- Thứ tư: Cơ sở kỹ thuật của kinh tế tri thức là máy điều khiển tự động.
2.1.2. Thực trạng khoa học và việc phát huy vai trò của khoa học trước yêu cầu phát triển kinh tế tri thức ở Việt nam hiện nay
yêu cầu phát triển kinh tế tri thức ở Việt nam hiện nay
2.1.2.1. Những kết quả đạt được từ việc phát huy vai trò của khoa học trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
Có thể nói rằng, kể từ khi chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đến nay, nhất là từ sau nghị quyết trung ương 2 khoá VIII; chúng ta đã coi khoa học và công nghệ là lĩnh vực cần tạo ra bước phát triển mang tính đột phá, trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
(năm 1996) có viết: "nắm bắt công nghệ cao…đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định…xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ cho một số lĩnh vực trọng điểm…" điều đó đã tạo động lực cho khoa học Việt Nam phát triển, vai trò của khoa học đã được phát huy góp một phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cụ thể là:
- Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cho khoa học và công nghệ với mức đầu tư từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực này hiện nay khoảng 400 triệu USD/năm, nên khoa học công nghệ đã có điều kiện tập trung hơn vào nghiên cứu ứng dụng, phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiều thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại được ứng dụng đã tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng cao, sức cạnh tranh lớn phục vụ sản xuất trong nước, từng bước thay thế nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu …
Tuy nhiên, không phải đến nay chúng ta mới đạt được những thành tựu như vậy, ngay từ những năm 1980 sau khi đất nước thống nhất, cả nước bước vào thời kỳ công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã bắt đầu ứng dụng điều khiển học vào điều khiển một số khâu của quá trình sản xuất, nhờ sử dụng công nghệ này mà năng suất lao động đã tăng lên đáng kể, thay thế được phần lớn lao động thủ công.
- Trong lĩnh vực nông nghiệp, nhờ quá trình nghiên cứu, kết hợp với chuyển giao công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học được áp dụng rộng rãi đưa lại những thành quả to lớn và thiết thực đối với ngành nông nghiệp nước nhà như việc nghiên cứu và nhân giống vô tính thành công giống khoai tây, giống lúa ngắn ngày cũng như các thành tựu về công nghệ sau thu hoạch đối với các mặt hàng nông, lâm sản của Việt Nam.
- Ngoài ra, trong thời gian qua chúng ta cũng đã quan tâm phát triển các trung tâm công nghệ, viện nghiên cứu… tạo cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc phát triển khoa học và công nghệ nước nhà, như việc một số tổ chức trong lĩnh vực công nghệ thông tin đứng đầu là FPT ra đời, đây không chỉ là trung tâm hàng đầu Việt Nam về ứng dụng và phát triển những thành tựu mới của công nghệ thông tin mà còn là một trong những cơ sở đào tạo nguồn nhân
lực có trình độ cao về công nghệ thông tin cho đất nước; bên cạnh đó, trong thời gian qua chúng ta cũng đã nhanh chóng thành lập một số trung tâm khoa học trọng điểm như trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, khu công nghệ cao Hoà Lạc, khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh… từ đó, những công nghệ cao đã được áp dụng, những hội chợ công nghệ thường xuyên được tổ chức, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý và các doanh nhân…. có thể nói rằng đó là những ngành, những lĩnh vực rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam nói riêng, mặc dù vẫn biết là kinh tế tri thức còn đòi hỏi nhiều yếu tố khác nữa và ta chưa có kinh tế tri thức. Nhưng qua đó có thể khẳng định nước ta đã có nền móng, đã có những điều kiện thuận lợi có việc phát triển kinh tế tri thức.
- Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, chúng ta cũng đã có nhiều tiến bộ trong việc điều tra, nghiên cứu cung cấp tư liệu và những luận cứ khoa học quan trọng cho việc hoạch định chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Về công tác quản lý khoa học, chúng ta đã bước đầu có sự đổi mới về cơ chế quản lý, đa dạng hoá phương thức giao nhiệm vụ nghiên cứu như đấu thầu, cạnh tranh hoặc hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu cho các doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng, bên cạnh đó còn có chính sách hợp lý để khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với các tổ chức khoa học và công nghệ; đặc biệt, trong chiến lược và mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ của nước ta giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã có một số chính sách mới về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, điển hình là Nghị định 115 và Nghị định 80 của Chính phủ. Thông qua đó có thể nói rằng, về cơ bản tiềm lực và trình độ khoa học công nghệ trong nước đã có bước phát triển đáng kể, hoạt động khoa học công nghệ được mở rộng và nâng cao hiệu quả, đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển kinh tế tri thức nói riêng.
