Phát huy vai trò của khoa học đáp ứng yêu cầu khách quan của quá trình phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Vai trò của khoa học trong quá trình phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay (Trang 64)

- Thứ tư: Cơ sở kỹ thuật của kinh tế tri thức là máy điều khiển tự động.

2.2.1.Phát huy vai trò của khoa học đáp ứng yêu cầu khách quan của quá trình phát triển kinh tế xã hộ

thấy rằng, trình độ và khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay rất thấp. Nhìn chung khoa học và công nghệ Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đặc biệt là yêu cầu phát triển kinh tế tri thức hiện nay. Chính vì vậy chúng tôi cho rằng, đã đến lúc chúng ta cần phát huy có hiệu quả vai trò của khoa học vì mấy lý do chủ yếu sau:

2.2.1. Phát huy vai trò của khoa học đáp ứng yêu cầu khách quan của quá trình phát triển kinh tế - xã hội quá trình phát triển kinh tế - xã hội

Như đã trình bày ở phần trên, trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội loài người, khoa học luôn đóng một vai trò nhất định; điều đó càng trở nên có ý nghĩa và quan trọng trong giai đoạn chúng ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức. Vậy nên, theo chúng tôi việc phát huy vai trò của khoa học là một yêu cầu khách quan, trước hết đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay. Về vấn đề này, Nghị quyết trung ương 2 Khoá VIII đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tạo lập và phát triển thị trường khoa học và công nghệ, huy động mọi thành phần kinh tế tham gia các hoạt động khoa học công nghệ, cho phép các cơ quan khoa học và công nghệ có quyền chủ động cao trong mọi hoạt động khoa học - công nghệ, liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh, mở rộng giao lưu, hợp tác về khoa học và công nghệ với nước ngoài…

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cũng đã khẳng định trong diễn văn tại lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó nêu rõ:

"Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải phát triển khoa học và công nghệ, đảm bảo cho khoa học và công nghệ thật sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và động lực chủ yếu trong phát triển kinh tế - xã hội… Trong thời đại cách mạng thông tin hiện nay, chúng ta không có sự lựa chọn nào khác là phải tiếp cận nhanh chóng với tri thức và công nghệ mới nhất của thời đại để hiện đại hoá nền kinh tế, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từng bước hình thành kinh tế tri thức, có năng lực cạnh tranh với giá trị gia tăng ngày càng cao" [53, tr. 9].

Đến Hội nghị trung ương 6 khoá IX, trong nhận thức Đảng ta đã nhấn mạnh hơn nữa việc phát triển thị trường khoa học và công nghệ, kiên quyết xoá bỏ bức tường ngăn cách giữa khoa học với sản xuất. Đồng thời, Nghị quyết đã chỉ ra 3 nhiệm vụ chủ yếu mà khoa học và công nghệ phải tập trung sức để làm là: cung cấp các luận cứ khoa học cho việc định hướng phát triển của đất nước; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn; phát triển công nghệ thông tin và công nghệ cao thông qua cơ chế gắn kết hữu cơ hoạt động khoa học và công nghệ với hoạt động sản xuất kinh doanh… đây được xem là những nhiệm vụ trọng tâm mà khoa học và công nghệ Việt Nam cần phải làm để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đại hội X xác định mục tiêu tổng quát của phát triển khoa học và công nghệ trong những năm tới là: "Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của khoa học và công nghệ. Phấn đấu đến năm 2010, năng lực khoa học và công nghệ nước ta đạt trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực trên một số lĩnh vực quan trọng"" [17, tr. 98].

Trước những bức xúc của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, để thực hiện các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng và sự chỉ đạo của Chính Phủ, trong mấy năm qua Bộ Khoa học và công nghệ đã triển khai xây dựng nhiều chính sách nhằm đổi mới hoạt động khoa học và công nghệ, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nổi bật trong số đó có các đề án được dư luận rất quan tâm như: "Đề án đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ" ban hành theo quyết định số 172/2004/QĐ-TTg ngày 31/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/09/2005 của Chính phủ về việc quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập (gọi tắt là Nghị định 115); Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/05/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ (gọi tắt là Nghị định 80)…

Như vậy, nhận thức thì đã rõ, vấn đề cơ bản nhất hiện nay là làm thế nào để cho khoa học và công nghệ thực sự gắn kết với sản xuất kinh doanh, sự phát triển của khoa học luôn đi đôi với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; chỉ có như vậy, khoa học mới có thể trở thành động lực mạnh mẽ của sự phát triển kinh tế, trực tiếp làm ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống…

Do đó, chúng tôi cho rằng, mục tiêu phát triển khoa học và việc phát huy vai trò của khoa học trong giai đoạn hiện nay là nhằm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Đại hội X của Đảng đã chỉ ra, trước mắt cần phát huy vai trò của khoa học để thực hiện các yêu cầu sau:

- Khoa học phải tổng kết thực tiễn và đưa ra các luận cứ khoa học để tiếp tục xây dựng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm thực hiện các mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trên cơ sở giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; làm thế nào để khoa học và công nghệ thực sự đóng vai trò là động lực của sự phát triển; là công cụ, phương tiện để xoá đói, giảm nghèo, làm cho mọi người chủ động nắm bắt và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại để vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn.

