí rất lớn về nguồn nhân lực trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.

Bởi vậy, cần tăng cường chức năng nghiên cứu khoa học trong các nhà trường, thành lập các viện nghiên cứu ngay trong các trường đại học theo những chuyên ngành phù hợp, tạo điều kiện để giảng viên và sinh viên có thể kết hợp việc dạy và học trên lớp với việc nghiên cứu trong phòng khoa học và việc sản xuất trong công xưởng… Thậm chí, tuỳ từng điều kiện công việc cụ thể có thể quy định định mức quỹ thời gian giành cho nghiên cứu và số lượng sản phẩm nghiên cứu khoa học được công bố (trong và ngoài nước) hàng năm đối với đội ngũ cán bộ giảng viên, cùng với chất lượng giảng dạy… là tiêu chí xem xét sự thăng tiến của các giảng viên tại các trường đại học.

Mặt khác, đối với các viện nghiên cứu ngoài chức năng nghiên cứu vốn có của nó, cần tăng cường chức năng đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Bên cạnh đó, cần rà soát và tiến hành đổi mới tổ chức, sắp xếp lại chức năng của các viện nghiên cứu thuộc các bộ, ngành… theo hướng tinh nhuệ, gọn nhẹ… giảm quy mô và chức năng các viện này bằng cách chỉ tập trung vào nghiên cứu triển khai và nghiên cứu ứng dụng, còn chuyển các nghiên cứu cơ bản về các trường đại học theo các chuyên ngành phù hợp.

- Tập trung phát triển nghiên cứu cơ bản, đặc biệt là nghiên cứu ứng dụng.

+ Đối với nghiên cứu cơ bản: mục tiêu của nó là tìm ra những phát kiến mới về học thuật với mức chi phí lớn, thời gian dài và hiệu quả về kinh tế chưa thể nhìn thấy ngay được; Do vậy, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, chúng ta cần đổi mới mạnh mẽ và nhanh chóng nền giáo dục - đào tạo nước nhà để nhanh chóng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, đồng thời cần sớm có chính sách hợp lý để thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao là trí thức người Việt Nam đang sinh sống, học tập và công tác tại nước ngoài, mạnh dạn mời họ tham gia các đề án,

thậm chí nắm giữ các vị trí quản lý khoa học tại các viện nghiên cứu trọng điểm. Mặt khác cũng cần có chính sách hợp lý để khuyến khích các nhà khoa học cơ bản có năng lực ở lại công tác ở nước ngoài trong một thời gian

Một phần của tài liệu Vai trò của khoa học trong quá trình phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)