- Đối với ngành công nghệ thông tin - một ngành được coi là then chốt trong quá trình phát triển kinh tế tri thức cũng được chúng ta đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển; bằng chứng là trong hai ngày 21 và 22 tháng 9 năm 2006, tại Huế các bộ, ban, ngành liên quan đã cùng nhau phối hợp tiến hành một cuộc hội thảo quốc gia về công nghệ thông tin - truyền thông lần thứ IV với chủ đề: ”Công nghệ thông tin và sự nghiệp Giáo dục, Y tế"; tại hội nghị, Ông Đỗ Trung Tá - Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin, kiêm Bộ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông đã khẳng định, Đảng và Nhà nước ta đã xác định công nghệ thông tin và truyền thông là động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngay từ những năm 1980 trong lúc nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, hạ tầng cơ sở của nền kinh tế nói chung và của ngành công nghệ thông tin - truyền thông nói riêng còn rất lạc hậu, chúng ta đã quyết định đi thẳng vào kỹ thuật hiện đại thông qua con đường hợp tác quốc tế, thu hút vốn và công nghệ từ bên ngoài để thực hiện số hoá, mở rộng mạng lưới thông tin và viễn thông kết hợp với việc phát triển nguồn nhân lực cho giai đoạn mới. Nhờ vậy trong lĩnh vực này chúng ta đã có những bước tiến lớn, rút ngắn khoảng cách hàng chục năm so với các nước phát triển và góp phần quan trọng làm tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân….
Từ kết quả đó, tính đến hết tháng 6 năm 2008, cả nước đã có 68,1 triệu thuê bao điện thoại và khoảng 6 triệu thuê bao Internet, 100% xã có điện thoại. Với tốc độ phát triển như vậy, tỷ lệ người sử dụng Internet của Việt Nam đã cao hơn mức bình quân của các nước trong khối ASEAN, gần bằng mức bình quân của thế giới và đứng thứ tư trong các nước ASEAN sau Singapore, Malayxia, và Brunây.
Trên cơ sở triển khai và ứng dụng rộng rãi mạng Internet, hệ thống thông tin quốc gia về khoa học và công nghệ trong những năm qua cũng đã được Bộ Khoa học và công nghệ kết hợp với các bộ, ngành địa phương quan tâm nâng cấp và hiện đại hoá từ trung ương đến địa phương. Về cơ bản cho
đến nay hệ thống thông tin khoa học và công nghệ quốc gia đã hội nhập quốc tế và có thể đáp ứng nhu cầu tìm tin của các đối tượng tham gia hoạt động khoa học - công nghệ. Bên cạnh đó, hiện nay Bộ Khoa học và công nghệ đang xây dựng phương án đầu tư từ 2 - 3 thư viện điện tử kết nối với mạng lưới các thư viện điện tử quốc tế, nhằm tranh thủ khai thức tài nguyên trí tuệ nhân loại để phục vụ đông đảo nhu cầu của cộng đồng các nhà khoa học, sinh viên, học sinh và các doanh nghiệp trong cả nước. Có thể nói rằng, nhờ sự quan tâm của Đảng mà ngành công nghiệp công nghệ thông tin đã có bước phát triển đáng khích lệ. Tính đến nay, Việt Nam đã có trên 12 triệu chiếc máy vi tính các loại, khoảng 2/3 trong số đó được sản xuất tại Việt Nam. Các doanh nghiệp phần mềm, các doanh nghiệp tư vấn dịch vụ công nghệ thông tin phát triển khá nhanh với mức tăng trưởng tương đối cao, để hiểu rõ điều này chúng ta xem qua biểu đồ sau, theo số liệu tổng hợp của chúng tôi.
Biểu 2.1.3: Sự tăng trưởng của thị trường công nghệ thông tin Việt Nam (Đơn vị tính: Triệu USD)
Với tốc độ đó, đến năm 2008, các chỉ số về công nghệ thông tin của Việt Nam đều đã tăng vọt vượt qua ngưỡng 3.0 đưa Việt Nam vào tốp giữa dưới của bản đồ công nghệ thông tin toàn cầu; theo báo cáo Toàn cảnh công
150 300 300 400 600 0 100 200 300 400 500 600 700 1996 2000 2002 2006
nghệ thông tin công nghiệp công bố tại diễn đàn công nghệ thông tin Việt Nam 2008 (ICT Outlook 08) diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 15/7/2008 cho thấy, trong khu vực Việt Nam đã vượt qua Inđônêsia để vươn lên vị trí thứ 6 sau Singapore, Malayxia, Thái Lan, Philippine và Brunây; báo cáo này cũng cho thấy, Ngân hàng thế giới đã xếp điểm chỉ số tri thức và kinh tế tri thức của Việt Nam lần lượt đạt 3.17 và 3.27, xếp thứ 96/140 quốc gia.
Hơn nữa, trong thời gian qua chúng ta đã quan tâm, xây dựng một số tổ chức khoa học - công nghệ có cơ sở hạ tầng đạt trình độ trung bình trong khu vực. Ngoài ra, mạng lưới các tổ chức khoa học và công nghệ cũng đang được chuyển đổi theo hướng gắn kết chặt chẽ với khoa học và công nghệ với sản xuất kinh doanh, nhằm hình thành các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, một số khu ươm tạo khoa học và công nghệ … thu hút sự đầu tư của một số công ty công nghệ cao hàng đầu thế giới; khi được hoàn thành sẽ là những cái nôi đầu tiên trong việc xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ trong nước, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức.