- Làm thế nào để khoa học và công nghệ đóng vai trò là công cụ hữu hiệu để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với

phát triển kinh tế tri thức, làm cho toàn xã hội thấy được khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của cả quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Về vấn đề này, trước hết khoa học và công nghệ cần tập trung nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới phục vụ quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, đây cần được xem là nhiệm vụ trung tâm của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; bởi lẽ, thực trạng kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay cho thấy nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn trong nền kinh tế quốc dân và phổ biến là sản xuất nhỏ; hơn nữa, nông nghiệp hiện là lĩnh vực cung cấp lương thực và nguyên liệu, đồng thời là một nguồn xuất khẩu quan trọng, nông thôn là thị trường tiêu thụ hàng hoá công nghiệp lớn. Vì vậy cần giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên cơ sở nhanh chóng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ biến đổi gen… vào sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam; tạo điều kiện để hình thành và phát triển nền nông nghiệp sạch… Đây là một yêu cầu khách quan mang tính chiến lược và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh đó, khoa học và công nghệ cần được phát huy và áp dụng để đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu và công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất theo hướng hiện đại; trong đó ưu tiên đi nhanh vào một số ngành có công nghệ cao như công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, tự động hoá…đặc biệt, cần đưa ngành công nghiệp sản xuất phần mềm tin học thành ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng vượt trội.

Đồng thời, khoa học đặc biệt là ngành công nghệ thông tin cần được phát triển và ứng dụng nhằm tạo bước phát triển vượt bậc trong khu vực dịch vụ, nhất là những ngành dịch vụ có chất lượng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh; phát triển thương mại, kể cả thương mại điện tử, sớm phổ cập sử dụng tin học và Internet trong nền kinh tế và trong toàn bộ các hoạt

động của đời sống xã hội, nhằm đưa tốc độ tăng trưởng của các ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP theo xu hướng mà các nước phát triển đã làm.

- Khoa học cần nghiên cứu và tạo ra các thành tựu để nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của nhà nước, nhằm tạo lập môi trường pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợi để thu hút các nguồn lực xã hội vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Nghiên cứu và tạo ra các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại như công nghệ sinh học, khoa học môi trường… để bảo vệ và khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên quốc gia, khắc phục tình trạng xuống cấp môi trường ở các khu đô thị, khu công nghiệp, các làng nghề… từng bước sử dụng công nghệ sạch, năng lượng sạch... bên cạnh đó, phát huy và nhanh chóng ứng dụng các thành tựu khoa học hiện đại để hiện đại hoá công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng thuỷ văn, chủ động phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn… đây cũng là một yêu cầu khách quan trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay…

Theo chúng tôi, đó là những yêu cầu khách quan mà quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đang đòi hỏi phải giải quyết, thiết nghĩ để làm được những việc đó, một phần quan trọng và đóng vai trò quyết định chính là nhờ sự phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ; đây là một nhiệm vụ rất nặng nề đối với khoa học Việt Nam, và như vậy sẽ còn rất nhiều việc cần phải làm để khoa học và công nghệ có thể đáp ứng được những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; về vấn đề này, chúng tôi thống nhất với quan điểm của GS.VS Đặng Hữu, nguyên Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo công nghệ thông tin các cơ quan Đảng, về 2 việc lớn mà ngành khoa học và công nghệ cần phải làm hiện nay: một là, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế và quản lý khoa học và công nghệ nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, phát triển mạnh thị trường khoa học và công nghệ; hai là, tăng cường vai trò của nhà nước trong định hướng phát triển khoa học và công nghệ, trong việc xây

dựng và phát huy tiềm lực khoa học và công nghệ, đặc biệt là vai trò tổ chức chỉ đạo việc gắn kết khoa học với sản xuất kinh doanh và thiết lập một hệ thống đổi mới quốc gia hữu hiệu. Đó là những nhiệm vụ then chốt để khoa học và công nghệ có thể phát huy được vai trò là động lực chủ yếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tiến lên xây dựng kinh tế tri thức của chúng ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Vai trò của khoa học trong quá trình phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay (Trang 64)