- Trong lĩnh vực tin học hoá xã hội, cùng với chương trình cải cách bộ máy hành chính nhà nước, quá trình tin học hoá hành chính đang được khẩn trương thực hiện, nhờ đó mà có thể xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, các công việc được tiến hành một cách nhanh chóng, hiệu quả, dân chủ, công khai và minh bạch hơn với mức chi phí thấp hơn…
Đặc biệt, con số gây ấn tượng nhất đối với chúng ta là chỉ số chính phủ điện tử (E-Gov) của Việt Nam, do Tổ chức Mạng quản trị công của Liên hiệp quốc (UNPAN) xếp hạng đã tăng hẳn 16 bậc so với năm 2005. Có thể nói, đây là một thành quả thật sự đối với Việt Nam, chúng ta đã nhìn nhận đúng đắn vai trò của chình phủ điện tử trong việc phát triển kinh tế - xã hội và đã có những bước đi đúng đắn dù muộn màng.
Cũng liên quan đến vấn đề tin học hoá xã hội, báo cáo của ICT Outlook 2007 đã dự đoán số người dùng Internet trong năm 2008 của Việt Nam sẽ chiếm
25% dân số (khoảng 20 triệu người); đây là một dự đoán chính xác bởi chỉ tính đến tháng 5/2008 báo cáo này đã ghi nhận con số trên là 23.5%; đây là một dấu hiệu rất đáng mừng đối với chúng ta trong quá trình tiến hành tin học hoá xã hội. - Trong lĩnh vực sản xuất, các doanh nghiệp đã nhận thức rõ được vai trò của công nghệ thông tin trong công tác tổ chức quản lý sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường… nên từng doanh nghiệp dù ở thành phần kinh tế nào cũng đều tìm cách và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ và nhân viên của mình chủ động học tập, nắm bắt và sử dụng công nghệ thông tin trong công việc của mình, nhờ đó mà năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc đã tăng hơn rất nhiều so với lúc chưa sử dụng công nghệ thông tin, thêm vào đó, nhờ có thương mại điện tử mà các chi phí giao dịch giảm đáng kể, thời gian được rút ngắn, thông tin về giá cả, thị trường được cập nhật kịp thời…
Tất cả sự nhận thức và thực tiễn đó đã phần nào cho chúng ta thấy được sự quan tâm và hành động của toàn Đảng, toàn dân về sự cần thiết phải phát triển công nghệ thông tin, trước hết nhằm phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước; đồng thời tạo ra những cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để từng bước tiến hành quá trình tự động hoá sản xuất và tin học hoá xã hội, hướng đến phát triển kinh tế tri thức.
- Về đội ngũ cán bộ khoa học: nhờ làm tốt công tác văn hoá, giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân… nên nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ nói riêng đang được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực nói chung đang có sự thay đổi theo hướng tăng dần lao động có trình độ cao, có kiến thức về khoa học và công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin. Theo số liệu của tổng cục thống kê Việt Nam năm 2006, chúng ta hiện có trên 2 triệu người có trình độ đại học, cao đẳng; khoảng 16 ngàn thạc sỹ; trên 14 ngàn tiến sĩ, tiến sĩ khoa học và hơn 6000 giáo sư, phó giáo sư ở các ngành, các lĩnh vực khác nhau; cùng với việc thực hiện có hiệu quả công cuộc đổi mới và xã hội hoá
giáo dục mà số cán bộ đại học, cao đẳng hàng năm tăng thêm khoảng trên 200 ngàn người…
Ngoài ra, chúng ta còn có hàng ngàn cán bộ khoa học và người lao động Việt Nam có trình độ cao đang sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài, trong số đó, không ít người hiện đang làm việc và giữ những trọng trách quan trọng trong các cơ quan khoa học lớn, có uy tín trên thế giới.
Trình độ của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ nước ta trong một số lĩnh vực được đánh giá đạt mức trung bình và trung bình khá trong khu vực; thậm chí ở một số ngành khoa học tự nhiên và công nghệ sinh học chúng ta đã đạt trình độ tương đương với các nước trong khu vực, đặc biệt ở các lĩnh vực như: xác đinh các gen quý đặc thù có thể chống chịu bệnh, chịu hạn trong chọn tạo giống lúa, giải mã gen virus H5N1, giải mã gen phục vụ công tác nhận dạng hài cốt liệt sỹ… Bên cạnh đó, theo đánh giá chung ở một số ngành như: vật lý chất rắn, toán học, thực vật học, y học cộng đồng, môi trường và nghề nghiệp… là những ngành có số công trình công bố quốc tế nhiều nhất của Việt Nam.
Đặc biệt con người Việt Nam nói chung và đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ nói riêng được đánh giá là có tính cần cù, chăm học hỏi, sáng tạo… có khả năng tiếp thu và làm chủ các công nghệ mới hiện đại; bên cạnh đó nước ta lại có một chế độ chính trị - xã hội ổn định, có truyền thống dân tộc anh